Những câu hỏi liên quan
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 3:03

* Tấm lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm
- Giải thích ý nghĩa hình ảnh ngọn giáo: Ngọn giáo cầm trên tay chính là biểu tượng cho sức mạnh và lòng yêu nước của nam nhi thời Trần.
- Tư thế và tầm vóc con người → Tư thế cầm ngang ngọn giáo, chủ động chiến đấu bảo vệ giang sơn, bất chấp thời gian trôi qua

* Sức mạnh của trang nam nhi và quân đội nhà Trần
- "tam quân"- sức mạnh và tính tổ chức của quân đội nhà Trần.
- Hình ảnh so sánh cường điệu để làm nổi bật sức mạnh thể chất và tinh thần của người nam tử

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
7 tháng 12 2023 lúc 21:32

* Tấm lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm

- Giải thích ý nghĩa hình ảnh ngọn giáo: Ngọn giáo cầm trên tay chính là biểu tượng cho sức mạnh và lòng yêu nước của nam nhi thời Trần.

- Tư thế và tầm vóc con người → Tư thế cầm ngang ngọn giáo, chủ động chiến đấu bảo vệ giang sơn, bất chấp thời gian trôi qua

* Sức mạnh của trang nam nhi và quân đội nhà Trần

- "tam quân"- sức mạnh và tính tổ chức của quân đội nhà Trần.

- Hình ảnh so sánh cường điệu để làm nổi bật sức mạnh thể chất và tinh thần của người nam tử.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 4 2019 lúc 10:46

Qua bài thơ ta thấy được vẻ đẹp của trang nam nhi thời Trần:

   + Con người dũng mãnh, hùng mạnh với tầm vóc vũ trụ

   + Họ luôn dốc hết lòng, hết sức vì dân vì nước

   + Mỗi cá nhân đều ý thức tạo nên sức mạnh tập thể, hết mình cống hiến

→ Sức mạnh thời Trần, đại diện cho hào khí Đông A sử sách còn lưu chính là sự tổng hòa sức mạnh của trí tuệ, đoàn kết dân tộc luôn hướng tới dựng xây dân tộc

- Thế hệ trẻ ngày nay cần học tư tưởng, cách sống và cống hiến của những người thế hệ hào hùng đi trước, luôn cống hiến để đem lại cuộc sống an vui, thái bình cho nhân dân

Bình luận (0)
Sunflower_205
Xem chi tiết
☣Hoàng Huy☣
31 tháng 10 2019 lúc 19:02

Người lính trong thơ Phạm Tiến Duật đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên họ rất dũng cảm và mang những nét thanh thản, vui tươi. Lái xe trên con đường Trường Sơn khói lửa, con đường ấy trong bom đạn, mưa tuôn phải trả giá bằng bao mồ hôi, xương máu nhưng các anh vẫn tràn đầy nghị lực bất chấp gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Xe “không kính, không mui, không đèn” mà tâm thế vẫn ung dung thanh thản, khó khăn nhiều mà mắt vẫn “nhìn trời, đất, gió chim”, vẫn hiên ngang: “nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng”. Những câu thơ dí dỏm, tinh nghịch, ngang tàng đầy sức trẻ của những chàng trai như thách thức với mọi khó khăn:

Không có kính, ừ thì có bụi

...........

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi

    Nếu như hai khổ đầu  bài  thơ mang lại cho ta những cảm giác về những khó khăn thử thách thấy người lính dù sao cũng vẫn mơ hồ thì đến đây, thử thách, khó khăn ập tới cụ thể, trực tiếp. Đó là “bụi phun tóc trắng” và “mưa tuôn xối xả” (gió, bụi, mưa tượng trưng cho gian khổ thử thách ở đời). Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi gian khổ. Chuyện vặt ấy mà, có hề gì ! Nhịp điệu câu thơ, đặc biệt là các từ “ừ thì” đã nói lên rất rõ điều đó. Đọc những câu thơ trên, ta tưởng như nhìn thấy mái đầu bụi trắng, bộ mặt lấm lem và nghe rõ tiếng cười ha ha, sảng khoái của người lính.Nhưng đằng sau những dòng chữ bông đùa đáng yêu này là một bản lĩnh chiến đấu rất vững vàng của họ, bởi không vững vàng thì không thể đùa vui như vậy giữa cái tuyến đường Trường Sơn ác liệt này.

    Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng. Các anh càng bình tĩnh, dũng cảm hơn. “mưa tuôn, mưa xối xả”, thời tiết khắc nghiệt, dữ đội nhưng đối với họ tất cả chỉ “chuyện nhỏ”, chẳng đáng bận tâm, chúng lại như đem lại niềm vui cho người lính.Chấp nhận thực tế, câu thơ vẫn vút lên tràn đầy niềm lạc quan sôi nổi: “không có kính ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo”. Những tiếng “ừ thì” vang lên như một thách thức, một chấp nhận khó khăn đầy chủ động,  một thái độ cứng cỏi. Dường như gian khổ hiểm nguy của chiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ, trái lại họ xem đây là một dịp để thử sức mình như người xưa xem hoạn nạn khó khăn để chứng tỏ chí làm trai. Tình cảnh của các anh được miêu tả rất chân thực nhưng người chiến sĩ đã bình thường hoá cái không bình thường đó và vượt lên cùng tất cả sự cố gắng, cùng tinh thần trách nhiệm rất cao. Họ chấp nhận gian khổ như một điều tất yếu, khó khăn không mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ. Hình ảnh của họ mang một vẻ đẹp kiên cường.

    Và sau thái độ ấy là những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian khổ hiểm nguy:”Chưa cần rửa.... khô mau thôi”. Cấu trúc câu thơ vẫn cân đối, nhịp nhàng theo nhịp rung cân đối của những bánh xe lăn. Câu thơ cuối 7 tiếng cuối đoạn có đến 6 thanh bằng “mưa ngừng gió lùa khô mau thôi” gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Đó là khúc nhạc vui của tuổi 18 - 20 hoà trong những hình ảnh hóm hỉnh: “phì phèo châm điếu thuốc - nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” ... ý thơ rộn rã, sôi động như sự sôi động hối hả của đoàn xe trên đường đi tới. Những vần thơ ít chất thơ nhưng càng đọc thì lại càng thấy thích thú, giọng thơ có chút gì nghịch ngợm, lính tráng. Ta nghe như họ đương cười đùa, tếu táo với nhau vậy.

    Có lẽ với những năm tháng sống trên tuyến đường Trường Sơn, là một người lính thực thụ đã giúp Phạm tiến Duật đưa hiện thực đời sống vào thơ ca - một hiện thực bộn bề, một hiện thực thô tháp, trần trụi, không hề trau chuốt, gọt rũa. Đấy phải chăng chính là nét độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật. Và những câu thơ gần gũi với lời nói hàng ngày ấy càng làm nổi bật lên tính cách ngang tàng của những anh lính trẻ hồn nhiên, yêu đời, trẻ trung. Đó cũng là một nét rất ấn tượng của người lính lái xe Trường Sơn. Cái cười sảng khoái vô tư, khác với cái cười buốt giá trong bài thơ “Đồng chí”, nụ cười hồn nhiên ấy rất hiếm khi gặp trong thơ ca chống Pháp, nụ cười ngạo nghễ của những con người luôn luôn chiến thắng và tràn đầy niềm tin.điều đó đã ngân lên câu hát nâng bước chân người lính đi tiếp những chặng đường mới: “lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Không dễ gì có được một thái độ dũng cảm đến ngang tàng và lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước can trường!

    Người lái xe trong bài thơ là những người chiến sĩ trẻ trung. Các anh rất trẻ trung, hồn nhiên, tâm hồn gần gũi với thiên nhiên. Trong tâm hồn họ chứa chan hy vọng. Không dễ gì có được thái độ lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Phải nói rằng hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật thật tươi tắn và yêu đời. Chúng ta mãi mãi yêu quý và tự hào về họ. 



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/cam-nhan-ve-kho-3-4-bai-tho-ve-tieu-doi-xe-khong-kinh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mỹ An Quách
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 12 2021 lúc 22:20

Em tham khảo dàn ý nhé:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Tỏ Lòng

- Khái quát: Hình ảnh những người chiến sĩ và tâm trạng của tác giả được thể hiện đặc sắc

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh sáng tác

 Bài thơ ra đời trong không khí quân và dân nhà Trần đang hừng hực, sục sôi khí thế chiến đấu và chiến thắng quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai. 

2. Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần

* Vẻ đẹp của người chiến sĩ (câu thơ đàu tiên)

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

- Tư thế: “hoành sóc” – cầm ngang ngọn giáo

-> Tư thế ấy như dồn nén sức mạnh để để bùng nổ.

+ Bản dịch thơ là “múa giáo”: cách dịch mang tính hình ảnh, hoa mĩ, có gì đó pha chút phô trương, biểu diễn hoặc nếu không dễ làm ta liên tưởng đến một trình độ thuần thục của nghề cung kiếm trong thao tác thực hành -> Không toát lên dược khí thế của người trngs sĩ.

- Tầm vóc

+ Không gian: “Giang sơn” – đất nước.

-> Không gian vũ trụ rộng lớn, kì vĩ

-> Con người sánh ngang với trời đất, có trách nhiệm to lớn đối với thế giới.

+ Thời gian: “kháp kỉ thu”: thời gian dài

→ Tầm vóc lớn lao, lấn át cả thời gian của người anh hùng.

=> Tư thế của nhân vật hiện lên thật hiên ngang lẫm liệt

b. Vẻ đẹp sức mạnh của quân đội nhà Trần. (câu thơ thứ hai)

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

- Thủ pháp so sánh và phóng đại 

+ "Tam quân": ba thứ quân -> tiền lực quân đội mạnh mẽ, vững vàng

- Khí thế đội quân: Hình ảnh so sánh tăng tiến với hai hình ảnh

+ “Tam quân” được so sánh với “tì hổ”:  Hổ báo là loài mãnh thú, chúa rừng là nỗi khiếp đảm của loài vật khác thì tiềm lực sức mạnh dũng mãnh của quân đội nhà Trần là nỗi khiếp đảm của quân thù

+ hình ảnh “khí thôn ngưu” có hai cách hiểu, cả hai cách đều đúng:

(1) Khí thế ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu

(2) Khí thế hào hùng ngút trời làm mờ sao Ngưu

→ Khí thế dũng mãnh, có thể sánh ngang với tất cả

3. Vẻ đẹp chí làm trai qua tâm tình tác giả

a. Món nợ công danh (câu thứ ba)

Nam nhi vị liễu công danh trái

- Theo quan niệm Nho giáo phong kiến, làm trai trên đời phải có công danh sự nghiệp, cũng là để chứng tỏ cái chí của người quân tử, muốn được góp sức với đời góp công với nước. Có như vậy mới thỏa nguyện chí làm trai và làm vẻ vang cho cha mẹ, gia tộc. 

- Phạm Ngũ Lão đã gắn chí nam nhi với lý tưởng yêu nước thiêng liêng, với sự nghiệp cứu nước gian khổ mà cực kì vẻ vang.

b. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão. (câu cuối)

- “Thẹn” là trạng thái xấu hổ

- “Thuyết Vũ Hầu”: Điển tích Trung Quốc nói về một con người tài năng lf Gia Cát Lượng đã giúp Lưu Bị chiến thắng Tào Tháo

- Phạm Ngũ Lão cũng là một trang nam nhi hết lòng vì nước, cả công lao và danh tiếng đều vang xa. Vậy mà ông vẫn thẹn vì chưa báo đáp được hết ơn chiêu mộ của Trần Quốc Tuấn, chưa tận tâm tận lực trả hết món nợ công danh.

→  Nỗi thẹn ấy không làm cho con người nhỏ bé đi mà nó tôn cao nhân cách con người. Nỗi thẹn ấy đốt lên trong lòng người ngọn lửa của khát vọng vươn tới cái cao cả lớn lao. Nói thẹn là là cách nói khiêm nhường, một cách thể hiện khát vọng, hoài bão mãnh liệt trong lòng.

→ Thể hiện ý thức muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho dân tộc. Đồng thời đánh thức ý thức làm người và chí làm trai cho nam nhi đời Trần.

⇒ Trân trọng ngợi ca nhân cách cao đẹp của người anh hùng Phạm Ngũ Lão

4. Nghệ thuật

- Bài thơ Đường luật với thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn

- Ngôn ngữ hàm súc, đạt đến độ súc tích cao

III. Kết bài

- Khái quát vấn đề

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 1 2019 lúc 3:54

Nỗi lòng của nhà thơ

- Tình cảm yêu thương, quý trọng những nỗi vất vả, hi sinh của người vợ dành cho mình

- Tự trách mình là một người chồng nhưng lại “ăn lương vợ”. Trong câu “nuôi đủ năm con với một chồng” cho thấy người chồng không khác gì một đứa con dại, vẫn phải nuôi lớn, chăm nom.

- Lời chửi trong hai câu kết là Tú Xương đang tự chửi mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi “thói đời”, đã khiến bà Tú phải khổ. Từ đó cho thấy tình cảm sâu nặng của ông với người vợ của mình.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 3:01

Hình ảnh "trang nam nhi" trong bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ lão là hình ảnh biểu trưng cho hào khí Đông A dưới thời nhà Trần. Trang nam tử hiện lên vô cùng oai dũng với tư thế cầm ngang ngọn giáo "Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu". Người tráng sĩ đã trấn giữ non sông vữa chẵn mấy thu cho thấy tinh thần chiến đấu luôn sục sôi, sẵn sàng bảo vệ đất nước ở mọi thời điểm. Sức mạnh của quân đội nhà Trần vì thế cũng được củng cố và nuôi dưỡng bởi những trang nam tử hào hùng. Người nam nhi tuy trẻ tuổi mà khí phách oai hùng tạo nên khí thế lấn át cả sao trời. Vẻ đẹp của "trang nam nhi" thời Trần còn hiện lên với hoài bão, lí tưởng cao đẹp. Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh sẽ cảm thấy luống thẹn khi lắng tai nghe chuyện Vũ Hầu. Hình ảnh của "trang nam nhi" đã cho ta thấy được hào khí Đông A sục sôi dưới thời nhà Trần.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
7 tháng 12 2023 lúc 21:33

“Trang nam nhi” mà Phạm Ngũ Lão nhắc đến chính là một thể hiện hào khí Đông A thời Trần. Bởi ông cũng là một người dưới thời Trần, thời mà khí thế hào hùng với những con người luôn sôi sục nhiệt huyết, chí lớn trên mọi phương diện đặc biệt trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc. Những con người oai hùng, hào sảng, phóng khoáng đó, mang trong mình dòng máu của trang nam nhi, luôn theo đuổi giấc mộng lập công danh, đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập và hòa bình của dân tộc. Đó là tấm lòng khi chưa làm gì được cho đất nước thì cảm thấy “thẹn”, làm được rồi thì mong muốn làm được nhiều hơn… Một tấm lòng tận trung, tận nghĩa không bao giờ dừng mang theo hào khí Đông A của cả một triều đại.

Bình luận (0)
Trâm Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Thị Hoài Ngọc
Xem chi tiết
trang
25 tháng 12 2021 lúc 7:38

c

Bình luận (0)