Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

Các nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, mỗi loại nguồn lực đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế.

 

Dựa vào nguồn gốc

Dựa vào phạm vi lãnh thổ

Phân loại

- Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị và giao thông.

- Tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật, biển, khoáng sản.

- Kinh tế - xã hội: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học công nghệ, kĩ thuật, giá trị lịch sử văn hóa, chính sách và xu thế phát triển.

- Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,...

- Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế,... từ bên ngoài.

Vai trò

- Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế.

- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

- Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

- Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò:

+ Điện là nguồn năng lượng không thể thiếu trong xã hội hiện đại.

+ Cơ sở để tiến hành cơ khí hóa, tự động hoá trong sản xuất.

+ Điều kiện thiết yếu để đáp ứng nhiều nhu cầu trong đời sống xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Các nước có cơ cấu điện năng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ kĩ thuật, chính sách phát triển,…

+ Đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện.

+ Sản phẩm không lưu giữ được.

- Phân bố: Tập trung ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Ấn Độ, Ca-na-đa, Đức, Hàn Quốc,…) do nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và đời sống ở các nước này lớn.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
4 tháng 9 2019 lúc 14:59
Tính chất của phản xạ không điều kiện Tính chất của phản xạ có điều kiện
1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện. 1. Trả lời kích thích bất kỳ hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần).
2. Bẩm sinh. 2. Được hình thành trong đời sống (qua học tập, rèn luyện).
3. Bền vững. 3. Dễ mất khi không củng cố.
4. Có tính chất di truyền 4. Có tính chất cá thể, không di truyền.
5. Số lượng hạn chế 5. Số lượng không hạn định
6. Cung phản xạ đơn giản 6. Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ.
7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống 7. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ đại não.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 1 2017 lúc 8:55

- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. Do vậy, quá trình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ phải luôn luôn cân đối với trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước, cân đối với các ngành sản xuất vật chất.

- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ.

- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư.

- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ.

- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
17 tháng 1 2023 lúc 20:43

Sự phân hóa khí hậu của châu Mỹ:

- Phân hóa đa dạng

- Theo chiều bắc - nam, Bắc Mỹ có ba đới khí hậu là cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới

- Theo chiều đông - tây, đới khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới có các kiểu khí hậu khác nhau

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Vai trò của mỗi nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế:

* Các nguồn lực bên trong: vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của 1 lãnh thổ.

- Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, hợp tác cùng phát triển giữa các lãnh thổ.

Ví dụ: Việt Nam có vị trí nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, giáp biển => Thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

- Nguồn lực tự nhiên: yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa, dịch vụ giúp phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

Ví dụ: Hoa Kì là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (giàu tài nguyên khoáng sản, diện tích đồng bằng rộng lớn, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào,…) => Lợi thế để phát triển kinh tế.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội: đóng vai trò trực tiếp và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển KT-XH.

Ví dụ: Nhật Bản là quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhờ yếu tố con người.

* Các nguồn lực bên ngoài: Việc tận dụng, thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tri thức và sản phẩm khoa học – công nghệ, thị trường bên ngoài lãnh thổ,… sẽ tạo sức mạnh cho sự phát triển kinh tế.

Ví dụ: Để phát triển nền kinh tế nhanh chóng, Nhật Bản rất biết tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài (có chính sách tốt thu hút lao động chất lượng cao từ các nước khác, nhập khẩu lao động, mua bằng sáng chế,…).

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Ngoại lực

- Khái niệm: Là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.

- Nguyên nhân sinh ra: chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.

* Tác động của quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

- Quá trình phong hóa (3 quá trình):

+ Phong hóa vật lí: làm thay đổi kích thước của đá (không thay đổi về thành phần hóa học) do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.

Ví dụ: Ở hoang mạc, do sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ban ngày và ban đêm (Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ thấp) => Đá bị vỡ vụn tạo thành cát.

+ Phong hóa hóa học: làm biến đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khoáng do tác động của nước, các chất hòa tan trong nước.

Ví dụ: Các dạng địa hình karst trong động Phong Nha – Quảng Bình là kết quả của sự hòa tan đá vôi do nước.

+ Phong hóa sinh học: làm thay đổi cả về kích thước và thành phần hóa học của đá, do tác động của sinh vật.

Ví dụ: Rễ cây bám vào đá khiến cho các lớp đá bị rạn nứt, làm thay đổi thành phần hóa học của đá.

- Quá trình bóc mòn: làm dời chuyển các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,…

+ Xâm thực (do nước chảy)

Ví dụ: Các dòng chảy tạm thời ở miền núi khiến địa hình bị xâm thực.

+ Mài mòn (do sóng biển và băng hà)

Ví dụ: Sóng vỗ vào vách biển hình thành dạng địa hình hàm ếch.

+ Thổi mòn (do gió)

Ví dụ: Các nấm đá ở sa mạc hình thành do gió thổi.

- Quá trình vận chuyển và bồi tụ: vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác (vận chuyển), sau đó tích tụ tạo thành dạng địa hình mới (bồi tụ).

Ví dụ: Khi mưa, các vật liệu dạng hòa tan, lơ lửng (phù sa) từ miền núi theo dòng nước chảy xuống thấp bồi tụ cho các đồng bằng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Sự phân hóa thiên nhiên ở Bắc Mỹ:

– Đới lạnh:

+ Khí hậu cực và cận cực, lạnh giá nên nhiều nơi có lớp băng tuyết phủ dày trên diện tích rộng.

+ Phía nam ấm hơn, có mùa hạ ngắn. Thực vật chủ yếu là rêu, địa y, cỏ và cây bụi; động vật nghèo nàn, chỉ có một số loài chịu được lạnh tuần lộc, cáo Bắc cực,… và một số loài chim.

– Đới ôn hòa: Chiếm diện tích rộng và phân hóa đa dạng.

+ Phía bắc có khí hậu ôn đới, rừng lá kim phát triển.

+ Phía đông nam có khí hậu cận nhiệt ấm, ấm hơn, phát triển rừng hỗn hợp và rừng lá rộng với thành phần loài phong phú.

+ Khu vực sâu trong lục địa mưa ít, hình thành thảo nguyên.

+ Khu vực trên các cao nguyên của miền núi Coóc-đi-e, khí hậu khô hạn hình thành hoang mạc, bán hoang mạc.

+ Động vật trong đới ôn hòa đa dạng, phong phú về số loài và số lượng mỗi loài.

Bình luận (0)
tran linh
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
7 tháng 4 2022 lúc 20:19

* Trường hợp 1 ( mắc song song )

\(\Rightarrow U=U_1=U_2=3V\)

undefined

* Trường hợp 2 ( mắc nối tiếp )

\(\Rightarrow U=U_1+U_2=1,5+1,5=3V\)

undefined

Bình luận (0)