Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Duy Nam
Xem chi tiết
Chuu
7 tháng 3 2022 lúc 13:59

A

B

D

C

lạc lạc
7 tháng 3 2022 lúc 13:59

Câu 7: Đèo Lao Bảo nằm ở vùng nào của nước ta?
A. Nằm trên đường số 9. biên giới Việt - Lào.
B. Giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình
C. Giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
D. Tất cả đều sai.
Câu 8: Đèo Ngang nằm giữa các tỉnh nào?
A. Nghệ An, Hà Tĩnh
B. Hà Tĩnh, Quảng Bình
C. Quảng Bình, Quảng Trị
D. Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
Câu 9: Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển nào với độ sâu không quá 100m?
A. Vùng biển Bắc Bộ
B. Vùng biển Nam Bộ.
C. Vùng biển Trung Bộ
D. Vùng biển Bắc Bộ và Vùng biển Nam Bộ.
Câu 10: Bờ biển nước ta có dạng, chính là.
A. Bờ biển bồi tụ đồng bằng.
B. Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
C. Tất cả đều đúng.

Duy Nam
7 tháng 3 2022 lúc 13:59

10 A

Nguyễn Phan Bảo Em
Xem chi tiết
Tung Quan Nguyen
Xem chi tiết
Lê Thị Thảo Dung
6 tháng 12 2016 lúc 18:21

???

Nguyễn Thị Thu Hiền
6 tháng 12 2016 lúc 18:51

- qua đèo ngang : thất ngôn bát cú đường luật

- tiếng gà trưa: thể thơ khác ở đây là thơ nguc ngôn

- cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh : thể thơ khác ở đây là ngũ ngôn cổ thể

còn bản phiên âm tĩnh dạ tứ là lục bát

- sông núi nước nam : thể thơ khác ở đây là thất ngôn tứ tuyệt

hihaleuleu

 

ánh nguyệt nguyễn vũ
18 tháng 12 2016 lúc 21:00

Qua đèo ngang - tuyệt cú đường luật

Tiếng gà trưa - các thể thơ khác

cảm ngĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) - Tuyệt cú đường luật

Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) - tuyệt cú dường luật
Phạm Thị Minh Hằng
Xem chi tiết
𝟸𝟿_𝟸𝟷
28 tháng 9 2021 lúc 17:29

Trả lời :

1.  Mở bài:

 Giới thiệu bao quát ngôi trường (từ xa tới gần):

- Trường nằm trên một khoảng đất rộng, giữa cánh đồng.

- Nhìn từ xa, có thể thấy ngôi trường khang trang với mái ngói đỏ, tường vôi trắng và những hàng cây xanh bao quanh

2. Thân bài:

 Tả từng bộ phận của trường:

- Từ ngoài cổng sắt nhìn vào, ta sẽ thấy một khoảng sân bê tông thật rộng. Chính giữa sân là cột cờ, trên đỉnh cột, lá cờ đỏ tung bay phấp phới. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào các sáng thứ hai và tập thể dục, vui chơi hằng ngày.

- Sân trường rộng rãi, mát mẻ bởi có những hàng cây toả bóng mát. Học sinh thường ngồi dưới bóng cây đọc truyện hoặc vui chơi.

- Ba toà nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ u, toà nhà nào cũng quay mặt ra sân.

- Các phòng học thoáng mát, có quạt trần đèn điện, có giá sách, giá trưng bày sản phẩm của học sinh. Từng lớp được trang trí những bức tranh màu sắc rực rỡ do học sinh sưu tầm hoặc tự vẽ.

- Sau khu lớp học là vườn trường với nhiều loại cây, loại hoa... và một khu vui chơi với cầu trượt, đu quay, đu dây... Vào giờ ra chơi, các bạn học sinh ra đây rất đông...

3. Kết bài:

- Trường học của chúng em to đẹp, hiện đại như vậy là nhờ công sức của nhân dân và sự quan tâm của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó là ý thức giữ gìn, bảo vệ của thầy cô giáo và học sinh.

- Em yêu trường em vì ở nơi đây, em được giáo dục, rèn luyện để nên người.

~ HT ~

Khách vãng lai đã xóa
Tung Duong
28 tháng 9 2021 lúc 17:31

Bạn tham khảo ạ:

I. Mở bài

Giới thiệu đối tượng được miêu tảNhững ngày tháng là học sinh tiểu học này chính là những ngày cuối cùng em được gắn bó với ngôi trường tiểu học Minh Đức của em. Thấm thoát thời gian như thoi đưa, ngôi trường đã cùng em trải qua bao bước chân đến với con chữ, đã cho em cả một bầu trời tri thức, đã để lòng em bao xúc cảm của nhớ của thương.

II. Thân bài

a. Tả bao quát ngôi trường

Ngôi trường gồm ba dãy nhà: một dãy lớp học hình chữ U với ba tầng khang trang, một dãy nằm ngang gồm các phong chức năng và một dãy của nhà bếp và khu để xe.Trường nằm liền kề với khu dân cư, trong một con phố cũng mang cái tên Lê Hồng Sơn.Tất cả các khu nhà đều được sơn màu vàng nhạt với những dãy hành lang dài có lan can chắc chắn bằng inox trắng.

b. Tả chi tiết ngôi trường

- Sân trường

Được tráng xi măng bằng phẳng sạch sẽ.Rộng, được trồng rất nhiều bàng và phương vĩ xen lẫn một vài cây bằng lăng.Các cây đều được trồng trong bồn riêng biệt, dưới gốc cây luôn được đặt hai ghế đá để học sinh có thể ngồi tận hưởng bóng mát của tán lá mỗi khi hè về.

- Lớp học

Lớp học luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.Bàn ghế đầy đủ, được kê thành các dãy ngăn ngắn.Bàn giáo viên được đặt ngay ngắn trên bục, có một lọ hoa giả trang trí, sổ sách cũng được bọn em xếp gọn gàng.Bảng xanh luôn được lau sạch sẽ, nếu bảng đã cũ thì sẽ được nhà trường thay mới ngay để đảm bảo việc học tập được diễn ra trong điều kiện tốt nhất.Các lớp còn được trang bị máy chiếu hiện đại, phù hợp với xu hướng dạy học hiện nay.

- Phòng chức năng

Có các phòng như phòng tin học, phòng thể thao cho các môn chơi trong nhà như bóng rổ, cầu lông, bóng bàn,...,phòng hội trường và thư viện.Các phòng luôn được nhà trường quan tâm hỗ trợ trang thiết bị đầy đủ và phù hợp. Nhà trường đặc biệt quan tâm đến phòng thư viện và luôn cung cấp cho thư viện nguồn sách lớn để mang tri thức từ sách đến cho học sinh.

- Phòng bếp, nhà xe

Rộng rãi, ngăn nắp.Phòng bếp luôn được giữ vệ sinh chung, dụng cụ nấu ăn cũng được đảm bảo vệ sinh để đem lại bữa ăn lành mạnh nhất cho bọn em.Nhà xe rộng rãi, các lớp được chia theo khu vực để xe rõ ràng và hợp lý.III. Kết bàiNêu cảm nghĩ của em về ngôi trườngNgôi trường đã gắn bó với em bốn năm rồi, chỉ còn nốt năm nay thôi là em sẽ phải xa mái trường tiểu học thân yêu. Những bước chân đến với tri thức của em đã được ngôi trường nâng đỡ, ngôi trường đã cho em một điều kiện học tập đủ đầy và khang trang, cho em bao hiểu biết bổ ích và thú vị. Trường sẽ mãi là hình bóng in đậm trong tâm trí em, mai này có đi đâu xa thì trong tim em vẫn mãi lưu giữ hình dáng của những dãy nhà chứa đầy kỉ niệm yêu dấu.
Khách vãng lai đã xóa
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Linh Phương
25 tháng 11 2016 lúc 12:50

 

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

Nguyên Thị Nami
Xem chi tiết
Lê Dung
17 tháng 10 2016 lúc 19:47

  Bài thơ Qua Đèo Ngang gây nức lòng người đọc qua bao thế kỷ. Nó ấn tượng không phải bằng lời văn nhẹ nhàng sâu lắng giàu cảm xúc mà còn bởi chính lối nói mà các thi nhân xưa thường dùng: tả cảnh ngụ tình.  Đèo Ngang là chặng dừng chân đầu tiên trên đường vào Nam nhận nhiệm vụ. Xa quê hương, gia đình, người thân lòng nữ sĩ không khỏi bâng khuâng. Tín hiệu nghệ thuật đầu tiên người đọc nhận thấy là bóng xế tà. Tới đây mặt trời sắp lặn, hoàng hôn buông xuống, vũ trụ đang chìm dần vào cõi hư vô vắng lặng. Có chăng chỉ còn lại những tia sáng yếu ớt cuối chiều. Từ tà diễn tả một khái niệm sắp tàn lụi, biến mất. Không gian và thời gian gợi nỗi buồn man mác, đặc biệt của người lữ thứ tha hương:

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau

Buổi chiều mà lại là chiều tà gợi cho người ta thêm nhớ hơn. Nữ sĩ cũng vậy, khoảng thời gian ấy thích hợp nhất cho sự bộc lộ tâm trạng nhớ nhung khắc khoải. Lữ thứ chân bước vội cũng như cánh chim chiều mau cánh tìm chỗ trú ngụ, lũ trẻ chăn trâu gọi bạn hồi thôn. Không chỉ có trong bài thơ này, trong bài Chiều hôm nhớ nhà ta cũng bắt gặp tâm sự đó.

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

Ráng chiều gợi tâm trạng nhớ thương. Hoành sơn vốn nổi tiếng hùng vĩ hoang sơ. Trong khung cảnh ấy trước mắt thi nhân cỏ cây hoa lá chen chúc nhau tìm chút ánh sáng mặt trời. Một mình trên đỉnh núi non hiểm trở lại càng cảm thấy trống vắng. Mặc dù  cảnh vật hữu tình: cỏ cây, hoa lá, sông nước, biển khơi ... Có lẽ lòng nữ sĩ chợt nhớ, hay nói cho đúng hơn hình ảnh người thân, gia đình, quê hương chợt hiện về. Đây cũng là lúc bữa cơm chiều đang đón đợi, cả nhà sắp tụ họp bên nhau... Vậy mà giờ đây một mình cất bước nơi đất khách quê người.

 

Đang nao lòng buồn bã, phía xa xa dưới chân đèo xuấi hiện hình ảnh:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Cảnh vật sự sống thật vắng vẻ: mấy bác tiều phu lom khom đốn củi, vài ngôi nhà chợ liêu xiêu. Lối đảo ngữ được vận dụng rất thần tình, hình ảnh này gợi một sự so sánh liên tưởng tới cuộc sống tẻ nhạt, tiêu xơ. Nó khác hẳn chốn kinh kỳ náo nhiệt đua chen. Nhà thơ đi tìm sự sống, nhưng chốn Đèo Ngang khiến cho lòng Bà đầy thất vọng. Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh tạo nên hình ảnh tiêu điều xơ xác của cuộc sống chốn đèo Ngang. Trong sự vắng lặng ấy xa xa nghe có tiếng kêu đều khoan nhặt man mác nhớ thương của quốc quốc, gia gia. Tương truyền sau khi vua Thục là Lưu Bị bại trận trước Lục Tốn của Đông Ngô, ông chạy về thành Bạch Đế và mất tại đó. Sau khi mất Thục Đế đã hoá thành con chim quốc thể hiện niềm đau xót mất nước. Khung cảnh da diết tiếng chim kêu chiều buồn bã gợi ta nhớ những câu thơ:

Đây bốn bề núi núi

Hiu hắt vắng tăm người

Đèo cao và lưng hẹp

Dăm túp lều chơi vơi

Tiếng chim quốc, gia gia do chính bà cảm nhận hay là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn nữ sĩ. Đến đây nỗi lòng thi nhân đồng điệu với ông vua Thục muốn níu kéo những kỷ niệm xưa, hoài niệm về một thời dĩ vãng vàng son. Tiếng chim gợi nỗi niềm nhớ nước thương nhà đến nao lòng. Nhớ về gia đình, nhớ về đất nước - phải chăng chính sự hoài niệm về triều đại nhà Lê mà bà từng sống. Thái độ của nữ sĩ là phủ nhận thực tại, tìm về quá khứ. Nhà thơ Nguyễn Du đã từng nói “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?” trong hoàn cảnh này điều đó hoàn toàn hợp lý.

Khép lại bài thơ là cả một tâm trạng dồn nén:

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta

Nhà thơ có tâm sự u hoài, đứng trước không gian vời vợi bao la: trời, non, nước. Khung cảnh càng rộng lớn thì con người càng bé nhỏ cô đơn. Và như vậy chỉ có ta với ta, mình với mình mà thôi. Ta là cá nhân nữ sĩ - con người của vật chất đối diện với ta - con người của tâm hồn.

Một mình dối diện với không gian cảnh vật, với cuộc sống và để rồi với chính mình. Trong lòng thi nhân chất chứa bao nỗi niềm biết chia sẻ cùng ai? Một mảnh tình riêng trong một khối tình rộng lớn có chăng mình lại nói chuyện với mình. Nỗi buồn được nhân lên gấp bội. Đây là tâm sự của chính tác giả và cũng là tâm sự của những con người xót xa trước thế sự đổi thay, của những thế hệ từng sống với quá khứ, xót xa với thực tại. Có rất nhiều những nhà thơ mượn cảnh để tả tình, nhưng có lẽ thành công nhất là Bà Huyện Thanh Quan. Hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức biểu cảm. Điều đáng nói ở đây là bà đã lựa chọn được những tín hiệu nghệ thuật đắt giá để từ đó diễn tả tâm sự của chính mình. Trong bài thơ đã có đầy đủ cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng nhà thơ gửi gắm vào đó. Lời thơ nghe xúc động bồi hồi làm cho người đọc cũng băn khoăn day dứt.


 

Thảo Phương
17 tháng 10 2016 lúc 19:48

Nhà thơ có tâm sự u hoài, đứng trước không gian vời vợi bao la: trời, non, nước. Khung cảnh càng rộng lớn thì con người càng bé nhỏ cô đơn. Và như vậy chỉ có ta với ta, mình với mình mà thôi. Ta là cá nhân nữ sĩ - con người của vật chất đối diện với ta - con người của tâm hồn.

Một mình dối diện với không gian cảnh vật, với cuộc sống và để rồi với chính mình. Trong lòng thi nhân chất chứa bao nỗi niềm biết chia sẻ cùng ai? Một mảnh tình riêng trong một khối tình rộng lớn có chăng mình lại nói chuyện với mình. Nỗi buồn được nhân lên gấp bội. Đây là tâm sự của chính tác giả và cũng là tâm sự của những con người xót xa trước thế sự đổi thay, của những thế hệ từng sống với quá khứ, xót xa với thực tại.

Có rất nhiều những nhà thơ mượn cảnh để tả tình, nhưng có lẽ thành công nhất là Bà Huyện Thanh Quan. Hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức biểu cảm. Điều đáng nói ở đây là bà đã lựa chọn được những tín hiệu nghệ thuật đắt giá để từ đó diễn tả tâm sự của chính mình. Trong bài thơ đã có đầy đủ cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng nhà thơ gửi gắm vào đó. Lời thơ nghe xúc động bồi hồi làm cho người đọc cũng băn khoăn day dứt.


 

Trịnh Công Mạnh Đồng
17 tháng 10 2016 lúc 19:50

        “Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

 

Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”

Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”

 

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

 

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 10 2019 lúc 11:54

Cảnh Đèo Ngang được miêu tả với những chi tiết về thiên nhiên và con người noi đây trong buổi chiều tà.

• Không gian: của núi rừng heo hút, vắng vẻ, hoang sơ, “cỏ cây chen đá lá chen hoa”. Núi non trùng trùng điệp điệp, biển cả mênh mông tiếp giáp dưới chân núi, khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn. Nơi đây có cả trời, non, nước

• Thời gian: chiều tà, thời điểm khi mặt trời xuống núi.

• Âm thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.

• Con người: thưa thớt “tiều vài chú”, “chợ mấy nhà”.

Nguyễn Thị Ngọc Khuê
Xem chi tiết
Hà Phan Hoàng	Phúc
9 tháng 12 2021 lúc 18:59

1. Mở bài:

Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.

2. Thân bài:

- Tả bao quát chiếc cặp sách:

Chiếc cặp có quai đeoLàm bằng vải daHình khối hộp chữ nhậtMàu xanh tươi và xanh thẫm

- Tả chi tiết từng bộ phận:

+ Nắp cặp và mặt trước:

Màu xanh tươi có hình trang trí.Đường viền cặp màu vàng.Khóa sáng loáng.

- Mặt sau cặp:

Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.

- Quai cặp:

Quai da den để xách.Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.

- Các bộ phận bên trong:

Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.Công dụng của từng ngăn,...

3. Kết bài:

Tình cảm gắn bó với chiếc cặp

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý tả chiếc cặp sách của em lớp 4

Dàn ý tả chiếc bàn học

1. Mở bài: giới thiệu đồ dung học tập mà em định tả

2. Thân bài:

a. Tả bao quát chiếc bàn học

Chiếc bàn có ghế liềnChiếc bàn học màu trắngChiếc bàn có giá sách ở phía trênBàn dài 1m và rộng 50cmTrông chiếc bàn rất đẹp

b. Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc bàn học

- Mặt bàn:

Màu trắngNhẵn bóngCó gắn hộp đựng bút hình con hưu cao cổ

- Hộc bàn:

Được đính kèm dưới mặt bànCó ngăn kéo ra kéo vào rất tiện lợiCó núm cầm hình tròn

- Ghế:

Ghế được nối với bànCố thanh gác chânMàu trắngHình vuông

- Giá sách:

Đính trên mặt bànMàu trắngCó 10 hộc to nhỏ khác nhau với nhiều hình dạng khác nhau

- Bàn rất chắc chắn và tiện nghi

- Em thích để những đồ yêu thích của mình trên chiếc bàn

c. Công dụng của chiếc bàn

Ngồi học bàiĐể sách vởDùng để đặt các vật trang tríGiúp em rèn luyện viết chữ đẹpGiúp em rất nhiều trong học tập

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc bàn học

Em rất thích chiếc bàn học của emNhờ có bàn mà em học tốt hơnEm sẽ giữ gìn và bảo vệ cẩn thận chiếc bàn học
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Thúy Vy
9 tháng 12 2021 lúc 19:00

MB: gioiwsi thiệu thời gian, địa điểm mà sự vật, sự việc diễn ra

TB: khái quát sự việc

tả chi tiết thời gian, địa điểm và tâm trạng

cảm xúc của em

TB: ý nghĩa của sự việc đó đối với em

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Ngọc Khuê
10 tháng 12 2021 lúc 19:51

Em cảm ơn 2 anh chị ạ.Anh Hoàng Phúc viết chi tiết thế thì chắc em phải mở OLM để em dựa vào bài của anh mà tả 1 sự vật khác.

Khách vãng lai đã xóa
T làm đ có tên
Xem chi tiết
T làm đ có tên
10 tháng 11 2019 lúc 21:36

bọn m search google xem Đèo Ngang có đẹp không

Khách vãng lai đã xóa
T làm đ có tên
10 tháng 11 2019 lúc 21:37

NG buồn cảnh có vui đâu bao giờ ??

Khách vãng lai đã xóa
Phan Tiến Nghĩa
11 tháng 11 2019 lúc 13:56

"Qua đèo Ngang" là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, "Qua đèo Ngang" không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ "Qua đèo Ngang" được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân "bước đến" rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn "bóng xế tà". Hình ảnh "bóng xế tà" lấy ý từ thành ngữ "chiều ta bóng xế" gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ "chen" cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều tà lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có "tiều vài chú" kết hợp với từ láy "lom khom" dưới núi. Cảnh vật thì "lác đác" "chợ mấy nhà". Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu "cuốc cuốc". Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ:

Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên "một mảnh tình riêng ta với ta". Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

"Qua đèo Ngang" là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đến người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Hải Yến
Xem chi tiết
minh nguyet
10 tháng 1 2022 lúc 9:04

a, Thơ em tự chép trong SGK nhé!

Em tham khảo:

Dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan được mời vào kinh đô Huế giữ chức Cung Trung giáo tập để dạy học cho công chúa và cung phi. Trên đường di chuyển từ Bắc Hà vào Huế, bà có dừng chân nghỉ ngơi tại Đèo Ngang - đây là lần đầu tiên bà đến nơi này. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Đèo Ngang, bà tức cảnh sinh tình mà sáng tác nên bài thơ Qua đèo ngang.

Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luậtb, 2 từ HV: cuốc cuốc, da daTiếng chim cuốc và tiếng chim đa vang lên khiến bà chạnh lòng nghĩ đến nỗi buồn riêng. Tiếng kêu của hai loài chim đồng ầm với hai danh từ "quốc" và "gia" nên bà mượn tiếng chim đễ bày tỏ nỗi niềm của mình, thành loài chim "quốc quốc" và "gia gia". Mặt khác, "quốc" có nghĩa là nước, "gia" có nghĩa là nhà đã thể hiện được tâm  trạng buồn, cô đơn hoài cổ của bà. Con quốc đau lòng nhớ nước, con gia gia mỏi miệng thương nhà. phép chơi chữ độc đáo ấy góp phần quan trọng nhấn mạnh tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. 

c, Qua Đèo Ngang là một bài thơ thất ngôn bát cú xuất sắc, với bút pháp tả cảnh ngụ tình tinh tế và tài hoa, thông qua cảnh sắc thiên nhiên Bà Huyện Thanh Quan đã gửi gắm vào đó những nỗi niềm cảm xúc cá nhân, đó là nỗi nhớ nhà, tình yêu quê hương đất nước và sự đau xót, bất lực trước thời cuộc biến đổi.