lịch sử về trần văn toản giúp mik với ạ
Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe.
1. Chuẩn bị.
- Chọn câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em yêu thích.
Gợi ý: Câu chuyện kể về Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Lê Lai, Nguyễn Trung Trực, Hồ Chí Minh, Kim Đồng, Nguyễn Văn Trỗi,...
- Câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc thế nào?
- Nhân vật lịch sử có những đóng góp gì cho đất nước?
- Em có cảm nghĩ như thế nào về nhân vật và câu chuyện?
2. Lập dàn ý.
3. Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
- Dàn ý có đủ 3 phần.
- Các chi tiết được lựa chọn hợp lí.
- Các sự việc được sắp xếp đúng diễn biến của câu chuyện.
1.
- Câu chuyện kể về anh Kim Đồng.
- Mở đầu: Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng.
- Diễn biến:
+ Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết.
+ Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người.
+ Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo.
+ Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ.
+ Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo.
- Kết thúc: Anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.
- Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
- Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
2.
- Mở bài: Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành. Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.
- Thân bài:
+ Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.
Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo.
+ Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.
+ Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Kết bài: Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
3. Em tiến hành góp ý cho dàn ý của bạn và chỉnh sửa dàn ý nếu có.
Tìm hiểu về nhân vật lịch sử: Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Hồ Quý Ly.
*Khái quát về nhân vật: Trần Nhân Tông
-Sinh-mất: 7/12/1258 - 16/12/1308
-Là vị hoàng đế thứ 3 của vương triều Trần nước Đại Việt
-Trị từ: 1278-1293
-Làm Thái Thượng Hoàng từ năm 1293 cho tới khi mất.
-Ông được nhiều sử gia đánh giá là một vị vua anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của nước Việt cuối thế kỷ 13, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng cương thổ đất nước.Là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại.
-Là con trai trưởng của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đã được truyền ngôi vào tháng 11 năm 1278 – lúc ông chưa đầy 20 tuổi.
-Ông đã phải đương đầu với hiểm họa xâm lược từ đế quốc Mông-Nguyên hùng mạnh ở phương Bắc.
- Năm 1293, ông truyền ngôi cho thái tử Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên làm Thái thượng hoàng. Sau đó Nhân Tông xuất gia tu hành theo đạo Phật và lấy hiệu Trúc Lâm đại sĩ ; nhưng ông vẫn tham gia điều hành chính sự, đánh dẹp quân Ai Lao xâm phạm biên giới và mở rộng bờ cõi về phương Nam bằng phương pháp ngoại giao. Trần Nhân Tông cũng chính là vị tổ sáng lập của Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tinh thần nhập thế.
*Khái quát về nhân vật Trần Quốc Tuấn:
-Tên: Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo).
-Năm sinh và năm mất: 1228-1300 (72 tuổi).
-Quê: Phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định).
-Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn lạc. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xắp đặt bầy mưu giữ cho thế nước trông chênh thành bền vững.
- Là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông nổi bật với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông năm 1285, 1288.
-Hưng Đạo vương là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu, anh vua Trần Thái Tông.
- Năm 1257, ông được Thái Tông phong làm tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên-Mông Cổ đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông (em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đánh đội quân xâm lược của Trấn Nam Vương Thoát Hoan.
-Hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,..., quét sạch quân Nguyên khỏi biên giới.
-Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt. Hưng Đạo vương tiếp tục làm Quốc công tiết chế; ông khẳng định với nhà vua: "Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã dùng lại kế cũ của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân của các tướng Phàn Tiếp, Ô Mã Nhi trong trận Bạch Đằng. Quân Nguyên lại phải chạy về nước. Tháng 4 âm lịch năm 1289, vua Nhân Tông gia phong ông làm Hưng Đạo Đại vương. Sau đó ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300; trước khi mất, ông khuyên vua Trần Anh Tông: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc". Sinh thời ông có viết các tác phẩm Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư nhằm động viên quân sĩ, phân tích nghệ thuật quân sự.
Trần Hưng Đạo, Lí Thường Kiệt, Lí Công Uẩn, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản
Những nhân vật trên thuộc về những triều đại lịch sử nào
* Trần Hưng Đạo : Ba lần cầm quân đánh đuổi giặc Mông - Nguyên , đc nhân dân tôn vinh là Đức Thánh Trần , là ng viết áng văn bất hủ Hịch tướng sĩ .
* Lí Thường Kiệt : đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075 - 1077 , nổi tiếng vs chiến thắng trên phòng tuyến sông như Nguyệt và thường đc coi là tg bài thơ thần Nam quốc sơn hà .
* Lí Công Uẩn : Ban Chiếu dời đô ( Thiên đô chiếu ) vào mùa xuân năm 1010 để chuyển dời kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư ( Ninh Bình ) ra thành Đại La ( Hà Nội )
* Phạm Ngũ Lão : Ngồi đan sọt bên về đường , mải nghĩ về 1 câu trong binh thư , đến nỗi quân lính dẹp lối cho xa giá của Hương Đạo Vương cầm quân đâm vào đùi chảy máu mà vẫn ko nhúc nhích . Trở thành môn khách của Hưng Đạo Vương , là vị tướng giỏi góp nhiều công lớn cho chiến thắng quân Mông - Nguyên .
* Trần Quốc Toản : 16 tuổi , căm thù giặc đến bóp nát quả cam trong tay ở bến Bình Than , giương cao là lá cờ thêu sáu chữ vàng " Phá cường địch , báo hoàng ân " , góp công đánh giặc Mông - Nguyên lần thứ 2 .
Pha Mai Hoa bạn học qua chưa giúp mình với
Trần Hưng Đạo, Lí Thường Kiệt, Lí Công Uẩn, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản
Những nhân vật trên thuộc về những triều đại lịch sử Lý Trần
nêu những công lao của lý công uẩn và trần quốc toản? suy nghĩ của em về 2 nhân vật lịch sử này
Giúp mình với , mình đang cần ngày vì mai t6 mình nộp rùi
cảm ơn các bạn rất nhiều
Dưới triều đại của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thànhĐại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.( cái này là Lý Công Uẩn nha)
Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản là một quý tộc nhà Trần, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông, có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.( cái này của Trần Quốc Toản , hơi ngắn)suy nghĩ mik chưa làm đc nha
Viết một đoạn văn về chủ đề quê hương trong đó có sử dụng câu nghi vấn, cảm thán, trần thuật Giúp mik với ạ ( xin đừng chép mạng ạ)
Trần Hưng Đạo
Lí Thường Kiệt
Lí Công Uẩn
Phạm Ngũ Lão
Trần Quốc Toản
Các nhân vật trên thuộc về nhũng triều đâị lịch sử nào ?
Trần Hưng Đạo - Triều Trần ( Thời vua Trần Thái Tông - Thánh Tông - Nhân Tông )
Lý Thường Kiệt - Triều Lý ( Thái Tông - Thánh Tông - Nhân Tông )
Lí Công Uẩn - Triều Lý ( Lý Thái Tổ )
Phạm Ngũ Lão - Triều Trần ( Trần Thái Tông )
Trần Quốc Toản - Triều Trần ( Trần Nhân Tông )
Hoc Tốt nhé !!!
Theo thứ tự sau nè bạn
NHÀ TRẦN
NHÀ LÝ
NHÀ LÝ
NHÀ TRẦN
NHÀ TRẦN
CHÚC BẠN HỌC TỐI NHA BẠN!
Đánh giá nhân xét về sự việc Trần Quốc Toản bót nát quả cam
Giúp vs ạ
Qua sự việc bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản em cảm thấy cái "tâm" của một bậc anh hùng hiếm có trong thiên hạ. Trần Quốc Toản dù còn trẻ đã lo nghĩ về việc lớn bảo vệ tổ quốc, yêu nước thương dân. Phong thái và bản lĩnh của vị tướng khiến quân giặc không dám đối mặt so gươm. Chi tiết này cũng cho thấy sự gan dạ, dũng cảm, phẩm chất anh hùng mạnh mẽ của Trần Quốc Toản.
viết về lễ hội đền trần ở Nam Định liên quan đến nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo giúp mik v
(1)Trần Hưng Đạo
(2)Lí Thường Kiệt
(3) Lí Công Uẩn
(4)Phạm Ngũ Lão
(5)Trần Quốc Toản
Các nhân vật trên thuộc về những triều đại lịch sử nào?
(1)Trần Hưng Đạo(nhà Trần)
(2)Lí Thường Kiệt(nhà Lí)
(3) Lí Công Uẩn(nhà Lí)
(4)Phạm Ngũ Lão(nhà Trần)
(5)Trần Quốc Toản(nhà Trần)