cho ΔABC cân tại A.Trên BC lấy điểm M.Vẽ ME,MF vuông góc với AC,AB.Kẻ đường cao CH
chứng minh ME+MF không thay đổi M di động trên BC
Cho tam giác ABC cân tại A, trên BC lấy M. Vẽ ME, MF vuông góc với AC, AB. Kẻ đường cao CH. Chứng minh ME+ MF không thay đổi khi m di động trên BC
Kẻ CK vuông góc với đường thằng FM.
Tứ giác HCKF có 3 góc vuông nên nó là hình chữ nhật.
Xét ∆FMB và ∆KMC:
\(\widehat{BFM}=\widehat{CKM}=90^o\)
\(\widehat{FMB}=\widehat{KMC}\) (2 góc đối đỉnh)
=> ∆FMB~∆KMC (g.g)
=> \(\widehat{FBM}=\widehat{KCM}\)
Xét ∆ECM và ∆KCM:
MC: cạnh chung
\(\widehat{ECM}=\widehat{KCM}\left(=\widehat{FBM}\right)\)
\(\widehat{CEM}=\widehat{CKM}=90^o\)
=> ∆ECM=∆KCM (ch.gn)
=> ME=MK (2 cạnh tương ứng)
Ta có: MF+ME=MF+MK=FK
Mà HCKF là hình chữ nhật(cmt) nên FK=CH
=> MF+ME=CH
Vì ∆ABC không đổi nên CH không đổi, từ đó suy ra tổng MF+ME không đổi khi M di chuyển trên BC.
Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ đường cao BH. Trên đáy BC lấy điểm M.Vẽ MD vuông góc với AB, ME vuông góc với AC và MF vuông góc với BH
a)Chứng minh ME = FH
b)Chứng minh tam giác DBM = tam giác FMB
c)Chứng minh khi điểm M chạy trên đáy BC thì MD + ME có giá trị không đổi
a, Ta thấy :FH\(\perp\)HE
ME\(\perp\)HE
=>FH//ME
=>FHM^=HME^
Xét \(\Delta\)vuông FHM và \(\Delta\)vuông EMH ,có
HM cạnh chung
FHM^=HME^ (cmt)
=>\(\Delta\)FHM =\(\Delta\)EMH (ch-gn)
=>ME=FH (hai cạnh tương ứng)
Cho tam giác ABC cân tại A, lấy M trên BC, kẻ ME vuông góc với AB, MF vuông góc với AC. Chứng minh khi M di động trên BC thì tổng ME+<F ko đổi???
Cho ΔABC cân tại A, đường cao BH. Trên đáy BC lấy M, MD vuông góc AB, ME vuông góc AC, MF vuông góc BH. Chứng minh ΔDMB = ΔFMB
+)Ta có:AC⊥BH(gt)
MF⊥BH(gt)
=>MF//AC
=>∠HCM=∠FMB(đồng vị)(1)
+)ΔABC cân tại A
=>∠DBM=∠HCM(2)
+)Từ (1) và (2)
=>∠DBM=∠FMB
+)Xét ΔDMB(∠BDM=90o) và ΔFMB(∠MFB=90o) có :
BM chung
∠DBM=∠FMB(cmt)
=>ΔDMB=ΔFMB (ch.gn)
Chúc bn học tốt
Ta có:AC⊥BH(gt)
MF⊥BH(gt)
=>MF//AC
=>∠HCM=∠FMB(đồng vị)(1)
+)ΔABC cân tại A
=>∠DBM=∠HCM(2)
+)Từ (1) và (2)
=>∠DBM=∠FMB
+)Xét ΔDMB(∠BDM=90o) và ΔFMB(∠MFB=90o) có :
BM chung
∠DBM=∠FMB(cmt)
=>ΔDMB=ΔFMB (ch.gn)
Cho tam giác ABC cân tại A. m thuộc BC. ME,MF lần lượt vuông góc vớiAC,AB (E thuộc AC,F thuộc AB). Đường cao CH. Chứng minh rằng:
ME+MF không đổi khi M di chuyển trên BC.
Cho tam giác ABC , trên BC lấy điểm M. Vẽ ME, MF vuông góc với AC, AB, kẻ đường cao AD CMR:
a) BFM đồng dạng CEM
b) BHC đồng dạng CEM
c) ME + MF ko thay đổi khi M di động trên BC
Tham khảo câu tương tự : Câu hỏi của Nguyen Tra - Toán lớp 8 | Học trực tuyến
CHO TAM GIÁC ABC CÂN TẠI A CÓ ĐƯỜNG CAO BH. TỪ ĐIỂM M TRÊN CANHJBC VẼ ME VUÔNG GÓC AB TẠI E, MF VUÔNG GÓC AC TẠI F
A) CM ME+MF=BH
B) HỆ THỨC THAY ĐỔI RA SAO NẾU M THUỘC ĐƯỜNG THẲNG BC NHƯNG KHÔNG THUỘC ĐOẠN BC
Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ đường cao BH của AC. Cho 1 điểm M bất kì thuộc BC. Vẽ MD vuông góc AB, ME vuông góc với AC, MF vuông góc với BH. Chứng minh khi M chạy trên đáy BC thì MD+ME có giá trị không đổi.
Cho tam giác ABC cân tại A. Đường cao BH. Trên đáy BC lấy điểm M, vẽ MD vuôn góc với AB. ME vuông góc với AC. MF vuông góc với BH. Chứng minh ME=FH
Vì FH và ME cùng vuông góc vs AC nên FH//ME
Xét 2 tam giác vuông FHM và EMH có:
MH cạnh chung
\(\widehat{FHM}\)=\(\widehat{EMH}\)(vì so le)
=>\(\Delta\)FHM=\(\Delta\)EMH(CH-GN)
=>ME=FH