vấn đề nghị luận: nếu tôi là hiệu trưởng
đừng chép mạng nha! mik đang cần gấp lắm.
Giúp mik vs: viết bài văn nghị luận về vấn đề facebook nên sử dụng như thế nào cho hiệu quả * ko chép mạng nha*
rồi giờ mn ngồi làm xong gửi cho bn xong bn chép thì cx là chép mạng đó còn gì
bạn tham khảo để lấy ý làm bài nha
Chúng ta đang sống trong thời kì phát triển của mạng internet và rất nhiều ứng dụng đã ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu giải trí của con người, nếu như trong những năm trước con người coi trọng việc ăn việc mặc là nhu cầu đáng quan tâm thì ngày nay việc ăn mặc đủ đầy con người chuyển sang nhu cầu được giải trí là ưu tiên. Một số nhà sáng lập đã hiểu được vấn đề này nên đã có những ứng dụng lần lượt ra đời như: Zing, youtube, facebook, zalo,tiktok. rất rất nhiều.
Ở bài viết này chúng ta đi đến một ứng dụng rất phổ biến mà ai ai cũng dùng đó là facebook. Nếu như lúc trước Facebook chỉ dành cho những người đâu tầm 16, 17 tuổi trở lên thì ngày nay thật buồn biết bao, những đứa trẻ nhỏ xíu, những đứa bé thậm chí mới chớm lớp 1 đã sử dụng mạng xã hội rầm rộ và xem như một trào lưu để khoe mẽ với bạn bè cùng trang lứa.
Facebook là mạng xã hội được ra đời năm 2004 từ Mỹ, và mạng xã hội mang tính giải trí hấp dẫn, là nơi giao lưu, chia sẻ của bạn bè, người thân, là công cụ tiện ích để chia sẻ những thông tin, thông điệp đến khắp mọi người trên thế giới. Và sự ra đời của facebook đã kịp thời đáp ứng nhu cầu kết nối, chia sẻ thông tin từ riêng tư cá nhân thành công khai, chỉ cần có một tài khoản facebook người dùng có thể đưa lên bất cứ nội dung thông tin mà người khác có thể vào like và bình luận.
Facebook ngày càng phổ biến với những tiện ích nhất định nên lượng người sử dụng gia tăng rất nhanh và cao. Theo như thống kê, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng facebook nhiều nhất, và thời gian đăng nhập sử dụng lâu nhất đứng hàng đầu thế giới. Giới trẻ là độ tuổi sử dụng facebook nhiều nhất và nhiều bạn trẻ không thể rời xa facebook một chút nào.
Đầu tiên, ta đến với những lợi ích mà facebook mang lại. Dễ dàng kết nối, giao lưu với bạn bè, người thân trong và ngoài nước. Giao lưu, kết nối bạn bè và người thân khắp mọi miền trên Tổ quốc là nguyện vọng, nhu cầu thiết yếu của con người trong xã hội. Giờ đây, Facebook gần như đã xóa mờ khoảng cách không gian giữa miền Nam và miền Bắc, giữa Việt Nam và các nước láng giềng, giữa Châu Á và các châu lục khác trên thế giới. Facebook có các chức năng vô cùng thuận tiện như: nhắn tin, nghe gọi video, chia sẻ cảm xúc và thoải mái bình luận về bài viết của người khác Các bạn sẽ không phải chờ những bức thư tay đến cả tuần, cả tháng mà vẫn chẳng thấy, cũng chẳng cần phải tốn tiền gọi điện nấu cháo điện thoại với bạn bè, vì Facebook có chức năng nghe gọi miễn phí, tạo điều kiện lý tưởng để mọi người xích lại gần nhau hơn.
Cập nhập thông tin nhanh chóng. Một trong những sức hút mãnh liệt của Facebook đó chính là khả năng cập nhật thông tin nhanh như vũ bão. Sẽ chẳng cần mất tiền đi mua báo giấy, cũng chẳng mất thời gian ngồi chờ xem thời sự, bạn chỉ cần lấy điện thoại ra và vào Facebook là tất cả những tin tức nóng hổi, những sự kiện mới nhất trong và ngoài nước sẽ hiện lên ở những dòng đầu tiên của Facebook. Có Facebook rồi, bạn sẽ trở thành một người nắm bắt thông tin xã hội vô cùng nhanh chóng, và theo xu hướng phát triển của xã hội, và bạn sẽ không bị gọi là người tối cổ theo cách nói giới trẻ hiện nay.
Là một công cụ giải trí hữu ích. Không chỉ là nơi kết nối bạn bè và cập nhật thông tin, Facebook còn là một kênh giải trí hữu ích sau mỗi giờ làm việc căng thẳng đầy mệt mỏi. Hằng ngày, Facebook xuất hiện hàng trăm những video hài hước của các nước trên thế giới, hàng ngàn những bức ảnh vui nhộn đầy sáng tạo của các bạn trẻ và hàng nghìn những đoạn phim cắt ra từ những tác phẩm điện ảnh kinh điển để giúp các bạn giải trí, quên đi những muộn phiền trong cuộc sống. Không những thế, Facebook còn sở hữu một kho trò chơi khổng lồ đầy hấp dẫn được cập nhật thường xuyên, bạn có thể tha hồ lựa chọn và chơi thỏa thích mà không hề thấy chán.
Là nơi kinh doanh, mua bán lí tưởng. Facebook phát triển không ngừng, ngày càng nhiều người sử dụng Facebook, đây chính là nơi lý tưởng để những người thích kinh doanh có thể rao bán những mặt hàng của mình. Hiện nay trên mạng xã hội Facebook, có rất nhiều người kinh doanh online và thành công, có cuộc sống dư dả nhờ công việc kinh doanh đó. Không chỉ là người bán hàng, người mua hàng cũng sẽ rất thuận tiện khi chỉ cần ngồi nhà, chọn một mặt hàng trên Facebook và đợi người ta chuyển hàng đến chứ không cần phải mất công đi lựa chọn ở những cửa hàng xa xôi.
Là một phương tiện giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn. Mở Facebook ra, ta có thể thấy những thước phim cảm động đầy giá trị nhân sinh, những câu chuyện cảm động về tình người và cả những hình ảnh khơi gợi lên những cảm xúc tốt đẹp nhất về tình yêu, tình thương với căm ghét, lòng căm phẫn với cái xấu xa bạo ngược tất cả có tác dụng to lớn trong việc hình thành nhân cách và tu dưỡng đạo đức của con người.
Cái gì cũng có mặt trái của nó. Facebook cũng có nhiều tác hại điển hình như một số tác hại. Trước hết, người nghiện Facebook đang tiêu tốn một phần lớn thời gian của mình vào việc online Facebook khiến họ có thể ăn facebook, ngủ facebook, mở mắt ra là facebook. Với học sinh, sinh viên việc quá nghiện Facebook sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình học tập. Thời gian đâu để học nữa khi mà những tin tức, những status của bạn bè còn đang mời gọi hấp dẫn? Còn đâu để học nữa khi mà online chát chít Facebook thì không chán nhưng cứ đụng vào sách vở là hai mắt díu lại? Học tập đi xuống, bị bạn bè chê cười, bị thầy cô, cha mẹ khiển trách, các bạn lại càng dễ nản chí và càng sa đà vào Facebook. Những người ấy dần quên đi cuộc sống thực tại, quên đi những hoài bão ước mơ quên đi sự mong đợi của mọi người kỳ vọng vào bản thân mình thử hỏi xem rồi những bạn này tương lai sẽ ra sao?
Không chỉ thế,việc nghiện Facebook còn khiến cho cuộc sống của người dùng bị đảo lộn. Các hoạt động vui chơi ngoại khóa như tham gia vào các câu lạc bộ, chơi thể thao, đi du lịch cùng bạn bè bị thay thế hoàn toàn bởi hoạt động lướt Facebook. Dần dần, họ bị đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi thực tại. Người nghiện có thể dễ dàng kết bạn, nói chuyện với người lạ trên Facebook, chúc mừng sinh nhật ai đó khi Facebook thông báo nhưng lại khó mở lời ra với mọi người xung quanh. Dẫn đến tình trạng các kỹ năng giao tiếp,ứng xử bị mất đi và vô tình họ đang bỏ qua những mối quan hệ thực tế, những tình cảm thực mà mọi người dành cho mình. Không chỉ vậy, khi truy cập Facebook, có quá nhiều thông tin nhưng chưa có sự chọn lọc. Vì thế ta có thể dễ dàng tiếp cận với các thông tin xấu, học tập theo những thói hư tật xấu và trở thành những anh hùng bàn phím luôn luôn phán xét, áp đặt mọi người trong khi chưa thực sự tìm hiểu kỹ lưỡng.
Và đâu đó, người nghiện Facebook còn tạo ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mình về thể chất lẫn tinh thần, đó là lí giải tại sao lớp trẻ ngày nay bệnh về mắt chiếm đại đa số, ngoài ra căn bệnh về tâm lý cũng khá phổ biến.
Thế nên mọi người đừng chỉ tập trung vào vào những mặt xấu mà quên đi mặt tốt của nó. Facebook mang đến cho ta bao lợi ích có thể tận dụng để học tập.
Hãy là một người sử dụng facebook thông minh và có hiệu quả: Hãy sử dụng Facebook vào những dịp cần thiết, đừng lạm dụng Facebook, đừng quá sa đà vào các trò chơi, đừng viết những lời trách móc hay xả giận trên xì-ta-tút, dừng liên lạc hay cố tỏ ra nổi tiếng với những người mà bạn hầu như không quen biết.
Hãy buông bỏ điện thoại xuống, nấu phụ mẹ bữa cơm, tưới giúp ba mấy chậu cây, hay đơn giản qua nhà hàng xóm tán gẫu để thấy rằng cuộc sống này biết bao điều tốt đẹp đang chờ đợi ta.
Em hãy lập dàn ý chi tiết cho đề văn nghị luận có chí thì nên( ko chép mạng, mình đang cần gấp nên mn làm nhanh nhanh giúp mình nha)
viết bài văn nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi trường ( không chép mạng nha )
viết đoạn văn nghị luận về vấn đề sau: ''Theo em, tại sao chúng ta cần có bạn bè''. KO CHÉP MẠNG
Họ là những người mà bạn có thể chia sẻ niềm vui và nỗi buồn một cách không có sự gượng ép, bó buộc, không có một khuôn khổ nào. Có những người bạn để chúng ta tin tưởng và yêu thương trong cuộc sống này với một tầm quan trọng nhất định, không bị suy giảm theo thời gian. Dưới đây là một số lý do tại sao chúng ta cần có những người bạn.
Họ khiến bạn không bao giờ cảm thấy cô đơn
Cô đơn ảnh hưởng đến con người ở hầu hết các giai đoạn của cuộc sống. Khi bạn có bạn bè, bạn không bao giờ bị ảnh hưởng bởi sự cô đơn. Cô đơn sẽ làm đau khổ và có thể tiêu hao năng lượng cuộc sống của bạn. Những người bạn tốt có thể lấp đầy khoảng trống trong cuộc sống của bạn và đưa bạn trở lại cuộc sống.
Điều quan trọng bạn nên làm là dành nhiều thời gian và công sức trong việc hoàn thiện, duy trì một vòng tròn tốt của bạn bè. Điểm mấu chốt là bạn cần bạn bè trong cuộc sống và họ cần bạn. Nuôi dưỡng các “bảo hiểm” của tình bạn bằng cách đối xử tốt với bạn bè của mình để có một cuộc sống lành mạnh và tràn ngập tình yêu thương
Viết bài văn nghị luận xã hội về vấn đề : con nhà người ta ( tuyệt đối ko đc sao chép mạng ) bn nào giỏi Văn làm giúp mình với, vì mình dốt Văn lắm.
"Con nhà người ta" - bốn từ mà hầu hết tất cả mọi học sinh đều từng nghe rồi. Mỗi khi nghe đến đều cảm thấy sợ hãi, sợ đối mặt với nó . Tại sao lại như vậy? Tại sao mỗi khi nghe đến mọi học sinh lại rất sợ đối mặt với nó? Hôm nay , con muốn thay mặt toàn bộ học sinh muốn nói về sự so sánh này, về nỗi sợ hại khi đối mặt với nó.
Sau đây là bài văn nghị luận mình từng viết về sự đố kị ( một thói hư tật xấu của con người trong xã hội ). Bạn tham khảo rồi viết theo ý mình nha:
Trong “Sapiens- Lược sử loài người” tác giả Yuval Noah Harari đã chia sẻ về “Khoa học và Cách mạng công nghiệp đã đem lại cho nhân loại những quyền lực siêu việt cũng như nguồn năng lượng gần như vô biên”. Nhưng một câu hỏi mà bản thân tôi muốn đặt ra là, việc khám phá ra những nguồn năng lượng vô tận có mở ra trước mắt ta một hạnh phúc vô tận hay lại là những nỗi đau âm ỉ không bao giờ nguôi ngoai? Và đối diện với hiện thực trước mắt, tôi đã nhìn thấy một trong những “nỗi đau” mà thời đại phát triển để lại cho con người đó là tâm bệnh “đố kị”.
Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận thậm chí muốn bài trừ, phủ nhận mọi thành công và nỗ lực của người khác. Nó là một loại biến dạng của lòng hiếu thắng theo một cách tiêu cực hơn. Điều gì đã khiến sự đố kỵ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó mỗi ngày len lỏi trong cuộc sống của chúng ta? Aristotle cho rằng sự ganh đua thường được cảm nhận bởi người có khuynh hướng xem trọng đạo đức và danh dự, có sự tôn trọng với bản thân và niềm tin rằng họ xứng đáng với những điều tốt đẹp mà họ chưa đạt được. Song trong thời đại công nghiệp 4.0 phương tiện thông tin phát triển đã vô tình trở thành chất xúc tác khiến sự ganh đua ngày càng mạnh mẽ hơn và gieo rắc vào trong suy nghĩ con người mầm mống của sự đố kị. Lối suy nghĩ “đứng núi này trông núi nọ”khiến con người biến chất. Điều duy nhất tồn tại trong lí trí của họ là làm sao để trở thành kẻ chiến thắng cuối cùng kể cả điều đó có dẫm lên “xương máu” của người khác. Một điều tồi tệ hơn bao giờ hết với thế hệ trẻ hiện nay là xu hướng “con nhà người ta”. Bố mẹ của họ cố gắng tạo nên một hình ảnh “hoàn mĩ” dựa trên thành công của một đứa trẻ khác áp đặt lên đứa con của mình. Sự đố kị ngày càng phổ biến không chỉ do các nguyên nhân bên ngoài xã hội mà còn từ chính thâm tâm của con người thiếu đi định hướng và mục đích sống đúng đắn. Rất nhiều người tin vào câu nói “Cuộc đời là trường đua dài bất tận, chúng ta phải vượt qua mọi đối thủ để trở thành người chiến thắng”. Nhưng họ lại không nhận ra cuộc đời vốn không phải cuộc đua và cũng không ai ganh đua với ta. Tất cả chỉ là do chủ quan chúng ta luôn muốn vượt lên làm cá thể đứng “nhất” trong một cộng đồng gây ra mà thôi.
Brian Tracy từng viết như một sẻ chia “Nếu bạn ghen tị với những người thành công, bạn đang tạo ra một trường lực tiêu cực đẩy bạn ra xa khỏi những điều bạn cần làm để thành công”. Hiện thực đã chứng minh tính chân xác của câu nói ấy. Khi con người ươm mầm hạt giống xấu không bao giờ có thể ra trái ngọt. Mục đích của người đố kị chính là khao khát muốn hạ bệ người khác, muốn nhìn người khác thất bại lấy đó là chiến lợi phẩm của thành công. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả điều kiện thuận lợi trước mắt để đổi lấy cơ hội khiến người khác đau khổ vì thất bại. Thật đáng tiếc, khi họ không nhận ra rằng trước khi chúng ta ném bùn vào người khác thì chính bản thân ta lại là người dính bùn đầu tiên. Sự đố kị chính là một loại độc dược khiến chúng ta cảm thấy ban đầu rất ngọt ngào nhưng sau cùng lại là đau đớn dằn vặt thấu tâm can. Đơn cử như câu chuyện về Bàng Quyên - vị tướng tài hoa trong thời chiến quốc mang lòng đố kị đến mức tính kế với bạn đồng môn của mình là Tôn Tẫn. Cũng vì chút tâm cơ ấy mà lọt bẫy và chết dưới hàng trăm mũi tên của Tôn Tẫn.
Theo Sách khôn ngoan “qua sự đố kỵ của ma quỷ mà cái chết đã bước vào thế giới của con người”. Tôi nghĩ đó là cái chết của tâm hồn hoặc cái giá của nó còn đắt hơn thế. Chúng ta không còn quá xa lạ với câu chuyện Hera và Aphrodite vì đố kị nhau xem ai là người xinh đẹp nhất mà gây ra cuộc chiến thành Troy mười năm ròng rã. Từ đó ta có thể thấy, đứng trước sự đố kị và ích kỉ mọi giá trị đạo đức đều suy tàn. Tựa như họ mặc kệ tất cả để phần “con” lấn át phần “người”, hành động mà không màng đến tất cả để tư thù cá nhân hủy hoại toàn bộ cơ đồ bao công sức gây dựng trong tích tắc.
Thậm chí, lòng đố kị có thể khiến ta mù quáng đến mức ganh ghét muốn hủy hoại cả những người thân luôn bên cạnh mình. Chúng ta tồn tại là những “hòn đảo cô độc” để tìm đến bến bờ yêu thương tiến đến xây dựng một cộng đồng bền vững chứ không phải để triệt tiêu những cá nhân khác cũng đang đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Lòng ganh ghét chính là một vách ngăn vô hình khiến chúng ta tự tách biệt với phần còn lại của thế giới. Quỹ thời gian của ta quá ít ỏi để lòng đố kỵ cản bước chúng ta bay cao hơn, xa hơn trên bầu trời tri thức. Vì vậy, loại bỏ tận gốc rễ của lòng đố kỵ là điều chúng ta cần làm.
Cuộc đời không phải định nghĩa bằng Iphone, Ipad mà chính là I am ( Tôi là..). Những gì được viết sau I am là những gì ta định nghĩa về bản thân cho người khác thấy. Vì vậy cuộc đua đến thành công thực chất chỉ là cuộc đua của chính mình để vượt lên những góc tối, sự nhỏ nhen ích kỷ vốn có của phần “con” để hướng đến ánh sáng của phần “người” cao quý ( chân-thiện-mỹ).
Mình đang cần gấp mong mọi người làm bằng ý của mình lấy trên mạng một ít cũng đc nhưng đừng lấy hết
Nghị luận xã hội về vấn đề môi trường
Hiện nay khi cuộc sống của con người chúng ta ngày càng phát triển, nền kinh tế ngày càng được nâng cao, những hoạt động của con người càng ngày càng tác động nhiều hơn tới môi trường.
Đặc biệt là các ngành phát triển công nghiệp, khói bụi, chất thải từ các ngành công nghiệp thải ra không khí gây ô nhiễm bầu khí quyển, ô nhiễm tầng ozon và nguồn oxy trong không khí của chúng ta.
Ô nhiễm môi trường đang vấn đề lớn của cả thế giới của chúng ta, và là thách thức của toàn thể loài người trên toàn thế giới.
Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi khí hậu dẫn tới những tình trạng hạn hán, lũ lụt của thời tiết, làm cho thời tiết nóng lên hoặc lạnh đi một cách bất thường.
Sự ô nhiễm môi trường chính là sự thay đổi thời tiết, khí hậu, có thể do con người gây ra.
Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển công nghiệp, làm cho nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm bởi nhiều công ty sản xuất công nghiệp tìm cách trốn tránh trong việc xử lý rác thải công nghiệp trước khi đưa ra môi trường, làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
Như vụ công ty sản xuất thép Fomosa, đã làm ô nhiễm môi trường biển, khiến cho nguồn nước biển bị ô nhiễm, cá chết hàng loạt, dịch vụ du lịch biển không phát triển được vì mọi người không ai dám tắm biển vì sợ nhiễm chất ung thư da.
Ô nhiễm rác thải sinh hoạt trong những khu dân cư, trong thành phố, nhiều người vứt rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường, nhiều công ty vệ sinh môi trường lại đưa rác thải đi vứt lại ở những bãi đất trống gần nhà dân. Nhiều người dân sống gần khu vực đổ rác phải ăn cơm mắc màn vì chỉ cần để mâm cơm ra bên ngoài tâm một phút là ruồi nhặng đã bu đen kịt cả mâm cơm, không ai còn dám ăn.
Ô nhiễm môi trường chính là hậu quả do con người gây ra, làm ảnh hưởng tới quy luật tuần hoàn của tự nhiên dẫn tới sự biến đổi khí hậu, gây ra ô nhiễm nghiêm trọng. Và hậu quả cuối cùng lại chính con người chúng ta phải gánh chịu, khi mà khí hậu ngày càng nóng lên, khiến cho băng của vùng Bắc cực có nguy cơ tan chảy.
Trong tương lai khi khối băng này tan ra thì một số tỉnh thành nước ta sẽ bị xóa sổ bởi nước biển như tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng ở khu vực miền Bắc nước ta.
Rồi hiện tượng lạnh giá, tuyết rơi phủ trắng đỉnh núi mẫu sơn, nhiệt độ hạ xuống thất thường khiến người dân không kịp trở tay. Nguồn không khí bầu khí quyển ô nhiễm nghiêm trọng bởi khói bụi, khói ô tô xe máy, chất thải khí thải nhà máy xí nghiệp là gia tăng các căn bệnh về đường hô hấp.
Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm trầm trọng nhiều nơi nhân dân không có nước để dùng phải mua nước từ vùng khác với giá vô cùng đắt đỏ, để sử dụng trong sinh hoạt bởi nguồn nước ngầm bị ô nhiễm không thể nào sử dụng ăn uống được.
Nguồn nước biển ô nhiễm khiến người ngư dân không thể đánh bắt hải sản bán được, phát triển du lịch gặp khó khăn, vì nước biển chứa chất gây ung thư nên khách du lịch không tới tắm biển, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, công ăn việc làm của người dân lao động.
Ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của con người ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Những năm gần đây, thiên tai, hạn hán lũ lụt, sóng thần, động đất đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, gây ra nhiều hậu quả nặng nề về người và của cho con người trên toàn trái đất.
Nhiều căn bệnh lạ xuất hiện khiến cho nên y học chưa tìm ra cách chữa trị. Đó cũng là do sự ô nhiễm môi trường biến đổi khí hậu gây ra.
Việc ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối khiến cho cả thế giới cần chung tay giải quyết hậu quả và ngăn chặn sự biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ môi trường, chính là bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của chính mình.
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ...
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động.
Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Hay việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.
Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Vậy nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.
Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.
Điều này đã để lại hậu quả gì?
Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như "làng ung thư" Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều...
Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?
Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã... Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...
Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Em hãy lập dàn ý cho đề văn tả người thân.
Lưu ý:Không chép mạng nha!!
Mik đang cần gấp!Cho mik cảm ơn trước!
TK :
I. Mở bài: Giới thiệu người cần tả
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Chị em bao nhiêu tuổi?
- Chị em học ở đâu?
- Chị em học trường gì?
- Em thương chị em như thế nào?
2. Tả chi tiết
a. Tả hình dáng
- Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
- Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
- Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
- Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b. Tả tính tình
- Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
- Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
- Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
- Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh
- Chị là người luôn nỗ lực và biết vươn lên trong cuộc sống
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về chị em
Chị em là một người hết sức đặc biệt. Chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em
Tham khảo nha em:
1. Mở bài :
VD : Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
2. Thân bài :
a) Hình dáng :
Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, thân hình mảnh mai, thon thả.Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.Mái tóc đen óng mượt mà.Đôi mắt mẹ đen láy, khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắngĐôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú.Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương.b) Tính tình :
Mẹ là một người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, vậy nên nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.Mỗi khi khách đến nhà, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát.Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ vẫn dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi.Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.Tuy công việc bận rộn, thế nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình. Nhờ vậy mà em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.3. Kết bài :
Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.Hãy viết 1 đoạn đoạn văn nghị luận về vấn đề bạo lực học đường tại các trường hoc hiện nay
-Hiện trạng
-tác hại
-Các biện pháp và các khắc phục
(Gợi ý từ giáo viên)
Giúp mk nha đừng chép mạng tự viết nhé.Mk cần gấp nhé (phải có lập luận,lí lẽ,dẫn chứng,lập luận đầy đủ giúp mk nhé)
Nhớ là đoạn văn nhé!
Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… làm cho dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy và trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá căng thẳng với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân. Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu qủa của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực trong nhà trường này.
Cảm ơn bạn nhiều .Đây là bạn tự viết hả hay gì vậy
Nhiều ý kiến của các chuyên gia tâm lí cho rằng việc gia tăng của bạo lực học đường ngày nay là do xã hôi nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, bạo lực. Nguyên nhân tiếp theo có thể kể đến là do sự giáo dục chưa đúng đắ, hiệu quả cảu gia đình. Cuộc sống hiện đại kéo theo con người không còn có đủ thời gian cho gia đình của mình. Ai ai cũng tất bật hối hả với công việc hàng ngày để lo đời sống vật chất cho gia đình mà quên mất đi con cái cũng cần những sự quan tâm của cha mẹ. Sự giáo dục thiếu hụt của gia đình đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí của đại bộ phận giới trẻ lại đến sự giáo dục chưa hoàn thiện của nhà trường. Nhà trường quá nặng nề về kiến thức mà quên mất " tiên học lễ hậu học văn". Đáng báo động hơn nữa là sự thờ ơ của những người xung quanh. Nhiều lần tôi đã chứng kiến khuôn mặt lạnh tanh của những nguời lớn xung quanh nơi xảy ra những vụ bạo lực nghiêm trọng. Họ là người lớn mà còn không can ngăn chúng mà chỉ đứng xem như một trò giải trí tiêu khiển. Không chỉ người lớn mà những bạn học sinh còn xúm lại để cổ vũ reo hò. Một thực trạng đáng buồn về lỗ hổng nhân cách con người. Bởi những gì mà bạo lực học đường gây ra không hề đơn giản. Với nạn nhân là tổn hại đến thể xác, tinh thần. Không chỉ riêng người bị hại, bạo lực học đường cũng gây tổn thương đến gia đình, người thân, bạn bè của họ. Hơn thế nữa, vấn nạn này còn gây ra sự bất ổn trong xã hội, là mối lo lắng lớn bao trùm toàn xã hội, khiến cho học sinh không an tâm học tập, cha mẹ không an tâm và tin tưởng vào giáo dục. Đối với người gây ra hành vi bạo lực không những bị hủy hoại tương lai của bản thân, bị xã hội lên án và xa lánh, còn có thể phá triến nhân cách ngày càng sai lêch, là mối quan ngại của xã hội sau này, là mầm mống của những tên tội phạm nguy hiểm nếu không được phát hiện và rèn luyện kịp thời. Và để cho vấn nạn này có thể giảm thiểu trong tương lai, mọi người đã đưa ra những giải pháp khá hợp lí. Trước tiên là nâng cao nhận thức của học sinh. Nhà trường cùng gia đình kết hợp để làm tốt hơn công tác giáo dục. Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình ngày nay. Đặc biệt là có những biện pháp quản lí ngăn chặn kịp thời những hành vi này.
Bạo lực học đường là vấn nạn của xã hội trong giáo dục. Tuy nhiên không vì thế mà ta mất niềm tin về giáo dục được. Không thể vì chút tiêu cực mà không cho con em đến trường. Bởi lẽ việc học tập là rất cần thiết. Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho những hành vi bạo lực ấy được giảm thiểu và không để lại những hậu quả đáng tiếc để trẻ em có thể yên tâm học hành như đúng quyền mà chúng được hưởng.