Viết bài văn trình bày vấn đề mà em quan tâm
viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng vấn đề mà em quan tâm
https://hoatieu.vn/viet-bai-van-trinh-bay-y-kien-ve-mot-hien-tuong-van-de-ma-em-quan-tam-213171
Em tham khảo :
Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhối như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ chỉ là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người. Trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.
Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.
Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.
Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ.
Tham khảo:
Bài làm:
Không có gì quý trọng hơn gia đình. Đó là tổ ấm yêu thương cần được vun đắp mỗi ngày. Vậy mỗi thành viên cần làm gì để gia đình có thể trở thành tổ ấm yêu thương?
Gia đình chính là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Bởi vậy nếu gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, trong cuộc sống, người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.
Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình.
Về phía người lớn, cha mẹ phải là tấm gương để con cái học tập, noi theo. Từ hành vi rất nhỏ trong cuộc sống hằng ngày đến cách đối nhân xử thế. Nhiều nghiên cứu cho rằng, con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Bởi vậy ngoài việc dạy dỗ con cái những điều đúng đắn, cha mẹ cần phải chú ý hành vi của bản thân. Bên cạnh đó, người lớn cũng cần học cách trở thành một người bạn của con. Điều đó có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề hằng ngày, lắng nghe con tâm sự và có thể đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc.
Về phía con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay nhận được lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới… Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.
Trong một bộ phim truyền hình nổi tiếng của Việt Nam, một nhân vật đã khẳng định: “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất. Những thứ khác có hay không, không quan trọng”. Câu nói này đã cho thấy tầm quan trọng trong cuộc sống. Mỗi người cần phải biết quý trọng gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình hãy cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.
viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng ( vấn đề ) mà em quan tâm
hiện tượng ý kiến mà e quan tâm là hiện tượng địt vỡ hoặc rách hoặc chảy máy lồn ah
Xin chào tất cả mọi người! Tôi tên là N và hôm nay tôi sẽ trình bày: Liệu đi tham quan, du lịch, sẽ chúng ta được mở rộng tầm mắt và học hỏi được nhiều điều.
Trên thực tế, chúng ta đều có ít nhất một lần đến những địa danh, vùng đất mới mà chúng ta chưa biết đến. Tôi gọi đó là hoạt động tham quan du lịch. Và đó là một trong những cách giúp chúng ta thu thập thêm nhiều thông tin, trải nghiệm thực tế một cách vui vẻ, không bị gò bó, ép buộc. Tham quan là đi xem tận nơi, tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc để học tập kinh nghiệm. Ví dụ như chúng ta tham quan lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh để tìm hiểu thêm nhiều điều về vị chủ tích đáng kính: con người, hoạt động, phong cách sống,… Còn du lịch là đi chơi đến những nơi xa để hiểu biết thêm về phong cảnh, con người, cuộc sống nơi đó. Ví dụ nhưu chúng ta đi du lịch đến Đà Nẵng quan sát con người, phong tục tập quán nơi đây.
Lợi ích của hoạt động tham quan, du lịch thứ nhất là vui chơi, giải trí, khiến ta thoát khỏi những hoạt động thường ngày quen thuộc. Thứ hai là mở rộng tầm hiểu biết của mình, đến tận nơi để quan sát, trải nghiệm, rút ra những bài học mới. Thứ ba, sau mỗi chuyến đi, đọng lại trong chúng ta là tình cảm yêu quý, trân trọng dành cho những điểm đến, con người nơi đó.
Để đi tham quan, du lịch có hiểu quả, trước hết chúng ta cần tìm hiểu trước địa điểm, phong tục tập quán, nếp sống,… ở đó. Những thông tin đó có thể hỏi người lớn, những người đã đến chỗ đó hay qua sách báo, mạng internet,… Sau đó, xác định bản thân sẽ đi đâu, làm những gì ở đó. Những hiểu biết, kinh nghiệm nào mà chúng ta tò mò, mong muốn được tìm hiểu thêm. Đến địa điểm thì luôn chú ý, quan sát, thường xuyên hỏi những gì mình chứng kiến, mình chưa biết. Đặc biệt là ghi chép, ghi hình lại những điều lí thú để giữ lại những bài học, kỉ niệm nơi đây.
Vậy, tôi xin khẳng định ý kiến trên đúng. Khi chúng ta đi tham quan du lịch thì sẽ thu lại thêm nhiều kinh nghiệm, mở rộng hiểu biết của bản thân. Và bản thân tôi mong muốn nếu được đi tham quan, du lịch tại Huế thì tôi sẽ đến thăm các lăng, đi đến dòng sông Hương, cầu Tràng Tiền,…
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.
Ko chép mạng thì càng tốt ạ
Tham khảo:
Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhối như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ chỉ là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người. Trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.
Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.
Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.
Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ.
Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm
Hiện nay rất nhiều các gia đình đã sở hữu cho mình những vật nuôi đáng yêu. Nó không chỉ đơn thuần là một vật nuôi mà nó như một người bạn một, một nơi để họ chút bầu tâm sự sau những những làm việc vất vả, căng thẳng.
Vật nuôi, vật cưng hay thú cảnh, thú cưng là những loài động vật được nuôi để làm cảnh, ôm ấp, được con người chăm sóc và yêu thương. Thông thường mọi người thường lựa chọn vật nuôi trong nhà là chó hoặc mèo, thỏ, chuột hamster và rất nhiều các loại khác nữa
Các vật nuôi trong nhà ngoài việc làm cảnh nó còn mang lại rất nhiều lợi ích cho gia đình đó. Mang lại niềm vui như có thêm những người bạn mới, thường ngày bạn tất bật với công việc, rồi lại tranh thủ ngủ nghỉ, vòng xoay cuộc sống khiến bạn phải quẩn quanh trong nhà suốt ngày, việc có một thú cưng hoạt bát, lanh lợi, như chó chẳng hạn, sẽ buộc bạn phải rời khỏi sự hạn chế của bốn bức tường, gặp gỡ mọi người, từ đó giúp bạn vui vẻ hơn. Ngoài ra các chú cún còn giúp bạn giảm căng thẳng, chúng ta đang sống trong một thế giới với nhịp sống hối hả, rất nhiều người đang tìm kiếm con đường giảm stress và học cách thư giãn. Việc nuôi một thú cưng trong nhà là giải pháp tuyệt vời cho vấn đề này. Theo nghiên cứu của giáo sư Suny Karen Allen, những người sở hữu thú cưng có mức độ căng thẳng thấp hơn đáng kể so với người không nuôi.
Ngoài ra việc nuôi thú cưng còn hỗ trợ một số vấn đề về sức khỏe như giúp huyết áp tốt, ngăn ngừa dị ứng, tốt cho hệ tim mạch,... Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, việc nuôi thú cưng còn giúp các bạn có thêm ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng sự tự tin và nâng cao khả năng giao tiếp với mọi người.
Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mà các vật nuôi đem lại thì cũng sẽ có một số hạn chế như việc những loài vật hay chưa có ý thức nên đôi khi sẽ phá phách đồ đạc, đi tiểu, đại tiện bừa bãi. Hay nếu như bạn có bị dị ứng với lông của các loại động vật thì cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là những vấn đề có thể khắc phục được
Vì vậy, theo tôi mỗi gia đình nếu có thể hãy nuôi một loại thú cưng mà mình yêu thích, hãy chăm sóc, bảo vệ và dạy dỗ nó thật tốt. Để nó có thể trở thành một thành viên, một người bạn trong gia đình mình.
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng(vấn đề) mà em quan tâm.
giúp tui vứi ;-;
cho mình hỏi 1 bài này với là :
Câu thơ nào thể hiện việc làm của anh Đóm?
Mặt trời gác núi
Bóng tối lan dần,
Anh Đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác...
Nha các bạn chỉ 1 câu hỏi này thôi ! Mình không làm phiền các bạn đâu
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng ( vấn đề ) mà em quan tâ
THAM KHẢO :
Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người. Trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.
Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.
Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ.
Viết đoạn văn khoảng 4-5 câu trình bày suy nghĩ của em về 1 vấn đề mà em tâm đắc nhất trong bài Hịch tướng sĩ
Vấn đề em tâm đắc nhất: Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn:
- Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
- Vị tướng đã tự xác định một tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
Qua những câu văn chân thành và xúc động, những lời tâm huyết, ruột gan của Trần Quốc Tuấn, ta có thể cảm nhận sâu sắc được tấm lòng yêu nước nồng nàn cùng tinh thần căm thù giặc cực độ của ông.
TL:
Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.
Nguồn:https://h.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=Vi%E1%BA%BFt+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+kho%E1%BA%A3ng+4-5+c%C3%A2u+m%C3%A0+em+c%E1%BA%A3m+th%E1%BA%A5y+t%C3%A2m+%C4%91%E1%BA%AFc+nh%E1%BA%A5t+trong+b%C3%A0i+h%E1%BB%8Bch+t%C6%B0%E1%BB%9Bng+s%C4%A9&id=557376
Học tốt
Sau khi vạch rõ tội ác và bản chất của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ những tình cảm của mình: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu có trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Đây là đoạn văn biểu hiện tập chung nhất, cao độ nhất cho lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn, cũng là đoạn văn tiêu biểu cho lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Càng đọc kĩ đoạn văn ta càng thấm thía nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt của Trần Quốc Tuấn trước vận mệnh Tổ quốc lâm nguy. Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm: Đau xót đến quên ăn, vỗ gối, tới mức ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm giận sục sôi đến độ muốn được xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Càng đau xót bao nhiêu thì càng căm giận bấy nhiêu. Và càng căm giận bao nhiêu thì càng quyết tâm chiến đấu hi sinh, xả thân vì nước bấy nhiêu, dù có phải chết trăm ngàn lần đau đớn, phơi thân ngoài nội cỏ, xác gói trong da ngựa cũng vẫn cam lòng. Thật cao đẹp và xúc động biết bao tinh thần và nghĩa cử ấy!
Nguồn : https://h.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=Vi%E1%BA%BFt+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+kho%E1%BA%A3ng+4-5+c%C3%A2u+m%C3%A0+em+c%E1%BA%A3m+th%E1%BA%A5y+t%C3%A2m+%C4%91%E1%BA%AFc+nh%E1%BA%A5t+trong+b%C3%A0i+h%E1%BB%8Bch+t%C6%B0%E1%BB%9Bng+s%C4%A9&id=557376
Đề bài: Em hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm.
Đề bài: Câu lạc bộ Văn học trường em phát động viết bài với đề tài “Con người và thiên nhiên”. Hãy viết một bài văn nghị luận, bày tỏ ý kiến đồng tỉnh hay phản đối về một vấn đề môi trường hoặc thiên nhiên mà em quan tâm và gửi cho ban tổ chức.
Hiện nay, chúng ta lại chưa thực sự có được những bữa ăn sạch bởi hàng ngày, thực phẩm bẩn xuất hiện tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đây là một vấn đề nhức nhối mà gần đây đã trở thành “quốc nạn”, ngày đêm đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn thể cộng đồng.
Thực phẩm bẩn là thuật ngữ chỉ chung những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn, có chứa các chất độc hại vượt mức cho phép gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Đó có thể là những thức ăn bán sẵn được sơ chế và chế biến không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ đựng thức ăn chưa được làm sạch. Nguy hiểm hơn, thực phẩm bẩn còn là những nguyên liệu ngay từ đầu đã bị “nhiễm bẩn”: rau bị bơm thuốc kích thích, hoa quả ngâm thuốc bảo quản, thịt lợn tiêm salbutamol để tạo nạc, ngâm tẩm hóa chất để sau một đêm biến thành thịt bò và rất nhiều phương thức khác của “công nghệ chế tạo thực phẩm” mà chúng ta chưa được biết đến. Từng ngày, từng giờ, thực phẩm bẩn đang gặm nhấm sức khỏe của cộng đồng.
Hậu quả nhãn tiền là sức khỏe con người bị xâm phạm một cách tàn nhẫn. Ở mức độ nhẹ, thực phẩm bẩn gây ra bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn nhẹ). Đây là căn bệnh duy nhất có thể tự chữa hoặc tự khỏi. Song dù là mức độ nhẹ nhất, nó cũng gây ra các rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh nhẹ hoặc các triệu chứng cấp tính. Ở mức độ nặng hơn, thực phẩm bẩn dẫn đến ngộ độc cấp tính, nếu trở thành bệnh mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng hoặc dẫn đến tử vong. Đây quả thực là con đường ngắn nhất từ bữa ăn đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Ngay cả khi thực phẩm bẩn không dẫn đến những hậu quả trực tiếp hay ngay lập tức thì nó cũng là chất nhiễm độc tiềm ẩn gây ung thư, vô sinh,… Đau xót hơn, nếu cơ thể người mẹ đang mang thai tích tụ những độc tố ấy sẽ khiến thai nhi trở nên dị dạng.
Tác hại nghiêm trọng của thực phẩm bẩn còn ở sự tha hóa, suy đồi nghiêm trọng của nhân cách con người. Truyền thống tốt đẹp bao đời nay “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” giờ đây bị lãng quên trước lợi nhuận đem lại từ thực phẩm bẩn. Lưu hành thực phẩm bẩn, người tiêu dùng bị xâm hại sức khỏe, người bán để mất nhân cách chính mình.
Nguyên nhân phát sinh vấn nạn thực phẩm bẩn nằm ở đâu? Trước hết, nó nằm ngay trong sự tham lam và mờ mắt vì lợi nhuận của kẻ buôn người bán. Điều này khiến con người tự làm hại lẫn nhau. Ngày nay, không chỉ có những người nông dân, những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ mà nhiều cơ sở sản xuất tập trung như nhà máy, xí nghiệp cũng đang áp dụng “công nghệ chế tạo thực phẩm bẩn” để trục lợi. Thực phẩm bẩn đầy rẫy xung quanh ta mà khó có cách nào phân biệt được. Không chỉ có mặt trên những phố chợ tự họp, thực phẩm bẩn với khả năng luồn lách khéo léo còn len lỏi vào những siêu thị vốn được người tiêu dùng tin tưởng. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình?
Cựu thành viên ban nhạc Bức Tường – Trần Nhất Hoàng từng chia sẻ: “Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy. Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”. Đằng sau những ông trồng chè, bà trồng rau và ông bán thịt ấy là cả một thị trường chất cấm sôi động và chưa được quản lí chặt chẽ. Không chỉ thế, chính người tiêu dùng cũng đang tiếp tay cho vấn nạn này bằng nhiều cách. Có khi bằng sự dễ dãi, thỏa hiệp, có khi bằng sự thiếu thông minh trong lựa chọn thực phẩm.
Vấn đề thực phẩm bẩn đã trở thành quốc nạn nên việc đẩy lùi không thể chỉ trong một sớm, một chiều, cũng không thể chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng hay một ban ngành, đoàn thể nào. Mà nó, với “tư cách” là một quốc nạn cần được toàn dân cùng nhau đoàn kết chống lại, cũng giống như cách đây một thế kỉ, chúng ta đã bên nhau đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, đánh đuổi ách thực dân phát xít xâm lược.
Bài viết của em được chọn để tham gia buổi tọa đàm “Con người và thiên nhiên” do nhà trường tổ chức. Dựa vào bài viết, em hãy trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề môi trường hoặc thiên nhiên mà em quan tâm.
Cùng với dòng chảy của thời gian và sự phát triển của đất nước, đến nay chúng ta không còn phải lo lắng thiếu từng bữa ăn, giấc ngủ. Chúng ta không chỉ được ăn no mà còn được ăn ngon. Đây là dấu hiệu đáng mừng! Tuy vậy, chúng ta lại chưa có được những bữa ăn sạch bởi hàng ngày, thực phẩm bẩn xuất hiện tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đây là một vấn đề nhức nhối mà gần đây đã trở thành “quốc nạn”, ngày đêm đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn thể cộng đồng.
Thực phẩm bẩn là thuật ngữ chỉ chung những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn, có chứa các chất độc hại vượt mức cho phép gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Đó có thể là những thức ăn bán sẵn được sơ chế và chế biến không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ đựng thức ăn chưa được làm sạch. Nguy hiểm hơn, thực phẩm bẩn còn là những nguyên liệu ngay từ đầu đã bị “nhiễm bẩn”: rau bị bơm thuốc kích thích, hoa quả ngâm thuốc bảo quản, thịt lợn tiêm salbutamol để tạo nạc, ngâm tẩm hóa chất để sau một đêm biến thành thịt bò và rất nhiều phương thức khác của “công nghệ chế tạo thực phẩm” mà chúng ta chưa được biết đến. Từng ngày, từng giờ, thực phẩm bẩn đang gặm nhấm sức khỏe của cộng đồng. Chẳng thế mà có người đã từng nói rằng chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại ngắn đến thế. Vấn đề này không còn là vấn nạn của một người, một nhà mà đã trở thành chuyện của quốc gia, quốc tế. Nó làm dấy lên nỗi bất an, sự ám ảnh và nhiều khi còn là sự bất lực. Mỗi lần ngồi vào mâm cơm là một lần ta đánh cược với số phận, đem tính mạng phó thác cho hai chữ may rủi.
Vấn nạn thực phẩm bẩn hoành hành ở khắp nơi và gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nhãn tiền là sức khỏe con người bị xâm phạm một cách tàn nhẫn. Ở mức độ nhẹ, thực phẩm bẩn gây ra bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn nhẹ). Đây là căn bệnh duy nhất có thể tự chữa hoặc tự khỏi. Song dù là mức độ nhẹ nhất, nó cũng gây ra các rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh nhẹ hoặc các triệu chứng cấp tính. Ở mức độ nặng hơn, thực phẩm bẩn dẫn đến ngộ độc cấp tính, nếu trở thành bệnh mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng hoặc dẫn đến tử vong. Đây quả thực là con đường ngắn nhất từ bữa ăn đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Ngay cả khi thực phẩm bẩn không dẫn đến những hậu quả trực tiếp hay ngay lập tức thì nó cũng là chất nhiễm độc tiềm ẩn gây ung thư, vô sinh,… Đau xót hơn, nếu cơ thể người mẹ đang mang thai tích tụ những độc tố ấy sẽ khiến thai nhi trở nên dị dạng. Như vậy, thực phẩm bẩn không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng với một cá nhân, một gia đình hay một thế hệ mà nó còn là mầm mống hủy hoại giống nòi, tàn phá tương lai.
Tác hại nghiêm trọng của thực phẩm bẩn còn ở sự tha hóa, suy đồi nghiêm trọng của nhân cách con người. Truyền thống tốt đẹp bao đời nay “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” giờ đây bị lãng quên trước lợi nhuận đem lại từ thực phẩm bẩn. Lưu hành thực phẩm bẩn, người tiêu dùng bị xâm hại sức khỏe, người bán để mất nhân cách chính mình.
Nguyên nhân phát sinh vấn nạn thực phẩm bẩn nằm ở đâu? Trước hết, nó nằm ngay trong sự tham lam và mờ mắt vì lợi nhuận của kẻ buôn người bán. Điều này khiến con người tự làm hại lẫn nhau. Ngày nay, không chỉ có những người nông dân, những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ mà nhiều cơ sở sản xuất tập trung như nhà máy, xí nghiệp cũng đang áp dụng “công nghệ chế tạo thực phẩm bẩn” để trục lợi. Thực phẩm bẩn đầy rẫy xung quanh ta mà khó có cách nào phân biệt được. Không chỉ có mặt trên những phố chợ tự họp, thực phẩm bẩn với khả năng luồn lách khéo léo còn len lỏi vào những siêu thị vốn được người tiêu dùng tin tưởng. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình?
Cựu thành viên ban nhạc Bức Tường – Trần Nhất Hoàng từng chia sẻ: “Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy. Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”. Đằng sau những ông trồng chè, bà trồng rau và ông bán thịt ấy là cả một thị trường chất cấm sôi động và chưa được quản lí chặt chẽ. Nguyên nhân không chỉ nằm ở bề nổi là những sạp hàng bày trước mắt người tiêu dùng mà có nguồn gốc sâu xa từ tất cả các khâu tạo nên thực phẩm. Không chỉ thế, chính người tiêu dùng cũng đang tiếp tay cho vấn nạn này bằng nhiều cách. Có khi bằng sự dễ dãi, thỏa hiệp, có khi bằng sự thiếu thông minh trong lựa chọn thực phẩm. Hơn nữa, tâm lí ham rẻ và dễ dãi trong lựa chọn của người tiêu dùng Việt Nam cũng tạo ra một thị trường rộng lớn và tiềm năng cho thực phẩm bẩn. Cùng với nó là sự quản lí chưa chặt chẽ của lực lượng cơ quan chức năng. Chúng ta có nhiều tội ác bị phạt tù chung thân, thậm chí là tử hình nhưng sản xuất thực phẩm bẩn là ra tay đầu độc cả cộng đồng, là giết người hàng loạt lại chưa bị xử lí thích đáng. Hình ảnh nghệ sĩ Chí Trung trong vai người bán hàng cười hớn hở, cười vui vẻ “em xin chấp nhận nộp phạt”, “phạt không quá hai triệu” trong chương trình Táo quân là một minh chứng cho điều ấy. Mức phạt hành chính quá ít ỏi so với lợi nhuận chẳng thấm vào đâu làm sao đủ sức răn đe, làm sao cho đúng người đúng tội? Đó chẳng phải là cách chúng ta làm ngơ cho đồng bào mình đầu độc lẫn nhau?
Trước tình hình căng thẳng, bức bối đầy rối ren ấy, giải pháp nằm ở chính chúng ta. Mỗi chúng ta cần là nhà tiêu dùng thông thái, lựa chọn thực phẩm một cách kĩ càng. Cả người sản xuất và người tiêu dùng cần tìm hiểu về danh mục chất cấm, về dấu hiệu phân biệt thực phẩm bẩn và thực phẩm sạch. Ý thức tự giác trong bảo vệ bản thân và bảo vệ cộng đồng mới giúp được chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng có biện pháp loại bỏ thực phẩm bẩn nào tốt hơn là những nhà sản xuất tự nâng cao trách nhiệm cộng đồng, lương tâm nghề nghiệp và ý thức cung cấp thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh ra thị trường. Các cơ quan chức năng cũng cần có và phải có biện pháp răn đe nghiêm khắc, hiệu quả hơn. Một dấu hiệu đáng mừng là Bộ luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua quy định cụ thể hình thức tù giam với người sản xuất và kinh doanh thực phẩm bẩn. Từng học sinh cũng cần bảo vệ sức khỏe cho chính mình bằng cách biết nói “không” với những đồ ăn thức uống không rõ nguồn gốc, bày bán mất vệ sinh… tìm hiểu tiêu chuẩn thực phẩm sạch và tham khảo ý kiến người lớn để sử dụng những sản phẩm an toàn.
Vấn đề thực phẩm bẩn đã trở thành quốc nạn nên việc đẩy lùi không thể chỉ trong một sớm, một chiều, cũng không thể chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng hay một ban ngành, đoàn thể nào. Mà nó, với “tư cách” là một quốc nạn cần được toàn dân cùng nhau đoàn kết chống lại, cũng giống như cách đây một thế kỷ, chúng ta đã bên nhau đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, đánh đuổi ách thực dân phát xít xâm lược.