Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
Uyên Phạm
13 tháng 3 2021 lúc 9:26

undefined

Bình luận (0)
Uchiha Sasuke
Xem chi tiết
Nhok Kami Lập Dị
Xem chi tiết
Bùi Minh Dung
16 tháng 3 2018 lúc 19:34

Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260km. Diện tích biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán quốc gia bao gồm: vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa gấp hơn 3 lần lãnh thổ trên đất liền với diện tích khoảng một triệu km2; có trên 3.000 hòn đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông; có 12 quần đảo. Các vùng biển, đảo nằm trên địa giới hành chính thuộc 28 tỉnh, 125 huyện ven biển, trong đó có 12 huyện đảo.

Chỉ tính riêng các hải đảo, quần đảo thì Việt Nam có hơn 1.656 km2, trong đó có 66 đảo thường xuyên có dân làm ăn sinh sống, với hơn 155.000 người.

Đảng, Nhà nước Việt Nam đã sớm quan tâm đến các vùng biển đảo và khẳng định phấn đấu “Trở thành một nước mạnh về biển là một mục tiêu chiến lược xuất phát từ các yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”.

Năm 1990- 1992 đã đề ra chương trình Biển Đông- Hải đảo; tiếp sau là các chủ trương của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển, đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển, về chương trình Biển Đông- Hải đảo đã mở rộng phạm vi đầu tư cho các ngành, các địa phương, các dự án trọng điểm nên đã đưa nhanh công trình vào sử dụng, đáp ứng những nhu cầu quan trọng, cấp bách.

Chúng ta đã chủ động xây dựng và từng bước hoàn thiện thế trận quốc phòng - an ninh trên biển. Thông qua nhiều biện pháp tổ chức giáo dục cho toàn dân về giá trị của biển, đảo trong quá trình thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược; thành lập “Ban chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông và Hải đảo”; triển khai chương trình Biển Đông- Hải đảo; ban hành 7 luật, 6 pháp lệnh, 2 bản tuyên bố, 19 nghị định và 6 quyết định liên quan đến quản lý và bảo vệ vùng biển, đảo Việt Nam.

Chúng ta cũng đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thế đứng chân ổn định, vững chắc, sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp xảy ra trên biển. Xây dựng hệ thống nhà ở, tường, kè chống xói lở trên các đảo thuộc quần đảo; đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho xây dựng các công trình bảo đảm đời sống cho bộ đội và nhân dân huyện đảo Trường Sa.

Các lực lượng chuyên trách được xây dựng để từng bước thực hiện quản lý Nhà nước trên các vùng biển thông qua việc xây dựng các lực lượng và phương tiện để chỉ huy điều hành cứu hộ, cứu nạn trên biển như: hệ thống quan sát, trinh sát, cảnh giới từ xa, thông tin liên lạc hàng hải; thành lập đội tàu tuần tra biên phòng, kiểm ngư, hải quan; tổ chức xây dựng và trang bị cho lực lượng cảnh sát biển; xây dựng hệ thống đèn biển. Mới đây lại bổ nhiệm chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đảo Trường Sa.

Nhà nước đầu tư hỗ trợ phát triển nghề đánh cá xa bờ. Với hàng trăm tỷ đồng của chương trình Biển Đông- Hải đảo và nguồn vốn phát triển của ngân hàng Châu Á(ADB) đã đầu tư xây dựng hàng chục công trình cảng và khu dịch vụ hậu cần nghề cá trên các đảo và một số điểm ven bờ, đóng mới nhiều tàu dịch vụ hậu cần nghề cá. Đã hỗ trợ nhiều tỷ đồng đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền về chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc trên biển đảo; đấu tranh quốc phòng-an ninh, ngoại giao; nghiên cứu và điều tra cơ bản. Đã từng bước hoàn chỉnh bộ hồ sơ cơ bản về quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển...

Trình độ khoa học về biển, những vấn đề quân sự, quốc phòng - an ninh trên biển, nhất là về sức chiến đấu và khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biển của các lực lượng vũ trang trên biển và ven bờ sẽ được nâng lên. Sự hình thành hệ thống tổ chức Tiểu ban chuyên giải quyết những vấn đề liên quan đến quốc phòng - an ninh theo Nghị định 119/CP, sẽ từng bước hoàn thiện cơ chế bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển hoạt động có hiệu quả hơn.

Để phát huy hơn nữa vai trò kinh tế biển đối với tăng cường quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc chúng ta có thể và cần phải quân tâm hơn đến các giải pháp như: Điều chỉnh Chiến lược phát triển kinh tế biển kết hợp với tăng cường quốc phòng - an ninh trên biển phù hợp với tư duy mới về biển và đại dương; cụ thể hoá các nội dung chiến lược bằng quy hoạch, kế hoạch, các dự án và bằng pháp luật, chính sách phù hợp với tình hình thực tế. Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục quốc phòng - an ninh biển cho toàn dân, coi trọng bồi dưỡng các lực lượng trực tiếp hoạt động trên biển, đảo; nghiên cứu sâu hơn về chiến lược biển của các nước trong khu vực và thế giới để đề ra các chính sách phù hợp nhằm bảo vệ hữu hiệu chủ quyền quốc gia trên biển, đảo. Tích cực hoạt động ngoại giao để bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu quả của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Tiếp tục xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng - an ninh, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh trên vùng biển, đảo; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và quyền làm của của nhân dân trên vùng biển, đảo của Tổ quốc./.

Dù nhỏ tuổi  nhưng có được tình yêu biển đảo như các em là điều vô cùng quý giá. Các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Các em sẽ làm được những điều thế hệ đi trước không làm được. Gìn giữ Trường Sa, Hoàng Sa, bảo vệ vùng biển vùng trời tổ quốc sẽ không thể làm được, nếu đất nước ta không trở nên cường thịnh, giàu mạnh... 

Tại sách "100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam" của Ban Tuyên giáo Trung ương, cũng đã chia sẻ mong muốn, hướng dẫn các em như sau:

Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Chúng ta cần quán triệt lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chủ quyền đối với vùng nội thủy, lãnh hải; quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo quy định của Công ước  Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Chủ trương của ta là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc, luật pháp và thực tiễn quốc tế, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Với lập trường và chủ trương đúng đắn đó, Việt Nam đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ một loạt công tác nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của ta trên Biển Đông.

Các em học sinh xếp hình tổ quốc để bày tỏ tình yêu với đất nước và biển đảo quê hương (Báo Điện Biên Phủ)

HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.

 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.

Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.

Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo. 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 0:59

Tham khảo
1.

- Môi trường biển là không chia cắt được. Vì vậy, khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh.

- Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền.
2. 

* Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam:

- Biển đảo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

+ Vùng ven biển và hải đảo là nơi cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư nước ta.

+ Nhiều hoạt động kinh tế biển đã đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước.

+ Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Chất lượng nước biển:

+ Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép.

+ Chất lượng nước biển ven các đảo và cụm đảo khá tốt, kể cả ở các đảo tập trung đông dân cư.

+ Chất lượng nước biển xa bờ đều đạt chuẩn cho phép, tương đối ổn định và ít biến động qua các năm.

- Chất lượng môi trường nước biển có xu hướng giảm do chịu tác động mạnh của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven bờ. Ngoài ra, biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng có tác động xấu tới môi trường biển đảo.

- Để bảo vệ môi trường biển đảo cần kết hợp nhiều giải pháp như:

+ Xây dựng cơ chế chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo;

+ Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát và xử lí vấn đề môi trường biển đảo;

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ và cải thiện môi trường biển đảo,...

* Liên hệ: những hành động mà em có thể làm để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo:

- Tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển, giữ gìn môi trường sinh thái,... nhằm giảm thiểu sự suy thoái, ô nhiễm môi trường biển và trên các đảo.

- Đấu tranh với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển đảo trái với quy định của pháp luật.

- Rèn luyện kĩ năng để thích ứng với các thiên tai và sự cố xảy ra trong vùng biển đảo.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 1:11

Tham khảo

- Thuận lợi và khó khăn với phát triển kinh tế:

+ Thuận lợi: tài nguyên biển đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.

+ Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ,…) gây thiệt hại lớn cho sinh hoạt và sản xuất; môi trường biển đảo đang bị ô nhiễm, gây trở ngại cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,…

- Thuận lợi và khó khăn đối với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

+ Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1892); Luật biển Việt Nam (2012); Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á,…

+ Khó khăn: tình trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực…

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Diệp
Xem chi tiết
Lê Tùng Đạt
6 tháng 9 2019 lúc 5:41

Đáp án

Vẽ tranh ca ngợi vẻ đẹp của biển đảo và những người lính, người dân hằng ngày sinh sống và bảo vệ biển đảo,// tuyên truyền cho mọi người về ý nghĩa lịch sử và giá trị kinh tế của biển đảo qua tranh ảnh,..//

Bình luận (0)
Đỗ Việt Trung
Xem chi tiết
ha cam
14 tháng 4 2016 lúc 23:10

Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.ề kinh tế:

Phát triển kinh tế đảo và quần đảo là một phận quan trọng không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, các đảo và quần đảo đóng góp một vai trò hết sức to lớn.

_ Các đảo và quần đảo là kho tàng về tài nguyên, đặc biệt có những loại sinh vật quý hiếm như yến, các loài chim, các cây dược liệu,...

Kinh tế các đảo và quần đảo góp phần tạo nên sự phong phú cho cơ cấu nền kinh tế nước ta.

_ Các đảo và quần đảo chính là nơi trú ngụ an toàn cho tàu bè đánh bắt khơi xa khi gặp thiên tai.

_ Đặc biệt các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc phòng. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo

 Về quốc phòng-an ninh:

_Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600km, nơi hẹp nhất khoảng 50km), nên chiều sâu phòng thủ đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của ta đều năm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng thành những căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của các lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển, đảo có vai trò rất quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước

(còn về giao thông thì mình không biết ^^)

Bình luận (0)
ha cam
14 tháng 4 2016 lúc 23:15

_học tập tốt, phải biết bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ quốc gia trên cơ sở hiểu biết về luật pháp trong nước ,có ý thức và trách nhiệm, trước hết là hiểu rõ và thông suốt chủ trương, quan điểm của Đảng giải quyết vấn đề về biển, đảo và am hiểu luật pháp quốc tế. Khi đã tường tận, mỗi bạn trẻ cần tuyên truyền đến những người xung quanh để có chung nhận thức. (bạn có thể thêm ý của bạn nha, )

Bình luận (0)
Phan Nguyễn Bảo Châu
Xem chi tiết
tran van hieu
8 tháng 12 2016 lúc 20:51

đánh bắt cá hợp lí,bảo vệ môi trường ,khi có chiến tranh người dân đứng lên bảo vệ chủ quyên biển đảo của mình

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 20:06

Tham khảo:

- Là 1 học sinh em cần:

Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.
Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Bình luận (0)