Quan sát hình 3.9 và chỉ ra sự khác biệt về hình thái quả của các giống dưa thơm.
Quan sát Hình 21.5, nhận xét sự khác biệt về hình thái của con non qua mỗi lần lột xác kế tiếp nhau.
Tham khảo:
Sự khác biệt về hình thái của con non qua mỗi lần lột xác kế tiếp nhau: Sự khác biệt về hình thái của con non giữa các lần lột xác kế tiếp nhau là rất nhỏ. Tuy nhiên, sau mỗi lần lột xác, con non dần hoàn thiện về cấu tạo và cuối cùng phát triển thành con trưởng thành.
Hãy viết các lệnh ở mỗi cột và quan sát những thay đổi trên màn hình sau mỗi câu lệnh. Phát biểu những điều quan sát được. Chỉ ra sự khác biệt giữa các lệnh CS và HT.
a) Kết quả: lệnh CS đưa rùa về vị trí xuất phát và xoá toàn bộ sân chơi.
b) Kết quả: lệnh HT làm rùa ẩn mình
- Quan sát hình 17-2, cho biết có những loại mạch máu nào?
- So sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa các loại mạch máu. Giải thích sự khác nhau đó.
- Có 3 loại máu là động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
- Sự khác biệt giữa các loại mạch máu:
Các loại mạch máu | Sự khác biệt về cấu tạo | Giải thích |
Động mạch | - Thành có 3 lớp với mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch. -Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch |
Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn. |
Tĩnh mạch | - Thành có 3 lớp nhưng lớp có mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch. -Lòng rộng hơn của động mạch. - Có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực. |
Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ. |
Mao mạch | - Nhỏ và phân nhánh nhiều. - Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì. - Lòng hẹp |
Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho trao đổi chất với các tế bào. |
Quan sát hình 31.1 và 31.2:
a) Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình.
b) Nhận xét về hình thái cơ thể của con non giống hay khác so với cơ thể mẹ sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng ở mỗi loài động vật đó.
a) Mô tả vòng đời của một số sinh vật:
- Vòng đời của chó: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong tử cung của con chó mẹ → Con non được sinh ra → Con non sinh trưởng, phát triển về thể chất (tăng cân nặng,…) → Con trưởng thành có khả năng sin sản → Con trưởng thành thụ thai và sinh ra con non.
- Vòng đời của gà: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Gà con chui ra khỏi trứng → Gà con sinh trưởng phát triển về thể chất → Gà trưởng thành có khả năng sinh sản → Gà mái thụ thai và đẻ trứng.
- Vòng đời của ếch : Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Phát triển thành nòng nọc → Từ nòng nọc chưa chân thành nòng nọc có chân → Ếch con (có đuôi) → Ếch trưởng thành (mất đuôi) → Ếch cái thụ thai và đẻ trứng.
- Vòng đời của muỗi: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Ấu trùng sống trong nước → Phát triển thành hình thái mới là bọ gây sống trong nước → Phát triển thành con muỗi trưởng thành sống trên cạn → Muỗi cái đẻ trứng.
b) Nhận xét về hình thái cơ thể của con non so với cơ thể mẹ:
- Ở chó và gà thì hình thái cơ thể của con non giống với con mẹ sau khi sinh ra.
- Ở ếch và muỗi thì hình thái cơ thể của con non khác hoàn toàn với con mẹ sau khi nở ra từ trứng.
Quan sát Hình 37.5 thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nhận xét về hình thái của muỗi và bướm ở các giai đoạn khác nhau vòng đời.
2. Theo em, diệt muỗi ở giai đoạn nào cho hiệu quả nhất? Vì sao? Hãy đề xuất các biện pháp diệt muỗi và ngăn chặn sự phát triển của muỗi.
3. Hãy đề xuất các biện pháp diệt bướm để bảo vệ mùa màng.
1. Hình thái của muỗi và bướm ở các giai đoạn khác nhau trong vòng đời là khác nhau. Mỗi một giai đoạn phát triển có hình thái khác nhau và khác hoàn toàn con trưởng thành.
2. – Tiêu diệt muỗi vào giai đoạn ấu trùng là hiệu quả nhất. Vì giai đoạn này là giai đoạn chúng sống phụ thuộc vào nước → dễ tác động nhất.– Các biện pháp diệt muỗi và ngăn chặn sự phát triển của muỗi:
+ Loại bỏ các vũng nước đọng, không cho muỗi đẻ trứng.
+ Nuôi cá hoặc lươn nhỏ trong bể nước để tiêu diệt bọ gậy.
+ Sử dụng hóa chất an toàn để tiêu diệt muỗi.
+ Dùng máy bắt muỗi.
+ …
3. Các biện pháp diệt bướm để bảo vệ mùa màng:
– Tiêu diệt bướm ở giai đoạn sâu non.
– Sử dụng bẫy đèn để bắt diệt bướm.
Quan sát hình 28.1, 28.2 và trả lời câu hỏi: Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa cơ thể nấm độc và các loại nấm khác.
Điểm khác biệt của nấm độc so với các nấm khác là:
+ Nấm độc có màu sắc sặc sỡ hơn
+ Nấm độc có bao gốc nầm và vòng cuống nấm rõ ràng
Quan sát Hình 34.1, em hãy nhận xét sự thay đổi về kích thước, hình thái và các cơ quan của cây hoa hướng dương.
→ Nhận xét sự thay đổi về kích thước, hình thái và các cơ quan của cây hoa hướng dương:
- Về kích thước của cây: tăng dần.
- Về hình thái và các cơ quan của cây: có sự phát sinh hình thái các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, hạt của cây theo từng giai đoạn.
tham khảo
Cây càng trường thành hệ rễ, lá, thân cây càng phát triển về cấu trúc và kích thước. Đến thời điểm thích hợp cơ quan sinh sản của cây (Hoa) sẽ được tạo ra giúp cây duy trì nòi giống.
Quan sát ampe kế và vôn kế trong hình 1.6:
1. Chỉ ra các đặc điểm đặc trưng của ampe kế và vôn kế.
2. Chỉ ra sự khác nhau của 2 dụng cụ này.
Tham khảo:
1. Các điểm đặc trưng của ampe kế và vôn kế.
- Các điểm đặc trưng của ampe kế:
+ Trên màn hình của ampe kế có chữ A hoặc mA.
+ Có các chốt được ghi dấu (+) với chốt dương và dấu (–) với chốt âm.
+ Có nút điều chỉnh kim để có thể đưa ampe kế về chỉ số 0.
- Các điểm đặc trưng của vôn kế:
+ Trên màn hình của ampe kế có chữ V hoặc mV.
+ Có các chốt được ghi dấu (+) với chốt dương và dấu (–) với chốt âm.
+ Có nút điều chỉnh kim để có thể đưa vôn kế về chỉ số 0.
Quan sát hình 1.1, dự đoán hình nào mô tả hiện tượng chất bị biến đổi thành chất khác, hình nào chỉ mô tả sự thay đổi về tính chất vật lí (trạng thái, kích thước, hình dạng, ….)?
a, Sự thay đổi về tính chất vật lí => Mảnh giấy bị xé thành nhiều mảnh nhỏ và vụn
b, Sự thay đổi về tính chất hoá học => Nước trở nên ngọt hơn nhờ có đường
c, Sự thay đổi về tính chất vật lí => Đinh sắt sau khi uốn có hình dạng cong hơn ban đầu
d, Hiện tượng chất biến đổi thành chất khác => Mẩu giấy vụn cháy thành tro
e, Hiện tượng chất biến đổi vật lí => Đường đun nóng sẽ từ các tinh thể rắn sang dạng lỏng, sôi.
g, Hiện tượng biến đổi chất thành chất khác => Đinh sắt bị môi trường làm gỉ (sự oxi hoá sắt thành oxit sắt)
Quan sát các hình 36.2và 36.3, giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100oT của Hoa Kì?
Khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100oT của Hoa Kì có sự khác biết là vì:
- Phía tây kinh tuyến 100oT là hệ thông Coóc-đi-e cao, đồ sộ, có các dãy núi chạy theo hướng bắc - nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây - đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa.
- Phía đông kinh tuyến 100oT là miền đồng bằng trung tâm , dãy núi già A – pa – lát và đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh ở phía Bắc và không khí nóng pử phía nam dễ dàng xâm nhập vào nội địa
Khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100oT của Hoa Kì có sự khác biết là vì:
- Phía tây kinh tuyến 100oT là hệ thông Coóc-đi-e cao, đồ sộ, có các dãy núi chạy theo hướng bắc - nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây - đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa.
- Phía đông kinh tuyến 100oT là miền đồng bằng trung tâm , dãy núi già A – pa – lát và đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh ở phía Bắc và không khí nóng pử phía nam dễ dàng xâm nhập vào nội địa