Nung KClO3 và KMnO4 thu được một lượng khí O2 ở(đktc).Hỏi cần khối lượng chất nào ít hơn
Nung a gam KClO3 và b gam KMnO4 thu được cùng một lượng O2. Tính tỉ lệ a/b
Câu 8. Lấy cùng một lượng KClO3 và KMnO4 để điều chế khí O2. Chất nào cho nhiều khí O2 hơn.
Bài 4. Nung nóng KMnO4 để điều chế 6,72 lít O2 (ở đktc).
a. Tính khối lượng thuốc tím cần dùng?
b. Cần dùng bao nhiêu gam KClO3 để điều chế cũng với một thể tích khí O2 trên?
c. Nếu cho lượng khí O2 trên tác dụng hết với Cu. Hỏi sau phản ứng thu được bao nhiêu gam đồng (II) oxit.
Bài 5. Cho 16 gam đồng (II) oxit phản ứng hết V lít khí hidro H2 (đktc) ở nhiệt độ thích hợp, sau phản ứng thu được Cu và H2O. Biết phản ứng xảy ra vừa đủ. a/ Tính giá trị V./ b/ Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng.
Bài 6. Cho11,6 gam oxit sắt từ Fe3O4 phản ứng hết V lít khí hidro H2 (đktc) ở nhiệt độ thích hợp, sau phản ứng thu được Fe và H2O. Biết phản ứng xảy ra vừa đủ. a/ Tính giá trị V. b/ Tính khối lượng Fe thu được sau phản ứng.
Bài 7. Người ta dùng H2 (dư) tác dụng hết với x gam Fe2O3 nung nóng thu được y gam Fe. Cho lượng sắt này tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Tính giá trị x và y.
Bài 8. Cho 3,6 gam magie phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit sunfuric loãng (H2SO4)
a.Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính thể tích hidro thu được ở đktc.
b. Cho lượng khí H2 thu được tác dụng hết với CuO. Hỏi sau phản ứng thu được bao nhiêu gam Cu?
Bài 9. Cho 3,6 gam magie trên vào dung dịch chứa 14,6 gam axit clohidric (HCl)a. Hỏi sau phản ứng chất nào còn dư, dư bao nhiêu gam?b. Tính thể tích H2 (đktc)?
Bài 4. 2\(KMnO_4\) ---> \(K_2MnO_4\) + \(MnO_2\) + \(O_2\) (Lập và cân bằng phương trình)
0,6 mol 0,3 mol 0,3 mol 0,3 mol
a. + Số mol của \(O_2\)
\(n_{O_2}\) = \(\dfrac{V}{22,4}\) = \(\dfrac{6,72}{22,4}\) = 0,3 (mol)
+ Khối lượng của \(KMnO_4\) (thuốc tím) cần dùng:
\(m_{KMnO_4}\) = n . M = 0,6 . 158 = 94,8 (g)
b. 2\(KClO_3\) ---> 2\(KCl\) + 3\(O_2\) (Lập và cân bằng phương trình)
0,2 mol 0,2 mol 0,3 mol
Số g \(KClO_3\) dùng để điều chế:
\(m_{KClO_3}\) = n . M = 0,2 . 122,5 = 24,5 (g)
c. 2Cu + \(O_2\) ---> 2\(CuO\) (Lập và cân bằng phương trình)
0,6 mol 0,3 mol 0,6 mol
Số g của CuO sau phản ứng thu được:
\(m_{CuO}\) = n . M = 0,6 . 80 = 48 (g)
________________________________________
Bài 4 trước nha bạn, có gì sai thì nhắn mình :))
Bài 5. CuO + \(H_2\) ---> Cu + \(H_2O\) (Lập và cân bằng phương trình)
0,2 mol 0,2 mol 0,2 mol 0,2 mol
a. + Số mol của CuO:
\(n_{CuO}\) = \(\dfrac{m}{M}\) = \(\dfrac{16}{80}\) = 0,2 (mol)
+ Thể tích của \(H_2\)
\(V_{H_2}\) = n . 22,4 = 0,2 . 22,4 = 4,48 (lít)
b. Khối lượng Cu sau phản ứng:
\(m_{Cu}\) = n . M = 0,2 . 64 = 12,8 (g)
______________________________
Bài 5 nha, sai thì nhắn mình :))
Bài 6. \(Fe_3O_4\) + 4\(H_2\) ---> 3Fe + 4\(H_2O\) (Lập và cân bằng phương trình)
0,05 mol 0,2 mol 0,15 mol 0,2 mol
a. + Số mol của \(Fe_3O_4\)
\(n_{Fe_3O_4}\) = \(\dfrac{m}{M}\) = \(\dfrac{11,6}{232}\) = 0,05 (mol)
+ Thể tích của \(H_2\)
\(V_{H_2}\) = n . 22,4 = 0,2 . 22,4 = 4,48 (lít)
b. Khối lượng của Fe thu được sau phản ứng:
\(m_{Fe}\) = n . M = 0,15 . 56 = 8,4 (g)
_________________________________________
Bài 6 này :))
Nung m gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 thu được chất rắn B và khí O2. Lúc đó KClO3 phân hủy hoàn toàn, còn KMnO4 phân hủy không hoàn toàn. Trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% khối lượng. Trộn lượng O2 thu được ở trên với không khí (có phần trăm thể tích: 20% O2; 80% N2) theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 1:3 tạo thành hỗn hợp khí C. Cho toàn bộ khí C vào bình chứa 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí D gồm 3 khí trong đó O2 chiếm 17,083% về thể tích. a) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất có trong A. b) Thêm 74,5 gam KCl vào chất rắn B được hỗn hợp E. Cho E vào dung dịch H2SO4 loãng dư, đun nóng nhẹ cho đến phản ứng hoàn toàn. Tính thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
a)
\(2KMnO_4\xrightarrow[]{t^o}K_2MnO_4+MnO_2+O_2\) (1)
\(2KClO_3\xrightarrow[]{t^o}2KCl+3O_2\) (2)
\(n_{KCl}=\dfrac{0,894}{74,5}=0,012\left(mol\right);m_B=\dfrac{0,894}{8,132\%}=11\left(g\right)\)
Gọi \(n_{O_2\left(sinh.ra\right)}=a\left(mol\right)\Rightarrow n_{kk}=3a\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{N_2}=3a.80\%=2,4a\left(mol\right)\\n_{O_2}=a+\left(3a-2,4a\right)=1,6a\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(n_C=\dfrac{0,528}{12}=0,044\left(mol\right)\)
\(C+O_2\xrightarrow[]{t^o}CO_2\) (3)
Vì hỗn hợp D gồm 3 khí và O2 chiếm 17,083%
\(\Rightarrow D:CO_2,O_{2\left(d\text{ư}\right)},N_2\)
BTNT C: \(n_{CO_2}=n_C=0,044\left(mol\right)\)
BTNT O: \(n_{O_2\left(d\text{ư}\right)}=n_{O_2\left(b\text{đ}\right)}-n_{CO_2}=1,6a-0,044\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\%V_{O_2}=\%n_{O_2}=\dfrac{1,6a-0,044}{1,6a-0,044+0,044+2,4a}.100\%=17,083\%\)
\(\Leftrightarrow a=0,048\left(mol\right)\left(TM\right)\)
ĐLBTKL: \(m_A=m_B+m_{O_2}=11+0,048.32=12,536\left(g\right)\)
Theo PT (2): \(n_{KClO_3}=n_{KCl}=0,012\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%m_{KClO_3}=\dfrac{0,012.122,5}{12,536}.100\%=11,63\%\\\%m_{KMnO_4}=100\%-11,63\%=88,37\%\end{matrix}\right.\)
b) Theo PT (2): \(n_{O_2}=\dfrac{1}{2}n_{KMnO_4\left(p\text{ư}\right)}+\dfrac{3}{2}n_{KClO_3}\)
\(\Rightarrow n_{KMnO_4\left(p\text{ư}\right)}=2.\left(0,048-\dfrac{3}{2}.0,012\right)=0,06\left(mol\right)\)
\(n_{KMnO_4\left(b\text{đ}\right)}=\dfrac{12,536-0,012.122,5}{158}=0,07\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{KMnO_4\left(d\text{ư}\right)}=0,07-0,06=0,01\left(mol\right)\)
\(n_{KCl}=\dfrac{74,5}{74,5}+0,012=1,012\left(mol\right)\)
Theo PT (1): \(n_{K_2MnO_4}=n_{MnO_2}=\dfrac{1}{2}.n_{KMnO_4\left(p\text{ư}\right)}=0,03\left(mol\right)\)
PTHH:
\(2KMnO_4+10KCl+8H_2SO_4\rightarrow6K_2SO_4+2MnSO_4+5Cl_2+8H_2O\) (4)
\(K_2MnO_4+4KCl+4H_2SO_4\rightarrow3K_2SO_4+MnSO_4+2Cl_2+4H_2O\) (5)
\(MnO_2+2KCl+2H_2SO_4\rightarrow MnSO_4+K_2SO_4+Cl_2+2H_2O\) (6)
\(2KCl+H_2SO_4\xrightarrow[]{t^o}K_2SO_4+2HCl\) (7)
Theo PT (4), (5), (6): \(n_{KCl\left(p\text{ư}\right)}=5n_{KMnO_4\left(d\text{ư}\right)}+4n_{K_2MnO_4}+2n_{MnO_2}=0,23\left(mol\right)< 1,012\left(mol\right)=n_{KCl\left(b\text{đ}\right)}\)
`=> KCl` dư
Theo PT (4), (5), (6): \(n_{Cl_2}=\dfrac{1}{2}.n_{KCl\left(p\text{ư}\right)}=0,115\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{kh\text{í}}=V_{Cl_2}=0,115.22,4=2,576\left(l\right)\)
một hỗn hợp x gồm KClO3 và KMnO4 được chia thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 nung nóng một thời gian thu được 2,24 lít khí O2 ở đktc và chất rắn Y, trong Y có %O = 34,5%. Phần 2 đem nhiệt phân hoàn toàn thì thu được 29,1 gam chất rắn. Tính % khối lượng các chất trong X
Gọi số mol KClO3, KMnO4 trong mỗi phần là a, b (mol)
Phần 1:
\(n_{O_2}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)
mY = 122,5a + 158b - 0,1.32 = 122,5a + 158b - 3,2 (g)
Bảo toàn O: \(n_{O\left(Y\right)}=3a+4b-0,2\left(mol\right)\)
\(\%O=\dfrac{16\left(3a+4b-0,2\right)}{122,5a+158b-3,2}.100\%=34,5\%\)
=> 5,7375a + 9,49b = 2,096 (1)
Phần 2:
PTHH: 2KClO3 --to--> 2KCl + 3O2
a----------->a
2KMnO4 --to--> K2MnO4 + MnO2 + O2
b------------>0,5b------>0,5b
=> 74,5a + 142b = 29,1 (2)
(1)(2) => a = 0,2 (mol); b = 0,1 (mol)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}\%m_{KClO_3}=\dfrac{0,2.122,5}{0,2.122,5+0,1.158}.100\%=60,8\%\\\%m_{KMnO_4}=\dfrac{0,1.158}{0,2.122,5+0,1.158}.100\%=39,2\%\end{matrix}\right.\)
nung m gam hỗn hợp x gồm kclo3 và kmno4 thu được chất rắn y và o2 .Biết kclo3 phân hủy hoàn toàn , còn kmno4 chỉ bị phân hủy 1 phần trong y có 1,49 g kcl chiếm 13,893% theo khối lượng trộn lượng o2 ở trên với không khí theo tỉ lệ Vo2 : Vkhông khí = 1:4 trong một bình kín ta thu đc hỗn hợp khí z .cho vào bình 0,528g cacbon rồi đốt cháy hết cacbon , phản ứng hoàn toàn , thu được hỗn hợp khí t gồm 3 khí o2 , n2 , co2 ,trong đó co2 chiếm 225 về thể tích .tính giá trị mnung m gam hỗn hợp x gồm kclo3 và kmno4 thu được chất rắn y và o2 .Biết kclo3 phân hủy hoàn toàn , còn kmno4 chỉ bị phân hủy 1 phần trong y có 1,49 g kcl chiếm 13,893% theo khối lượng trộn lượng o2 ở trên với không khí theo tỉ lệ Vo2 : Vkhông khí = 1:4 trong một bình kín ta thu đc hỗn hợp khí z .cho vào bình 0,528g cacbon rồi đốt cháy hết cacbon , phản ứng hoàn toàn , thu được hỗn hợp khí t gồm 3 khí o2 , n2 , co2 ,trong đó co2 chiếm 225 về thể tích .tính giá trị m
PTHH : \(2KClO_3\rightarrow t^0\rightarrow2KCl+3O_2\uparrow\)
Số mol KClO3 tham gia phản ứng : \(n_{KClO_3}=\frac{m_{KClO_3}}{M_{KClO_3}}=\frac{12,25}{122,5}=0,1\left(mol\right)\)
1. Theo PTHH : Cứ 2 mol KClO3 tham gia phản ứng thì tạo thành 3 mol O2
=> Cứ 0,1 mol KClO3 tham gia phản ứng thì tạo thành 0,15 mol O2
=> Thể tích khí O2 thu được ở đktc là : \(V_{O_2}=n_{O_2}\times22,4=0,15\times22,4=3,36\left(l\right)\)
2. Số mol O2 tạo thành sau phản ứng : \(n_{O_2}=\frac{m_{O_2}}{M_{O_2}}=\frac{48}{32}=1,5\left(mol\right)\)
Theo PTHH : Cứ 3 mol O2 tạo thành sau phản ứng thì có 2 mol KClO3 tham gia phản ứng
=> Cứ 1,5 mol O2 tạo thành sau phản ứng thì có 1 mol KClO3 tham gia phản ứng
=> Khối lượng KClO3 cần nhiệt phân : \(m_{KClO_3}=n_{KClO_3}\times M_{KClO_3}=1\cdot126,9=126,9\left(g\right)\)
3. Số mol O2 thu được sau phản ứng ở đktc : \(n_{O_2}=\frac{V_{O_2}}{22,4}=\frac{2,8}{22,4}=0,125\left(mol\right)\)
Theo PTHH : Cứ 3 mol O2 tạo thành sau phản ứng thì có 2 mol KClO3 tham gia phản ứng
=> Cứ 0.125 mol O2 tạo thành sau phản ứng thì có 1/12 mol KClO3 tham gia phản ứng
=> Khối lượng KClO3 cần nhiệt phân : \(m_{KClO_3}=n_{KClO_3}\times M_{KClO_3}=\frac{1}{12}\cdot126,9=10.575\left(g\right)\)
Quỳnh•Sinestrea⁰⁷ : đừng làm hóa nữa, làm toàn nhầm thôi đấy
1. PTHH : \(2KClO_3-t^o->2KCl+3O_2\)
. \(n_{KClO_3}=\frac{12,25}{122,5}=0,1\left(mol\right)\)
Theo pthh : \(n_{O_2}=\frac{3}{2}n_{KClO_3}=0,15\left(mol\right)\)
=> \(V_{O_2}=0,15\cdot22,4=3,36\left(l\right)\)
2. PTHH : \(2KClO_3-t^o->2KCl+3O_2\)
\(n_{O_2}=\frac{48}{32}=1,5\left(mol\right)\)
Theo pthh : \(n_{KClO_3}=\frac{2}{3}n_{O_2}=1\left(mol\right)\)
=> \(m_{KClO_3}=1\cdot122,5=122,5\left(g\right)\)
3. PTHH : \(2KMnO_4-t^o->K_2MnO_4+MnO_2+2O_2\)
\(n_{O_2}=\frac{2,8}{22,4}=0,125\left(mol\right)\)
Theo pthh : \(n_{KMnO_4}=n_{O_2}=0,125\left(mol\right)\)
=> \(m_{KMnO_4}=0,125\cdot158=19,75\left(g\right)\)
Bài 15: Để điều chế khí oxi, người ta nung KClO3 . Sau một thời gian nung ta thu được 168,2 gam chất rắn và 53,76 lít khí O2(đktc).
a. Viết PTHH xảy ra khi nung KClO3.
b. Tính khối lượng KClO3 ban đầu đã đem nung.
c. Tính % khối lượng mol KClO3 đã bị nhiệt phân.
a, PTHH: 2KClO3 --to--> 2KCl + 3O2
b, \(n_{O_2}=\dfrac{53,76}{22,4}=2,4\left(mol\right)\\ n_{O_2}=2,4.32=76,8\left(g\right)\)
Bảo toàn khối lượng: \(m_{KClO_3}=76,8+168,2=245\left(g\right)\)
c, Theo pthh: \(n_{KClO_3\left(pư\right)}=\dfrac{2}{3}n_{O_2}=\dfrac{2}{3}.2,4=1,6\left(mol\right)\\ \Rightarrow\%m_{KClO_3\left(phân.huỷ\right)}=\dfrac{1,6.122,5}{245}=80\%\)
Trong phòng thí nghiệm có 2 chất KMnO4 và KClO3 là nguyên liệu để điều chế khí O2. Để điều chế được 3,36 lit khí O2(đktc) thì dùng chất nào sẽ cần khối lượng nhỏ nhất
\(n_{O_2}=\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)
PTHH: 2KMnO4 --to--> K2MnO4 + MnO2 + O2
0,3<------------------------------0,15
2KClO3 --to--> 2KCl + 3O2
0,1<-----------------0,15
=> \(\left\{{}\begin{matrix}m_{KMnO_4}=0,3.158=47,4\left(g\right)\\m_{KClO_3}=0,1.122,5=12,25\left(g\right)\end{matrix}\right.\)
=> Dùng KClO3 sẽ cần khối lượng nhỏ hơn
Nung m (gam) hỗn hợp A gồm KMnO4và KClO3 thu được chất rắn B và khí O2. Lúc đó KClO3 phân hủy hoàn toàn, còn KMnO4 phân hủy không hoàn toàn. Trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% khối lượng. Trộn O2 thu được ở trên với không khí (Có phần trăm thể tích 20% O2; 80% N2) theo tỷ lệ thể tích tương ứng là 1:3 tạo thành hỗn hợp khí C.Cho toàn bộ khí C vào bình chứa 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp D gồm 3 khí (Trong đó O2 chiếm 17,083% về thể tích).
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất có trong A.
b)Thêm 74,5 gam KCl vào chất rắn B được hỗn hợp E. Cho hỗn hợp E vào dung dịch H2SO4 loãng dư,đun nóng nhẹ cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Tính thể tích khí thoát ra (đo đktc).
Câu 8. Đặt 2 cốc A, B có cùng khối lượng lên 2 đĩa cân thăng bằng. Chovào cốc A 102 gam chất rắn AgNO3; cốc B gam chất rắn K2CO3.
a) Thêm 100 gam dung dịch HCl 29,2% vào cốc A; 100 gam dung dịch H2SO4 24,5% vào cốc B cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A (hay cốc B) để trở lại thăng bằng?
b) Sau khi cân đã thăng bằng, lấy ½ lượng dung dịch trong cốc A cho vào cốc B. Sau phản ứng, phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A để cân trở lại thăng bằng?