Những câu hỏi liên quan
piojoi
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 6 2023 lúc 10:00

a. Rừng cọ ơi rừng cọ

Lá đẹp lá ngời ngời

Tôi yêu thương vẫy gọi

Mặt trời xanh của tôi!

BPTT: hoán dụ

Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh rừng cọ trong suy nghĩ của tác giả qua đó bày tỏ cảm xúc chân thật của người với rừng cọ, đồng thời gợi sự quan trọng của rừng cọ và làm câu thơ hay hơn.

b. Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

BPTT nhân hóa

Tác dụng: thể hiện rõ hơn tình bạn của trâu với người, trâu như một người bạn nhà nông không chỉ có giá trị kinh tế mà còn về tinh thần. Đồng thời, hình ảnh "chú trâu" trở nên sinh động gần gũi hơn với người đọc.

c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

BPTT điệp ngữ và hoán dụ.

Tác dụng:

+ phép điệp ngữ giúp thêm tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc, có vần nhịp giữa 2 câu thơ bằng hình ảnh "mặt trời" ở đầu câu.

+ phép hoán dụ gợi sự yêu thương của tình mẫu tử, ý chỉ hình ảnh "em" là nguồn sống, là niềm tin, niềm tự hào của mẹ để mẹ cố gắng làm việc.

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 6 2023 lúc 10:02

d. Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

BPTT so sánh

Tác dụng: tăng giá trị biểu đạt cảm xúc của tác giả về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam đồng thời qua đó làm câu thơ hay hơn, hình ảnh của quê hương trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn.

e. Trong gió trong mưa

  Ngọn đèn đứng gác

  Cho thắng lợi, nối theo nhau

  Đang hành quân đi lên phía trước

BPTT nhân hóa

Tác dụng: làm cho hình ảnh ngọn đèn sinh động hơn, gợi sự gần gũi với cách mạng qua sự dũng cảm chịu được cực khổ trong giá mưa. Qua đó thể hiện nên tinh thần yêu nước của tác giả, của người Việt ta đến cả ngọn đèn cũng thế.

Bình luận (0)
Nguyễn Mạnh Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
8 tháng 7 2020 lúc 18:30

bạn tham khảo tại đây nhé !

https://olm.vn/hoi-dap/detail/259289785548.html

Câu hỏi của LinhDuy088 - Tiếng Việt lớp - Học toán với OnlineMath

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lý Vũ Thị
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
10 tháng 8 2023 lúc 22:11

      Mùa hè là mùa của nắng mang đến cho vạn vật sức sống mãnh liệt nhất. Cái nắng mùa hạ làm cho mọi cảnh vật dường như đều được khoác trên mình chiếc áo vàng óng ả vàng sánh như mật ong. Những cây phượng đỏ rực như một mâm xôi gấc đang vươn những tán lá rộng đang che mát cả một góc trời. Mùa hè đến mang theo những trái ngon và hấp dẫn. Cây cối được tiếp thêm nhựa sống mạnh mẽ. Những trái mít căng đầy tỏa hương hấp dẫn, những trái na chín mọng mời gọi bàn tay con người đến hái.Mùa hè đã trở thành một mùa đong đầy kỉ niệm của trong trái tim tôi. Mùa hè nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người, giúp chúng ta mãi sống trong tháng ngày tuổi trẻ rực rỡ.

( Biện pháp sử dụng là so sánh và nhân hóa)

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 9 2023 lúc 7:15

Tham khảo!

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

+ Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

+ So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

+ Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

Bình luận (0)
Hải Phong
17 tháng 9 2023 lúc 19:04

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và tìm ra các từ ngữ dùng để nói về “mẹ” và “cau. Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng của chúng.

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
7 tháng 12 2023 lúc 21:34

- Các chỉ dẫn được đặt trong ngoặc đơn (dùng để chú giải); các số chủ thích (giải nghĩa từ vựng)

(nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)

(hát điệu con gà rừng; tiếng trống nhịp nổi lên, Xúy Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi. Múa xong, Xúy Vân hát lên rồi cười và hát điệu sa lệch; đế)

(nói điệu sử rầu; hát sắp; nói; hát ngược; Xúy Vân vào, vừa đi vừa cười điên dại)

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ “Tôi kêu đò, đò không thưa. Tôi càng chờ càng trưa chuyến đò; Con cá rô nằm vũng chân trâu, Để cho dăm bảy cần câu châu vào!”, so sánh, điệp ngữ “Bông bông dắt, bông bông díu - Xa xa lắc, xa xa líu; Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên”

- Từ ngữ: giàu hình ảnh, nhiều ngụ ý, thể hiện tâm trạng bối rối, đầy mâu thuẫn của Xúy Vân

- Hình ảnh: về một người phụ nữ đảm đang, khéo léo; hình ảnh gợi tả tình cảnh bế tắc, tù đọng đầy bất trắc.

→ Tâm trạng đau khổ của Xúy Vân khi tự thấy mình lỡ làng, dang dở, bẽ bàng

+ Tâm trạng lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa trong gia đình chồng

+ Nỗi thất vọng trước mâu thuẫn giữa ước mơ hạnh phúc gia đình đầm ấm

+ Tâm trạng uất ức, cơ đơn, quẫn bách.

+ Tâm trạng rơi vào trạng thái hỗn loạn, điên dại.

Bình luận (0)
inaral
Xem chi tiết
cần giải
Xem chi tiết
cần giải
4 tháng 8 2019 lúc 9:50

nhanh lên giúp mình với

nhanh mình tích đúng cho

Bình luận (0)
cần giải
5 tháng 8 2019 lúc 14:35

cascbanj ơi nhanh lên

Bình luận (0)
Phạm Ngọc Minh Vy
Xem chi tiết
lưu ánh quang
29 tháng 4 2021 lúc 20:16

1 biện pháp ẩn dụ

2 biện pháp so sánh

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 10 2023 lúc 14:50

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn này là biện pháp nhân hóa, liệt kê.

Bình luận (0)