Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
GV Nguyễn Trần Thành Đạt
14 tháng 12 2022 lúc 10:31

Mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, vành đai núi lửa với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo

Các vành đai động đất, núi lửa nằm ờ nơi tiếp xúc của các màng kiến tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng (tách rời hoặc xô húc nhau):

- Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi ngầm kèm theo là hiện tượng động đất, núi lửa. Ví dụ: sự tách rời của mảng Bắc Mĩ – Á-Âu, mảng Nam Mĩ - Phi hình thành nên vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương.

- Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành nên các dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo núi lửa, kèm theo đó động đất, núi lửa cũng xảy ra. Ví dụ: sự xô húc của mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ với mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây châu Mĩ, theo đó là vành đai động đất và núi lửa…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Nội dung thuyết kiến tạo mảng

- Thuyết kiến tạo mảng ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết “Lục địa trôi” của nhà bác học người Đức A.Về-ghe-ne (Alfred Wegener).

- Dựa vào sự ăn khớp về hình thái bờ biển, địa chất và di tích hóa thạch ở bờ các lục địa, ông cho rằng đại Cổ sinh, trên Trái Đất chỉ có một lục địa thống nhất, sau đó bị tách thành nhiều bộ phận rồi trôi dạt tạo nên các lục địa và đại dương ngày nay.

- Theo thuyết kiến tạo mảng, vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cũng gọi là mảng kiến tạo.

* Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu - Á, châu Phi, Nam Cực, Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và Thái Bình Dương.

* Giải thích các mảng kiến tạo có thể di chuyển: Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti và dịch chuyển trên lớp này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man-ti trên. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau hoặc xô vào nhau.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 2 2018 lúc 12:35

- Lớp vỏ Trái Đất có 7 địa mảng chính

- Đó là các địa mảng: mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Á – Âu, mảng Phi, mảng Ấn Độ, mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Cực.

Bình luận (0)
Lê Anh Thư
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Diễm My
16 tháng 11 2016 lúc 20:07

Bài 10 : Cấu tạo bên trong trái đất

Bảng ở trang 22 lớp 6 (SGK) nè cj Trần Ngọc Định

Bài 10 : Cấu tạo bên trong trái đất

Hình 26 trang 32 lớp 6 (SGK)

Bài 10 : Cấu tạo bên trong trái đất

Hình 27 trang 33 lớp 6 (SGK)

Làm hộ mình nha mọi người^^

Bình luận (0)
Lê Anh Thư
16 tháng 11 2016 lúc 19:28

Giúp mình với, Bình Trần Thị, Nguyễn Trần Thành Đạt, Nguyễn Thị Mai, dung phan, Nguyễn Xuân Sáng, Silver bullet, Lê Nguyên Hạo, Nguyễn Huy Tú, Võ Đông Anh Tuấn, Trần Việt Linh, Nguyen Nghia Gia Bao, Huỳnh Thị Thanh Thúy, Nguyễn Đỗ Ngọc, Đỗ Hương Giang, Vy Truong,........ Giúp mình nha mọi người, mình hứa sẽ tick màkhocroi Giúp mình đi, mình xin đấy, huhuhuuuuuuuuuuuuu, đi mờ mọi người, hichic@!!!!!!!!!!!!Mọi người đâu hết rồi, mấy bạn giỏi Địa lí ơi!!!!!!!!!!!!!!!!huhuhu

Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
16 tháng 11 2016 lúc 19:51

nhưng k có hình sao lm đc

Bình luận (1)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 7 2019 lúc 15:08

Các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta :

      + Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

      + Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

      + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

Bình luận (0)
Nguyễn Tường Vi
Xem chi tiết
Cô Khánh Linh
31 tháng 12 2023 lúc 3:08

1. TĐ được cấu tạo bởi 7 mảng lớn: 

- Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.

- Âu - Á.

- Thái Bình Dương.

- Bắc Mỹ.

- Nam Mỹ.

- Nam Cực.

- Phi.

2. TĐ chuyển động quanh MT 

=> Có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía MT, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía MT.

=> Thời kì bán cầu nào ngả về phía MT => Được chiếu sáng nhiều hơn => Mùa nóng của bán cầu đó.

=> Thời kì bán cầu nào chếch xa phía MT => Được chiếu sáng ít hơn => Mùa lạnh của bán cầu đó.

Bình luận (0)
Cô Khánh Linh
31 tháng 12 2023 lúc 3:10

4. Trái Đất có dạng hình cầu, có bán kính xích đạo là 6 378km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2. Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ bảo vệ mình.

5.

- Nội sinh:

+ Là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất.

+ Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...

+ Tạo ra các dạng địa hình lớn.

- Ngoại sinh:

+ Là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

+ Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.

+ Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

Bình luận (0)
Cô Khánh Linh
31 tháng 12 2023 lúc 3:12

6. 

- Do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. Lực làm lệch hướng gọi là lực Cô-ri-ô-rít.

- Lực Cô-ri-ô-rít có tác động đến hướng di chuyển của dòng sông, dòng biển, gió.. trên Trái Đất.

7. 

- VN - khu vực giờ gốc chênh lệch nhau: 7 - 0 = 7 (múi) => Ở Việt Nam là: 11 + 7 = 18 (giờ).

- Hoa Kỳ - khu vực giờ gốc chênh lệch nhau: 5 - 0 = 5 (múi) => Ở Hoa Kỳ là: 11 + 5 = 16 (giờ).

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trương Hồng Hạnh
8 tháng 6 2017 lúc 20:45

Khi hai mảng kiến tạo dịch chuyển sẽ dẫn tới hiện tượng va chạm nhau, do đó mà hình thành nên các dãy núi uốn nếp và đứt gãy. Nếu hai mảng kiến tạo va chạm vào nhau (do di chuyển ngược chiều nhau) sẽ có mảng luồn xuống dưới và mảng kia chờm lên trên. Mảng chờm lên do lực cân bằng đẳng tĩnh nên được dáng cao và các đá bị uốn nếp, đứt gãy.

Bình luận (0)
Tuyết Nhi Melody
8 tháng 6 2017 lúc 20:47

Khi hai mảng kiến tạo dịch chuyển sẽ dẫn tới hiện tượng va chạm nhau, do đó mà hình thành nên các dãy núi uốn nếp và đứt gãy. Nếu hai mảng kiến tạo va chạm vào nhau (do di chuyển ngược chiều nhau) sẽ có mảng luồn xuống dưới và mảng kia chờm lên trên. Mảng chờm lên do lực cân bằng đẳng tĩnh nên được dáng cao và các đá bị uốn nếp, đứt gãy.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
8 tháng 6 2017 lúc 22:18

-Trong quá trình dịch chuyển các mảng có nhiều kiểu tiếp xúc và khi mà hai mảng xô vào nhau thì chỗ tiếp xúc của các mảng đất đá bị dồn ép lại nhô lên hình thành cá dãy núi uốn nếp.
-(Hoặc các vực sâu các đảo núi lửa kèm theo động đât núi lửa như sự xô vào của mảng Bắc Mĩ và Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây Châu Mĩ).

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Trên bề mặt Trái Đất có 4 đai áp cao (2 đai áp cao cực, 2 đai áp cao cận chí tuyến) và 3 đai áp thấp (2 đai áp thấp ôn đới và đai áp thấp Xích đạo).

=> Các đai khí áp phân bố xen kẽ, đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.

- Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất (2 nguyên nhân):

Nguyên nhân nhiệt lực:

+ Xích đạo có nhiệt độ quanh năm cao, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm => hình thành đai áp thấp.

+ Vùng cực Bắc và Nam luôn có nhiệt độ rất thấp, sức nép không khí tăng => tồn tại các đai áp cao.

Nguyên nhân động lực:

+ Đai áp cao cận chi tuyến hình thành do không khí thăng lên ở Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng.

+ Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 10 2019 lúc 17:11

Khi hai màng kiến tạo dịch chuyển sẽ dẫn tới hiện tượng va chạm nhau, do đó mà hình thành nên các nếp uốn và đứt gãy. Nếu hai mảng kiến tạo va chạm nhau (do di chuyển ngược chiều nhau) sẽ có một mảng luồn xuống dưới và mang kia chờm lên trên. Mảng chờm lên do lực cân bằng đẳng tĩnh nên được dầng cao và các đá bị uốn nếp, đứt gãy

Bình luận (0)