Câu 1: Nêu sự đối lập tương phản cảnh hộ bên ngoài đình và cảnh đánh tổ tôm trong đình. Từ đó thể hiện thái độ tố cáo sâu sắc của tác giả đối với những tên quan phủ và sự đồng cảm đối với những người dân như thế nào?
tìm hiểu vb " sống chết mặc bay " sau đó tìm những chi tiết thể hiện sự tương phản đối lập giữa :
a ) sức người với sức tàn phá của thiên tai .
b) chảnh ngoài đê của nhân dân với cảnh quan đi hộ để ở trong gia đình .
Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
Dựa vào định nghĩa trên, em hãy:
a) Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.
b) Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản đó. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch và các chi tiết thuộc về cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch, trang nghiêm.)
c) Chỉ qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi "hộ đê" được tác giả khắc họa như thế nào. (Chú ý đên các chi tiết thuộc về: chỗ ở, điều kiện sinh hoạt trong khi đi "đốc thúc việc hộ đê"; cách ngồi, tư thế, giọng điệu ngôn ngữ trước bọn nha lại, chánh tổng..., đặc biệt là thái độ, cách nói khi đã có tin đê vỡ.)
d) Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này.
- Hai mặt tương phản trong truyện:
Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng
b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo
+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử
+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên
⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực
Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn
+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm
+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga
⇒ Quan lại tắc trách, tham lam
c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã
+ Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà
+ Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị
+ Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ
→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại
d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:
+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại
+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ
+ Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài
nêu sự đối lập tương phản của hai cảnh tượng trong sống chết mặc bay ( cảnh nhân dân chống lại sức nước và các quan đang đánh bài trong đình )
Nhân dân | Các quan lại | |
Gần 1 giờ đêm | Vất cả vật lộn chống đỡ thiên tai , bão lũ | Say mê cờ bạc , ko biết nhân dân ra sao |
Địa điểm | Ngoài đê , mưa to , gió lớn | Trong đình cao ráo , vững chãi |
Không khí , cảnh tượng | -Nhốn nháo , căng thẳng -Con người nhỏ bé , yếu đuối trước sức trời. -Cuộc sống lầm than , đầy tai ương | -Nhàn nhã , ung dung , tĩnh mịch , trang nghiêm. -Quan uy nghiêm , cuộc sống xa hoa với những vật dụng sang trọng, cách biệt với cuộc sống của nhân dân |
=> Sự đối lập , tương phản đã khắc họa rõ nét bản chất vô trách nhiệm , thờ ơ , vô lương tâm , ''lòng lang dạ thú'' của tên quan phụ mẫu và tình cảnh thảm thương , nghiệt ngã của người dân.
a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :
Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?
b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?
Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?
Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.
Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?
c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :
- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó
- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.
- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).
- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.
Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay
- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.
b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”
- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau
c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người
→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4
Trong bài thơ Nhớ rừng, tác giả đã miêu tả hai cảnh tượng tương phản, đối lập nhau gay gắt gắt. Đó là những cảnh tượng nào? Hãy phân tích và làm rõ sự đối lập, tương phản ấy. Việc tác giả xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ nhằm mục đích gì?.Mọi người giúp e với, e đang cần gấp ạ
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.
+ Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.
+ Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.
-> Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.
Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.
chỉ ra sự đối lập,tương phản giữa cảnh trong đình vad cảnh ngoài đê.Sự tương phản đó có ý nghĩa gì
Câu 4: Qua đoạn trích “Lao xao ngày hè” em thấy tác giả là một nhà văn có:
A. Sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương.
B. Thái độ trân trọng đối với những giá trị hết sức bình dị mà cao quý của cuộc sống.
C. Vốn hiểu biết phong phú về cảnh vật làng quê và lòng yêu mến quê hương, đất nước, con người làng quê.
D. Sự cảm thông sâu sắc và chia sẻ những thiếu thốn đối với lớp trẻ lớn lên ở làng quê.
Câu 4: Qua đoạn trích “Lao xao ngày hè” em thấy tác giả là một nhà văn có:
A. Sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương.
B. Thái độ trân trọng đối với những giá trị hết sức bình dị mà cao quý của cuộc sống.
C. Vốn hiểu biết phong phú về cảnh vật làng quê và lòng yêu mến quê hương, đất nước, con người làng quê.
D. Sự cảm thông sâu sắc và chia sẻ những thiếu thốn đối với lớp trẻ lớn lên ở làng quê.
Câu 4: Qua đoạn trích “Lao xao ngày hè” em thấy tác giả là một nhà văn có: A. Sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương.
B. Thái độ trân trọng đối với những giá trị hết sức bình dị mà cao quý của cuộc sống.
C. Vốn hiểu biết phong phú về cảnh vật làng quê và lòng yêu mến quê hương, đất nước, con người làng quê.
D. Sự cảm thông sâu sắc và chia sẻ những thiếu thốn đối với lớp trẻ lớn lên ở làng quê.
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, biểu hiện tình yêu thương, sự đồng cảm trong cuộc sống đối với những cảnh đời thiếu tình cảm gia đình. cần gắp ạ!
TK
Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn. Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. Nó trừu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình ly tán, của cải mất mát chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị. Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.
tham khảo nhé !
Sinh ra trong cuộc đời này có gì hạnh phúc hơn được sống trong tình yêu thương. Danh vọng, tiền tài, địa vị có qua được sự che chở của cha mẹ, sự quan tâm của bạn bè và tình cảm chân thành của người yêu? Dẫu cho phải đối mặt với những khó khăn to lớn nhường nào nhưng chỉ cần bạn hiểu rằng đang có rất nhiều người yêu thương mình thì đó là một động lực to lớn để bạn tiến về phía trước, là niềm hạnh phúc khôn cùng cho bạn gạt bỏ mọi đớn đau. Như một chú chim non mới lớn tập tành bay khỏi tổ, dù trong lòng lo sợ nhưng vẫn can đảm không lùi bước. Tại sao ư, vì nó biết rằng có những người thân yêu đang dõi theo cổ vũ nó. Vậy là, nó vẫn sống trong tình yêu thương. Tình yêu thương sẽ mang đến hạnh phúc, chú chim hiểu rõ điều đó nên thay vì lo lắng nó lại mạnh mẽ dan rộng đôi cánh của mình, và bạn cũng vậy mà phải ko? Hãy luôn tin rằng được sống trong tình yêu thương là một hạnh phúc lớn trong cuộc đời này và mạnh mẽ tiến về phía trước trong niềm hạnh phúc ấy.
Thật vậy, muốn có sự đồng cảm thì trước hết con người phải đem lòng yêu thương một ai đó thì khi người ấy gặp chuyện buồn hay vui bạn cũng có thể cười hay khóc cùng người ấy, sự đồng cảm yêu thương chỉ có thế, một cho đi thì mười nhận lại. Sự đồng cảm xuất phát từ sự yêu thương, là nơi lan tỏa tình thương đến cộng đồng, sự đồng cảm sẻ chia đến từng cá nhân trong tập thể. Chỉ có thế thì xã hội mới bền vững, xã hội được xây dựng trên tình thương đồng cảm không bao giờ đổ vỡ vì họ luôn che chở cho nhau dù khó khăn hay hoạn nạn. Từ đó ta thấy được rằng dân tộc Việt Nam ta cũng như vậy, chúng ta luôn luôn đùm bọc giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, thấu hiểu và đồng cảm cho nhau mỗi khi dân tộc bùng phát những dịch bệnh hiểm nghèo, qua đó ta thấy được tình thương đồng cảm bao la của từng con người trong cả một dân tộc lớn. Tình cảm vững chắc, đồng cảm sẻ chia chính là chìa khóa đưa con người đến tầm cao mới.