Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Khái niệm: Là những hoạt động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm phần lớn là vô hình nhằm thoả mãn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống của con người.

- Các nhóm ngành của dịch vụ: Dịch vụ kinh doanh, tiêu dùng và dịch vụ công.

- Vai trò: Dịch vụ giúp các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt, đạt hiệu quả cao và giảm rủi ro, thúc đẩy sự phân công lao động, góp phần tăng thu nhập quốc dân,…

- Đặc điểm: Sản phẩm dịch vụ phần lớn là phi vật chất. Quá trình sản xuất (cung cấp) dịch vụ và tiêu dùng (hưởng thụ) dịch vụ thường diễn ra đồng thời.

- Các nhân tố ảnh hưởng: Vị trí địa lí, nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế - xã hội.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Vai trò

- Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế, qua đó góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Công nghiệp cung cấp lượng hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.

- Công nghiệp góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, làm biến đổi không gian kinh tế và đóng vai trò hạt nhân phát triển vùng kinh tế.

* Đặc điểm

- Gắn liền với việc sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.

- Có mức độ tập trung hoá, chuyên môn hoá và hợp tác hoá rất cao.

- Đòi hỏi tiêu thụ nguyên liệu đầu vào lớn nên lượng phát thải ra môi trường nhiều.

- Có tính linh động cao về mặt phân bố theo không gian.

- Nền công nghiệp hiện đại gắn liền với tự động hoá, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.

* Nhân tố ảnh hưởng

- Vị trí địa lí ảnh hưởng tới việc phân bố các cơ sở sản xuất cũng như mức độ thuận lợi trong tiếp cận các nhân tố bên ngoài (vốn, công nghệ, thị trường,...).

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, quỹ đất, nguồn nước,...) ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định cơ cấu và phân bố sản xuất công nghiệp.

- Điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố mang tính chất quyết định.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò: Là hoạt động dịch vụ quan trọng, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; đồng thời phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

- Đặc điểm: Hoạt động thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu. Sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.

- Các nhân tố ảnh hưởng: vị trí địa lí, trình độ phát triển kinh tế, quy mô dân số, toàn cầu hóa, tiến bộ khoa học - công nghệ,…

- Ngành thương mại trên thế giới ngày càng phát triển và phân bố ngành rộng khắp nhưng khác nhau giữa các nước, khu vực trên thế giới.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Ngành công nghiệp có đặc điểm và những vai trò riêng biệt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.

- Cơ cấu ngành công nghiệp có nhiều cách phân loại khác nhau (công nghiệp nặng, nhẹ; công nghiệp chế biến, khai thác,…).

- Các nhân tố ảnh hưởng: vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 9 2023 lúc 0:03

- Cơ cấu ngành dịch vụ: dịch vụ kinh doanh; dịch vụ tiêu dùng; dịch vụ công.

- Các nhân tố ảnh hưởng: vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 11 2018 lúc 14:33

Sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ tùy thuộc vào các nhân tố sau:

- Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động

- Quy mô cơ cấu dân số, sự phân bố dân cư.

- Phong tục tập quán, truyền thống văn hóa

- Thu nhập thực tế, mức sống dân cư

- Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, …

- Sự phát triển của cơ sở hạ tầng

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 12 2017 lúc 17:11

- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. (0,25 điểm)

- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ. (0,25 điểm)

- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư. (0,25 điểm)

- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ. (0,25 điểm)

 

- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. (0,25 điểm)

Bình luận (0)
Relky Over
Xem chi tiết
Cô Khánh Linh
23 tháng 10 2023 lúc 15:45

Câu 1. Em tham khảo tài liệu sách giáo khoa Địa lí 9, bài 11, trang 40-41 hoặc khoá học Địa lí 9 trên web OLM nhé.

Câu 2. Đặc điểm nổi bật của cơ cấu dân số nước ta:

- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, có xu hướng biến đổi sang già hoá nhanh.

- Tỉ số giới tính có sự biến đổi nhanh chóng. Hiện nay, giới nam nhiều hơn giới nữ.

Câu 3. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều:

- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng và ven biển do điều kiện thuận lợi về tự nhiên, giàu tài nguyên, kinh tế phát triển.

- Dân cư thưa thớt ở trung du và miền núi.

Câu 4. Câu này phải có bảng số liệu mới vẽ, nhận xét và giải thích biểu đồ được nhé.

Câu 5. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện qua:

- Theo ngành kinh tế.

- Theo thành phần kinh tế.

- Theo lãnh thổ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Vai trò và đặc điểm ngành bưu chính viễn thông:

* Vai trò

- Hoạt động bưu chính: chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo,… Hoạt động viễn thông: truyền thông tin của xã hội được diễn ra thông suốt và liên tục.

- Cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Giúp quá trình quản lí, điều hành của Nhà nước thuận lợi; tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

* Đặc điểm

- Gồm hai ngành là bưu chính và viễn thông.

+ Ngành bưu chính: nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính. Sản phẩm của ngành là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,… từ nơi gửi đến nơi nhận.

+ Ngành viễn thông sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận.

- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận,...), dịch vụ viễn thông (thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi,...).

- Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.

Tình hình phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông:

- Bưu chính: ngày càng phát triển với nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới xuất hiện. Mạng lưới bưu cục và các dịch vụ bưu chính phát triển rộng khắp trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,… có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới

- Viễn thông: đang phát triển nhanh chóng dưới tác động của khoa học - công nghệ, trong đó nổi bật nhất là điện thoại và internet.

+ Điện thoại được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, chiếm ưu thế trong ngành viễn thông. Hiện nay, có hơn 5 tỉ người trên thế giới đang sử dụng điện thoại cá nhân. Các nước có số lượng thuê bao điện thoại nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Liên bang Nga,...

+ Internet tạo ra cuộc cách mạng vĩ đại trong ngành viễn thông thế giới. Sự phát triển của các công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI),...đã tạo ra thời kì vạn vật kết nối, làm thay đổi sâu sắc ngành viễn thông thế giới.

Bình luận (0)