Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thùy Dương
Xem chi tiết
Akai Haruma
4 tháng 3 2023 lúc 22:32

Lời giải:
Thể tích của bể: 

$4\times 3\times 0,5=6$ (m3)

Đổi $6$ m3 = $6000$ lít.

Mỗi phút cả 2 vòi chảy được: $85+25=110$ (lít)

Nếu cả hai vòi cùng chảy thì sẽ đầy bể sau:

$6000:110=\frac{600}{11}$ (phút)

Nguyễn Trân Ni
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
29 tháng 12 2023 lúc 14:12

3:

\(6a+11b-6\left(a+7b\right)\)

\(=6a+11b-6a-42b=-31b⋮31\)

Ta có: \(\left(6a+11b\right)-6\left(a+7b\right)⋮31\)

\(6a+11b⋮31\)

Do đó: \(6\left(a+7b\right)⋮31\)

=>\(a+7b⋮31\)

Ta có: \(\left(6a+11b\right)-6\left(a+7b\right)⋮31\)

\(a+7b⋮31\)

Do đó: \(6a+11b⋮31\)

4:

\(5a+2b⋮17\)

=>\(12\left(5a+2b\right)⋮17\)

=>\(60a+24b⋮17\)

=>\(51a+17b+9a+7b⋮17\)

=>\(17\left(3a+b\right)+\left(9a+7b\right)⋮17\)

mà \(17\left(3a+b\right)⋮17\)

nên \(9a+7b⋮17\)

 

Bảo Bảo
Xem chi tiết
Sơn Trương
Xem chi tiết
Thảo Phương
18 tháng 7 2021 lúc 16:29

16. 

Trích mỗi lọ một ít làm mẫu thử, cho quỳ tím vào từng mẫu thử ta được 3 nhóm sau : 

- Nhóm (I): quỳ tím hóa đỏ : NH4Cl, H2SO4

- Nhóm (II) quỳ tím hóa xanh: NaOH, Ba(OH)2

- Nhóm (III): quỳ tím không đổi màu: NaCl, Na2SO4

- Cho lần lượt từng chất ở nhóm (II) vào từng chất ở nhóm (I)

 

NH4Cl

H2SO4

NaOH

Khí mùi khai

Không hiện tượng

Ba(OH)2

Khí mùi khai

Kết tủa trắng

- Cho Ba(OH)2 nhận biết được vào từng chất ở nhóm (III), chất tạo kết tủa trắng là Na2SO­4, chất không hiện tượng là NaCl

14. Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử

Cô cạn các dd thu được 5 muối. Nung các chất rắn trên trong ống nghiệm. Chia ra được 2 nhóm sau : 

- NaNO3, Na2CO3 không hiện tượng (nhóm 1).

2NaNO3 -----to-----> 2NaNO2+O2

- Zn(NO3)2, Mg(NO3)2 xuất hiện khí màu nâu đỏ (nhóm 2).

Zn(NO3)2-----to----->ZnO+2NO2+\(\dfrac{1}{2}\)O2

Mg(NO3)2-----to----->MgO+2NO2+\(\dfrac{1}{2}\)O2

- NaHCO3 phân huỷ, xuất hiện khí không màu thoát ra và có hơi nước ngưng tụ.

2NaHCO3  -----to-----> Na2CO3+CO2+H2O

Nhỏ từ từ đến dư dd NaOH vào 2 chất nhóm 2.

-Chất nào xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan là Zn(NO3)2

Zn(NO3)2 + 2 NaOH → Zn(OH)2 + 2 NaNO3

Zn(OH)2 + 2NaOH → 2H2O + Na2ZnO2

-Chất nào xuất hiện kết tủa trắng là Mg(NO3)2 

Mg(NO3)2+2NaOH→Mg(OH)2+2NaNO3

Nhỏ dd Mg(NO3)2 vừa nhận biết vào 2 chất nhóm 1.

-Chất nào xuất hiện kết tủa trắng là Na2CO3.

Mg(NO3)2+Na2CO3→MgCO3+2NaNO3

-Chất nào không có hiện tượng là NaNO3 

 

 

Thảo Phương
18 tháng 7 2021 lúc 16:38

15.Trích mỗi lọ một ít làm mẫu thử đun nóng các mẫu thử

+ Chất nào bị nhiệt phân sinh ra khí có mùi khai là NH4Cl, (NH4)2CO3
NH4Cl -----to-----> HCl + NH3

(NH4)2CO3 -----to-----> H2O + 2NH3 + CO2
+ Chất nào  bị nhiệt phân sinh ra khí không màu, không mùi là : NaNO3
2NaNO3 -----to-----> 2NaNO2 + O2
+ Chất nào không bị nhiệt phân là NaNO2
Dẫn sản phẩm khí của 2 muối amoni vào dung dịch Ca(OH)2 chất nào tạo kết tủa là (NH4)2CO3 , chất không tạo kết tủa là NH4Cl

Ca(OH)2 + (NH4)2CO3 → 2NH3 + CaCO3 + 2H2O

2NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2NH3 + 2H2O 
Ann Trần
Xem chi tiết
_silverlining
4 tháng 6 2021 lúc 15:57

1, set about: attack someone

2, call back: return to see or collect sth

3, pay me back: return money to someone you borrow

4, go right back to: kiểu nó bắt đầu từ thời Trung Cổ ấy

5, look after: chắc cái này bạn biết nhỉ

6, set about: start doing something

7, turn back: return

8, went about: begin to do something or deal with something

9, called me back: telephone someone again

10, holding back: stating sth

Akatsuki Pain
Xem chi tiết
Minh Nhân
27 tháng 2 2021 lúc 21:38

Em tham khảo nhé !!

 

I. Mở bài

Dẫn dắt vấn đề và giới thiệu câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Tục ngữ có câu "Uống nước nhớ nguồn". Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn".

 

- Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

- Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

=> Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

b. Chứng minh: uống nước phải nhớ nguồn

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".

- Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

- Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

 

- Biết ơn là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó. Biểu hiện:

+ Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình (tục lệ thờ cúng tổ tiên, ngày lễ, Tết,...)

+ Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô (chúc mừng ngày 20/11,...)

+ Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã bỏ công sức và trí tuệ làm cho đất nước phát triển như ngày hôm nay (ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ,...)

c. Rút ra bài học: 

- Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

- Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

d. Liên hệ thực tế

- Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

 

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

- Lên án những người có suy nghĩ, tư tưởng phá hoại những nét đẹp truyền thống đó.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nêu bài học cho bản thân.

minh nguyet
27 tháng 2 2021 lúc 22:21

Tham khảo:

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao tục ngữ hay nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong số đó là câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn" mang đến cho chúng ta một đạo lý sâu sắc ở đời.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: Lớp nghĩa đen và nghĩa bóng. Lớp nghĩa đen là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên qua từng từ ngữ mà ta không phải suy luận, lớp nghĩa này là khi chúng ta có được dòng nước trong lành tươi mát để uống và sinh hoạt thì hãy nhớ đến ngọn nguồn của dòng nước đó. Còn lớp nghĩa bóng là lớp nghĩa không hiện trực tiếp qua từng từ ngữ mà ta phải suy luận thì mới tìm ra được lớp nghĩa này. Lớp nghĩa này là có thể hiểu là khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp thì hãy nhớ đến nguồn cội hay chính xác hơn là công sức của những người tạo ra thành quả đó.

Câu tục ngữ nêu lên một đạo lý cho chúng ta hãy biết nhớ đến công ơn của những lớp người đi trước để chúng ta có được thành quả như hôm nay. Bởi vì những gì chúng ta đang thừa hưởng hôm nay không phải tự nhiên mà có, để có được độc lập dân tộc, sự ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay các thế hệ đi trước đã phải đánh đổi cả bằng máu và nước mắt, biết bao anh hùng đã ngã xuống để đổi lấy độc lập tự do cho cả một dân tộc, họ đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc cho một dân tộc.

Để đổi lấy hạt gạo mà ta ăn hàng ngày người nông dân đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức, dãi dầu sớm nắng chiều mưa, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cho ta những hạt gạo chắc mẩy, thơm ngon. Đã có những câu chuyện rất hay về đạo lí này, truyện kể rằng có một chàng sĩ tử nghèo không có tiền mua gạo nên thường hay đợi nhà hàng xóm bên cạnh ăn cơm xong là sang mượn nồi về nấu cơm nhưng thực chất là để lấy phần cơm thừa và phần cháy để ăn. Khi chàng trai này đi thi và đỗ trạng nguyên thì có xin với vua đúc một cái nồi bằng vàng về để báo đáp vợ chồng người hàng xóm và kể rõ câu chuyện về những lần mượn nồi của mình cho mọi người nghe, ai cũng vô cùng xúc động về thái độ sống biết ơn người đã giúp đỡ mình. Đấy là truyện, còn trong thực tế thì dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống nhân nghĩa, để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Những thương binh, bệnh binh mất một phần hoặc toàn bộ sức lao động cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt, được Nhà nước chu cấp một phần về kinh tế, còn đối với gia đình liệt sĩ thì thân nhân của những liệt sĩ đó được hưởng chế độ này. Đó cũng là một hành động thiết thực thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.

Tuy nhiên có một số người không hiểu được đạo lý này, mọi người thì "ăn cây nào rào cây ấy" nhưng họ lại "ăn cây táo rào cây sung", không biết nhớ đến công ơn của những người đã vất vả bỏ công sức tạo dựng thành quả cho họ hưởng thụ, ông cha ta cũng đã có một số câu tục ngữ như: "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát" nhằm đả kích, phê phán những người có thái độ sống vô ơn, vong ân bội nghĩa, dựa vào người khác để đạt được mục đích nhưng khi đạt được mục đích rồi thì lại "lấy oán báo ân", tráo trở, quay lưng với những người đã giúp đỡ mình khi họ gặp khó khăn.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị của nó và đạo lý mà câu tục ngữ đưa ra là một bài học quý báu để mỗi người chúng ta học tập và noi theo.

Ngọc ✿
28 tháng 2 2021 lúc 9:04

1. Mở bài

- Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta.

- Bởi vậy, tục ngữ có câu: “Uống nước nhớ nguồn”.

- Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lý làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

2. Thân bài

a. Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn".

- “Uống nước”: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

- “Nguồn”: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

 

=> Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

b. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lý tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cây” phục vụ cho biết bao người “ăn trái”.

 

“Ai ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

- Khi “bưng bát cơm đầy”, ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã "một nắng hai sương", "muôn phần cay đắng" để làm nên "dẻo thơm một hạt". Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

- Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỷ, ăn bám gia đình, xã hội.

c. Phải làm gì để "nhớ nguồn"

- Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

 

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

- Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Hương Kull
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
26 tháng 9 2021 lúc 14:12

Bài 3:

Chiều rộng là:

\(\dfrac{11}{4}-\dfrac{3}{2}=\dfrac{11}{4}-\dfrac{6}{4}=\dfrac{5}{4}\left(m\right)\)

Chu vi là:

\(\left(\dfrac{11}{4}+\dfrac{5}{4}\right)\cdot2=\dfrac{16}{4}\cdot2=4\cdot2=8\left(m\right)\)

Diện tích là:

\(\dfrac{11}{4}\cdot\dfrac{5}{4}=\dfrac{55}{16}\left(m^2\right)\)

dâu cute
26 tháng 9 2021 lúc 14:15

bài 1 :

a) \(3\dfrac{4}{5}\)\(\dfrac{19}{5}\)                                   b) \(4\dfrac{3}{5}\)=\(\dfrac{23}{5}\)

c) \(11\dfrac{12}{13}\)\(\dfrac{155}{13}\)                              d) 12 \(\dfrac{11}{13}\)\(\dfrac{167}{13}\)

 

Tử Nguyệt Hàn
26 tháng 9 2021 lúc 14:20

bài 1
a)
\(3\dfrac{4}{5}=\dfrac{3x5+4}{5}=\dfrac{19}{5}\)
b)
\(4\dfrac{3}{5}=\dfrac{4x5+3}{5}=\dfrac{23}{5}\)
c)
\(11\dfrac{12}{13}=\dfrac{11x13+12}{13}=\dfrac{155}{13}\)
d)
\(12\dfrac{11}{13}=\dfrac{12x13+11}{13}=\dfrac{167}{13}\)
bài 2
a)\(3\dfrac{3}{4}+1\dfrac{1}{2}=\dfrac{3x4+3}{4}+\dfrac{1x2+1}{2}=\dfrac{15}{4}+\dfrac{3}{2}=\dfrac{21}{4}\)
b)\(3\dfrac{3}{4}-1\dfrac{1}{2}=\dfrac{15}{4}-\dfrac{3}{2}=\dfrac{15}{4}-\dfrac{6}{4}=\dfrac{9}{4}\)
c)\(3\dfrac{3}{4}x1\dfrac{1}{2}=\dfrac{15}{4}x\dfrac{3}{2}=\dfrac{45}{8}\)
d)\(3\dfrac{3}{4}:1\dfrac{1}{2}=\dfrac{15}{4}:\dfrac{3}{2}=\dfrac{15}{4}.\dfrac{2}{3}=\dfrac{5}{2}\)

Lê Anh Tiến Dũng
Xem chi tiết
Phạm Thị Hồng Ngân
6 tháng 2 2017 lúc 21:44

Ta có : 5 : 4 dư 1 suy ra 5 -1 chia hết cho 4

        5^2 :4 dư 1 suy ra 5^2 -1 chia hết cho 4

        5^3 :4 dư 1 suy ra 5^3 -1 chia hết cho 4

suy ra 5^n : 4 dư 1 suy ra 5^n - 1 chia hết cho 4

Vậy 5^n - 1 chia hết cho 4 với n thuộc N

tk mk nha

Nguyễn Lê Hồng Ân
9 tháng 2 2017 lúc 11:03

5 : 4 dư 1 thì 5n với n thuộc Z chia cho 4 cũng dư 1

=> Vậy nếu 5n - 1 thì tất nhiên Chia hết cho 4

Lê Anh Tiến Dũng
9 tháng 3 2017 lúc 20:08

mình nghĩ là nên dùng tình chất đồng dư