Những câu hỏi liên quan
sú
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Tuấn Hưng 7A14
18 tháng 5 2022 lúc 8:58

Tham khảo

Chi Cá mè trắng

 (danh pháp khoa  học: Hypophthalmichthys)) là một chi thuộc họ Cá chép (Cyprinidae), chi này gồm có 3 loài, toàn là cá sinh sống ở khu vực châu Á. Ở Việt Nam, cả ba loài đều được gọi theo tên gọi chung là cá mè, nhưng chỉ có 2 trong số 3 loài là sinh sống tại các ao hồ của quốc gia này.

Cá mè có thân dẹp, dài thon, vảy rất nhỏ, có màu trắng, trong cơ thể có những tuyến tiết ra một chất có mùi tanh. Hai loài cá mè trắng Việt Nam và cá mè trắng Hoa Nam có vảy óng ánh nên các nước tây phương gọi là "cá chép bạc", như trong tiếng Anh gọi cá mè trắng Việt Nam là silver carp và cá mè trắng Hoa Nam là largescale silver carp. Cả ba loài đều có đầu to, to nhất là loài Hypophthalmichthys nobilis.

Hypophthalmichthys molitrix (cá mè trắng Hoa Nam) và Hypophthalmichthys nobilis (cá mè hoa) có thể đạt chiều dài trên 100 cm và trọng lượng trên 25 kg. Hypophthalmichthys harmandi (cá mè trắng Việt Nam) có thể đạt chiều dài 54 cm, chưa tìm được hồ sơ ghi trọng lượng tối đa có thể đạt được của loài cá này.

Cá mè có 1 vây (kỳ) lưng, hai vây (kỳ) mang và 3 vây (kỳ) bụng, đuôi hình chữ V.

Nơi sống

Cá mè là cá nước ngọt, sống ở từng gần mặt nước, những nơi nước đứng hay nước chảy yếu, như ao, hồ, đầm lầy, sông nhánh. Cá mè không đẻ trong ao, đầm mà chỉ đẻ ở nơi có dòng nước chảy mạnh, tới mùa đẻ trứng (tháng 6-tháng 7), cá lội ngược dòng sông tìm những nơi ngã ba để đẻ, trứng trôi theo dòng nước về hạ lưu và nở con tại đây. Muốn cá đẻ trong ao, người ta phải chích kích thích tố (hormone) vào tuyến não cá bố mẹ và dùng bơm tạo dòng nước nhân tạo trong ao.

Ba loài cá này tuy gốc châu Á nhưng hiện nay đã được đưa sang các châu lục khác gây giống. Ở Việt Nam, cá mè bành trướng ở Bắc Bộ và bắc Trung Bộ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Ngà
Xem chi tiết
Đỗ Gia Ngọc
6 tháng 12 2016 lúc 20:12

- Các quốc gia ở Trung Phi phần lớn là nghèo, nền kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.

chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Vy Truong
10 tháng 12 2016 lúc 16:32

Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn trong nông nghiệp châu phi. Cây công nghiệp nhiệt đới là sản phẩm chủ yếu, được trồng trong các đồn điền, theo hướng chuyên môn hoá để phục vụ cho xuất khẩu. Các đồn điền thuộc sở hữu của các công ti tư bản nước ngoài, tổ chức sản xuất quy mô lớn

Bình luận (1)
Phạm Phương Thảo
11 tháng 12 2016 lúc 20:41

+ trồng trọt chăn nuôi theo lối cổ truyền

+ Khai thác lâm sản, khoáng sản

+ Trồng cây công nghiệp xuất khẩu

Chúc bạn học tốt!hehe

Bình luận (0)
Huan Nguyen
Xem chi tiết
Smile
2 tháng 4 2021 lúc 13:07

Kinh tế : Chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, trồng cây công nghiệp để xuất khẩu.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Huy
Xem chi tiết
Trương Hồng Hạnh
22 tháng 12 2016 lúc 9:07

Đặc điểm nổi bật:

Các nước ven Địa Trung Hải có nền văn minh phát triển rất sớm. Điển hình là nền văn minh rực rỡ Sông Nin trong thời cổ Đại. Ngày nay, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác-xuất khẩu và phát triển du lịch

Trong nhiều vùng Xa-ha-ra thuộc Li-bi, An-giê-ri trước kia hoang vắng đã xuất hiện đô thị mới với các công tình khai thác, chế biến dầu mỏ

Các nước ven Địa Trung Hải trồng lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới..........Các nước phía Nam Xa-ha-ra trồng một số loại cây nhiệt đới như:lạc, bông, ngô ..........nhưng sản lượng không lớn

=>Kinh tế Bắc Phi tương đối phát triển trên cơ sở các nghành dầu khí và du lịch

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
21 tháng 7 2023 lúc 13:43

THAM KHẢO!!!

- Đặc điểm nổi bật nền kinh tế Cộng hòa Nam Phi:

+ Là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi, là quốc gia duy nhất của châu Phi thuộc thành viên của G20.

+ Có trình độ khoa học - công nghệ phát triển nhất châu Phi, có cơ sở hạn tầng hiện đại hỗ trợ cho các ngành kinh tế.

+ Thu hút được nhiều vốn đầu tư, tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ 3 châu Phi.

- Sự phát triển các ngành kinh tế:

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 1,5% GDP và sử dụng 10,4% lực lượng lao động (năm 2020)

+ Công nghiệp chiếm 23,4% GDP và khoảng 25% lực lượng lao động của đất nước (năm 2020); tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

+ Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng nhất của Nam Phi, chiếm 64,6% GDP và sử dụng 72,4% lực lượng lao động (năm 2020).

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Huy
Xem chi tiết
Đỗ Gia Ngọc
22 tháng 12 2016 lúc 20:44

- Trong một thời gian dài, phần lớn các quốc gia ở châu Phi có kinh tế chậm phát triển, chuyên môn hóa phiến diện, chú trọng trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu; giao thông kém phát triển. Tuy nhiên, hiện nay một số nước ở châu Phi có mức tăng trưởng kinh tế khá hơn, cao hơn mức trung bình của thế giới do tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế như tăng cường khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (dầu mỏ, khí đốt, đất đai màu mỡ,...); nguồn nhân lực từ dân số trẻ (60% dưới tuổi 25) và nhận được vốn đầu tư của nước ngoài. Song số lượng các sản phẩm hàng hóa của hầu hết các nước châu Phi còn rất hạn chế. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô, giá trị không cao.

- Một số nước có nền kinh tế tương đối phát triển là Cộng hòa Nam Phi, Ni- giê- ri- a, An- giê- ri, Ai Cập.

chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Phạm Phương Thảo
23 tháng 12 2016 lúc 16:01

+ Đặc điểm chung:

- Kinh tế chậm phát triển

- Chuyên môn hóa phiến diện; chú ý trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu

- Giao thông kém phát triển

Bình luận (0)
Trần Phương Thảo
9 tháng 1 2017 lúc 9:27

Kinh tế

-Nông nghiệp trồng các loại cây cam, chanh, lạc.....

-Công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí

-Các nước ở khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế chênh lệch

-Cộng hòa Nam Phi là nước phát triển nhất.Công nghiệp khai khoáng giữ vai trò quan trọng, cung cấp nhiều co xuất khẩu.

-Còn lại các nước có nền kinh tế chậm phát triển

Bình luận (0)
Dương Phan
Xem chi tiết
Kiêm Hùng
9 tháng 5 2018 lúc 10:39

1. Khu vực Bắc Phi

+ Kinh tế: Tương đối phát triển dựa vào ngành dầu khí và du lịch. Do có sự thay đổi của khí hậu thay đổi từ Bắc xuống Nam nên cơ cấu trong có sự khác nhau giữa các vùng.

2. Khu vực Trung Phi

+ Kinh tế: Phần lớn là các quốc gia chậm phát triển, chủ yếu dựa vào trôgf trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền. Khai thác khoáng sản, lâm sản, trồng cây công nghiệp để xuất khẩu

3. Khu vực Nam Phi

+ Kinh tế: Trình độ phát triển rất không đều. Cộng hòa Nam Phi là nước phát triển nhất châu Phi

Bình luận (0)
Triết Võ Đình Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Ngọc Diệp
21 tháng 12 2020 lúc 16:22

Thiên nhiên:

+ Tnhiên thay đổi từ ven phía Tây vào nội địa theo sự thay đổi của lượng mưa

+ Hoang mạc Xa - ha - ra là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất tg

Dân cư, kinh tế - xã hội:

+Dân cư: chủ yếu là người Ả Rập và Béc Be

+ Kinh tế: tương đối pt, dựa vào ngành dầu khí và du lịch

Bình luận (0)
Lê Minh Hiếu
21 tháng 12 2020 lúc 17:29

Câu 1:

- Ở rìa Tây Bắc là dãy núi trẻ Átlát, các đồng bằng ven biển và sườn núi hướng về phía biển có mưa khá nhiều. Rừng sồi, dẻ rậm rạp, vào sâu nội địa mưa giảm dần: Xavan, cây bụi.

- Phía nam là hoang mạc Xahara có khí hậu khô nóng, lượng mưa rất nhỏ. Thực vật cây cỏ gai thưa thớt, ở những ốc đảo thực vật chủ yếu là cây chà là.

Câu 2: 

- Dân cư chủ yếu là người Ả Rập và người Béc-be, thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it, theo đạo Hồi.

- Các nước ven Địa Trung Hải có nền văn minh phát triển rất sớm. Điển hình là nền văn minh sông Nin. Ngày nay, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác - xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và phát triển du lịch.

- Trong nhiều vùng của Xa-ha-ra thuộc Li-bi, An- giê-ri trước kia hoang vắng đã xuất hiện các đô thị mới với các công trình khai thác, chế biến dầu mỏ.

- Các nước ven Địa Trung Hải trồng lúa mì, ô-liu, cây ăn quả cận nhiệt đới,...Các nước phía nam Xa-ha-ra trồng một số loại cây cận nhiệt đới như lạc, bông, ngô,...nhưng sản lượng không lớn.

Bình luận (2)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
9 tháng 8 2023 lúc 1:34

Tham khảo

(*) Lựa chọn trình bày: Ngành nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi:

- Nông nghiệp phát triển mạnh, là nước xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là: ngô, lạc, thuốc lá, hoa quả. Hình thức sản xuất chủ yếu là trang trại.

+ Trồng trọt: chiếm hơn 60% diện tích, đóng góp hơn 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Ngô là cây trồng quan trọng hàng đầu, cung cấp lương thực, thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu. Hoạt động trồng trọt tập trung ở các đồng bằng ven biển và vùng đồi thấp.

+ Chăn nuôi: có vai trò quan trọng trong cung cấp thịt, sữa cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sử dụng trên 21% lao động trong nông nghiệp. Vật nuôi chính là cừu, bò sữa, lợn và gia cầm. Quốc gia này nổi tiếng về nuôi cừu (đứng trong top 10 nước xuất khẩu len lớn nhất thế giới). Hoạt động chăn nuôi phân bố rộng khắp, tập trung chủ yếu ở cao nguyên trung tâm.

- Lâm nghiệp:

+ Là ngành có ý nghĩa quan trọng trong tạo việc làm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng xuất khẩu.

+ Hàng năm xuất khẩu trên 10 triệu tấn bột gỗ, trên 5 triệu m3 gỗ tròn hoặc gỗ xể, trên 500 ngàn tấn gỗ hầm mỏ.

- Thủy sản:

+ Ngành đánh bắt hải sản được chú trọng phát triển, sản lượng hàng năm đạt từ 500 - 700 nghìn tấn, nhiều loài có giá trị cao như: cá he, cá thu, cá ngừ, cá tuyết, cá hồi, mực, tôm hùm,… 80% sản lượng đánh bắt dùng để xuất khẩu.

+ Sản lượng nuôi trồng còn nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng lên.

- Vẽ biểu đồ
loading...
 

- Nhận xét: Nhìn chung, trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 - 2020 có sự biến động và xu hướng giảm, cán cân xuất nhập khẩu thay đổi liên tục, cụ thể:

+ Xuất khẩu: năm 2000 đạt 37 tỉ USD, tăng đều qua giai đoạn 2005 đến 2010 đạt 107,6 tỉ USD, sau giai đoạn tăng đều là suy giảm. Năm 2015 giá trị xuất khẩu chỉ đạt 96,1 tỉ USD và giảm xuống chỉ còn 93,2 tỉ USD năm 2020. Các năm xuất siêu là năm 2000, 2010 và 2020.

+ Nhập khẩu: năm 2000 đạt 33,1 tỉ USD, tăng đều qua giai đoạn 2005 đến 2010 đạt 102,8 tỉ USD, sau giai đoạn này đến năm 2015 giá trị nhập khẩu giảm xuống còn 100,6 tỉ USD và giảm mạnh xuống 78,3 tỉ USD năm 2020. Các năm nhập siêu là năm 2005, 2015.

Bình luận (0)