Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò công nghiệp khai thác than:

+ Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim.

+ Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất để sản xuất ra chất dẻo, sợi nhân tạo, dược phẩm,…

- Đặc điểm của công nghiệp khai thác than: Than được phân thành nhiều loại tùy thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cac-bon và độ tro như: than đá, than nâu, than bùn,…

- Phân bố: Các mỏ than phân bố chủ yếu ở bán cầu Bắc. Những nước có trữ lượng lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ,...

- Than là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được. Quá trình sử dụng và khai thác làm cạn kiệt trữ lượng than và gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

=> Đẩy mạnh các nguồn năng lượng tái tạo thay thế than.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Tiêu chí

Ngành

Vai trò

Đặc điểm

Phân bố

Khai thác than

+ Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản.

+ Nhiên liệu trong các ngành công nghiệp nhiệt điện, luyện kim, công nghiệp hóa chất,…

+ Xuất hiện từ rất sớm.

+ Quá trình sử dụng than gây tác động xấu tới môi trường, đòi hỏi phải có các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế.

Các quốc gia có sản lượng than lớn là các quốc gia có nguồn tài nguyên này phong phú: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Liên bang Nga,…

Khai thác dầu khí

+ Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản.

+ Nguyên liệu để sản xuất nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm. 

+ Là mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia.

+ Việc khai thác phụ thuộc vào sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu.

+ Sản lượng và giá dầu khí có tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế thế giới.

 

+ Khai thác dầu khí ảnh hưởng lớn đến môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tập trung ở các quốc gia có tài nguyên dầu khí: Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,… (dầu mỏ); Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Ca-ta,…(khí tự nhiên).

Khai thác quặng kim loại

+ Gắn với quá trình công nghiệp hóa trên thế giới do kim loại được sử dụng để sản xuất máy móc, thiết bị, làm vật liệu xây dựng, giao thông vận tải,…

+ Kim loại được sử dụng nhiều ở thiết bị trong đời sống,…

+ Quặng kim loại được chia thành nhiều nhóm: kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, kim loại hiếm,…

+ Việc khai thác thiếu quy hoạch dẫn đến cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường.

+ Đòi hỏi phải có các vật liệu xây dựng và tái sử dụng.

Tập trung ở các nước có trữ lượng quặng kim loại nhiều hoặc 1 loại quặng kim loại có trữ lượng quặng lớn: sắt (Liên bang Nga, Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc,…), Bô-xít (Ô-xtrây-li-a, Ghi-nê, Xu-ri-nam,…), đồng (Chi-lê, Mê-hi-cô, Dăm-bi-a,…),...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:29

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:30

- Nhận xét về sự phát triển công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga: Nhìn chung, công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga phát triển vào loại hàng đầu thế giới.

+ Sản lượng dầu mỏ lớn, đạt 524,4 triệu tấn năm 2020, sản lượng khí tự nhiên đạt 658,5 tỉ m3 năm 2020. Cao điểm năm 2018 nước này đã khai thác 556 triệu tấn dầu và 725 tỷ tấn khí đốt, thu về ngân sách khoảng 9 nghìn tỷ rub (tương đương 137 tỷ USD).

+ Sản lượng khai thác dầu của Liên bang Nga chiếm khoảng 11,5% sản lượng khai thác dầu toàn cầu với giá trị xuất khẩu chiếm tới 13% tổng giá trị xuất khẩu dầu mỏ thế giới.

+ Sản lượng xuất khẩu dầu mỏ, khí tự nhiên của Liên bang Nga ngày càng tăng. Xuất khẩu dầu thô đạt 260 triệu tấn năm 2020, khí tự nhiên đạt 238,1 tỉ m3 năm 2020.

+ Năm 2021, sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ của Nga đạt 10,5 triệu thùng/ngày, chiếm 14% tổng nguồn cung của thế giới.

+ Năm 2021, ước tính xuất khẩu dầu thô của Nga đạt khoảng 4,7 triệu thùng/ngày dầu. Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Nga (1,6 triệu thùng/ngày) nhưng Nga cũng xuất khẩu một khối lượng đáng kể cho các khách hàng ở châu Âu (2,4 triệu thùng/ngày).

+ Nga là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ và có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới. Nga cũng là nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới. Năm 2021, quốc gia này sản xuất 762 tỷ mét khối khí tự nhiên và xuất khẩu khoảng 210 tỷ mét khối.

+ Vào cuối năm 2019, Nga đã khởi động một đường ống xuất khẩu khí đốt lớn về phía đông, đường ống Power of Siberia dài khoảng 3.000 km, với công suất 38 tỷ mét khối, có thể vận chuyển khí đốt sang Trung Quốc. Vào năm 2021, Gazprom đã xuất khẩu hơn 10 tỷ mét khối khí tự nhiên thông qua đường ống Power of Siberia-2, và sản lượng xuất khẩu dự kiến sẽ tăng dần lên 38 tỷ mét khối trong những năm tới. Nga đang tìm cách phát triển đường ống Power of Siberia-2, với công suất 50 tỷ mét khối/năm.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò:

+ Vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người.

+ Nguyên liệu không thể thay thế được của một số ngành công nghiệp

- Đặc điểm:

+ Quặng kim loại rất đa dạng.

+ Các nước tập trung chủ yếu vào khai thác quặng kim loại đen và kim loại màu.

+ Sự phân bố ngành công nghiệp khai thác quặng kim loại rất khác nhau: các nước khai thác quặng kim loại đen nhiều là những nước có trữ lượng lớn (Liên bang Nga, U-crai-na, Trung Quốc,...); khai thác quặng kim loại màu tập trung ở các nước đang phát triển: quặng đồng ở Chi-lê, Mê-hi-cô,..., quặng bô-xít ở Ghi-nê, Gia-mai-ca,...

- Tác động của khai thác quặng kim loại đến môi trường:

Việc khai thác quặng kim loại làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tác động đến nguồn nước mặt và nước ngầm

Trần Hương Giang
Xem chi tiết
lạc lạc
3 tháng 3 2022 lúc 15:53

 undefined

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
6 tháng 11 2023 lúc 20:59

Tham khảo
loading...

- Nhìn chung, ngành công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga vẫn luôn phát triển ổn định với sản lượng khai thác không ngừng tăng lên, chỉ riêng giai đoạn năm 2020 có sự sụt giảm do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

- Theo thống kê của Liên bang Nga, năm 2018 nước này đã khai thác 556 triệu tấn dầu và 725 tỷ tấn khí đốt, thu về ngân sách khoảng 9 nghìn tỷ rub (tương đương 137 tỷ USD). Sản lượng khai thác dầu của Liên bang Nga chiếm khoảng 11,5% sản lượng khai thác dầu toàn cầu với giá trị xuất khẩu chiếm tới 13% tổng giá trị xuất khẩu dầu mỏ thế giới. Không chỉ sở hữu những con số ấn tượng, vị thế và vai trò của Liên bang Nga trên thị trường năng lượng thế giới cũng không ngừng được khẳng định. Đến năm 2020 nước này đã khai thác 524,4 triệu tấn dầu và 557,6 tỉ m3 khí.

- Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường Liên bang Nga, trữ lượng dầu thô của Liên bang Nga khoảng 9,04 tỷ tấn trong khi trữ lượng khí đốt là khoảng 14,47 tỷ m3 (thống kê của Tập đoàn BP thậm chí còn cao hơn với trữ lượng dầu thô của Liên bang Nga là khoảng 14,5 tỷ và khí đốt là 35 tỷ m3). Bộ Năng lượng Liên bang Nga cho biết, với tốc độ khai thác như hiện nay thì lượng dầu thô của Nga sẽ đủ để khai thác trong vòng 30 năm và lượng khí đốt là trong vòng 100 năm.

- Mặc dù gặp khó khăn do lệnh cấm vận từ các nước phương Tây nhưng các tập đoàn năng lượng Nga đều cố gắng khắc phục khó khăn và đưa vào hoạt động một loạt các dự án trọng điểm như Sila Sibiri, Severnyi Potok 2, Tureskii Potok. Riêng dự án Yamal LNG mới đây nhất đã giúp Liên bang Nga vượt Mỹ để trở thành đối tác cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất cho Châu Âu.

- Nhờ không ngừng áp dụng các công nghệ khai thác hiện đại mà trong năm 2018 có đến 2 công ty của Liên bang Nga nằm trong danh sách các công ty có sản lượng khai thác dầu khí lớn nhất thế giới và doanh thu của các công ty dầu khí Liên bang Nga trong năm 2018 đạt gần 57,7 tỷ USD.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 8 2019 lúc 17:18

Đáp án C

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò:

+ Vai trò chủ đạo trong hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, góp phần làm cho nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức

+ Sự phát triển của công nghiệp điện tử tin học là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của các nước trên thế giới.

- Đặc điểm:

+ Không sử dụng diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước.

+ Đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, cơ sở hạ tầng phát triển, vốn đầu tư nhiều.

+ Sản phẩm của ngành rất phong phú và đa dạng: máy tính, thiết bị điện tử, điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông,...

- Giải thích sự phân bố:

Công nghiệp điện tử - tin học tập trung phần lớn ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Trung Quốc,.. Nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cũng đẩy mạnh sản xuất một số sản phẩm phục vụ nền kinh tế và xuất khẩu.

=> Các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa do có trình độ khoa học - kĩ thuật cao nên ngành điện tử - tin học tập trung phần lớn ở đó.

- Tác động đến môi trường:

Lượng rác thải điện tử tăng nhanh từ việc tiêu thụ ngày càng nhiều các mặt hàng điện tử đã tạo thêm gánh nặng cho môi trường trong việc xử lí rác thải chứa các tạp chất, hóa chất độc hại.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò: 

+ Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, động lực quan trọng của sản xuất cơ khí hóa, tự động hóa và tạo nền tảng cho mọi sự tiến bộ kĩ thuật trong công nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác.

+ Đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa, văn minh của con người.

+ Sản lượng điện bình quân đầu người là một trong những tiêu chí quan trọng để đo trình độ phát triển và văn minh của các nước.

- Đặc điểm:

+ Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử và các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn nhất.

+ Các nhà máy điện có yêu cầu khác nhau về vốn, thời gian xây dựng, lao động và giá thành.

+ Cơ cấu sản xuất điện năng ở các nước phụ thuộc vào nguồn sản xuất điện.

- Sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa vì: các nước có nền công nghiệp phát triển đòi hỏi phải sử dụng điện năng lớn để phục vụ sản xuất công nghiệp.