Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 1 2017 lúc 12:33

Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ cùng đất của mình. Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân bao vây phủ thành Tống Bình, Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị đất nước.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Não cá vàng
31 tháng 3 2017 lúc 15:15

Từ năm 766 đến 791, Phùng Hưng là hào trưởng đất Đường Lâm (xã Cao Lâm, Ba Vì, Hà Tây) đã phát động cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ triều nhà Đường. Ba anh em Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy làm chủ Đường Lâm và đánh chiếm một vùng đất rộng lớn, xây dựng thành căn cứ đánh, giặc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 20 năm, có thời gian đã chiếm được thành Tống Bình (Hà Nội). Ông được tôn là Bố Cái Đại Vương.

Bình luận (2)
Nguyễn Lưu Vũ Quang
4 tháng 4 2017 lúc 5:35

- Năm 776, Phùng Hưng cùng với em là Phùng Hải dựng cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm (Ba Vì-Hà Tây).

- Phùng Hưng bao vây Tống Bình, sau đó chiếm được Tống Bình.

- Sau khi Phùng Hưng mất, con là Phùng An lên thay.

- Năm 791, nhà Đường đưa quân đàn áp, Phùng An đầu hàng.

Bình luận (0)
Phạm Ngọc Anh
4 tháng 4 2017 lúc 20:16

-Từ năm 766 đến năm 791, Phùng Hưng là hào trưởng vùng đất Đường Lâm (Cao Lâm, Ba Vì , Hà Nội) đã phát động cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ nhà Đường. Ba anh em là Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh đã lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy làm chủ Đường Lâm và chiếm được một vùng đất rộng lớn rồi xây dựng thành căn cú đánh giặc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài đến tận 20 năm, có thời gian chiếm được thành Tống Bình(Hà Nội).Ông được tôn là Bố Cái Đại Vương.

Bình luận (0)
Trần Mai Thủy Tiên
Xem chi tiết
Vũ Trọng Hiếu
24 tháng 1 2022 lúc 14:11

Khởi nghĩa Phùng Hưng :

-phùng hưng lãnh đạo

-ý nghĩa : Phản ánh nỗi bất bình của nhân dân ta trước những chính sách tàn bạo của quân xâm lược

- Thể hiện ý chí quật cường, mong muốn dân tộc được hòa bình, tự do của nhân dân ta.

-tóm tắt :

- Năm 776, Phùng Hưng cùng với em là Phùng Hải dựng cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm (Ba Vì-Hà Nội).

- Phùng Hưng bao vậy Tống Bình, sau đó chiếm được Tống Bình.

- Sau khi Phùng Hưng mất, con của Phùng Hưng là Phùng An lên thay.

- Năm 791, nhà Đường đưa quân đàn áp, Phùng An đầu hàng.

 khởi nghĩa Mai Thúc Loan :

- mai thúc loan ý nghĩa : - Tuy thất bại nhưng thể hiện được cũng thấy được sự bất khuất, không chịu khuất phục trước thế mạnh trước kẻ thù của từng tầng lớp xã hội dân tộc ta.ãnh đạo

- tóm tắt :

- Năm 712, Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người đấu tranh chống nhà Đường.

- Nghĩa quân chiếm thành Hoan Châu, chọn Sa Nam làm căn cứ.

- Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), đóng đô ở Vạn An.

- Năm 722, nhà Đường đưa 10 vạn quân sang đàn áp.

 

 

Bình luận (0)
Nguyên Thị Nami
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Thắng
11 tháng 3 2016 lúc 10:12

1.

a) Hành chính:

- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.

- Các châu, huyện người Hán cai trị, dưới huyện là hương và xã do nghười Việt quản lí.

- Các châu miền núi vẫn do các tù trưởng địa phương cai quản.

- Trụ sở của An Nam đô hộ phủ được đặt ở Tống Bình ( Hà Nội ).

b) Quân sự

- Cho sửa sang các đường giao thông, thủy bộ.

- Xây thành, đắp lũy.

c) Kinh tế

- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường còn đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối và thuế sắt,...

- Bắt dân ta phải cống nạp nhiều sản vật quý hiếm.

2.

a) Nguyên nhân: Do chính sách cai trị, bóc lột, tàn bạo của nhà Đường.

b) Diễn biến:

- Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ.

- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu, nhân dân Ái Châu, Diễn Châu thưởng ứng.

- Mai Thúc Loan chọn Sa Nam ( Nam Đàn - Nghệ An ) làm căn cứ; ông xuân đế ( Mai Hắc Đế ).

- Mai Thúc Loan liên kết vì nhân dân Giao Châu và Chăm - pa tấn công Tống BÌnh.

- Thứ sử Giao Châu bỏ chạy về Trung Quốc.

- Nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp và khởi nghĩa

c) Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.

3.

a) Nguyên nhân: Đứng trước nổi khổ của nhân dân bởi ách thống trị Cao Chính Bình.

b) Diễn biến:

- Năm 776 Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm.

- Ít lâu sau, Phùng hưng kéo quân về bao vay phủ Tống Bình. Cao Chính Bình rút vào thành cố thủ, sinh bệnh rồi chết.

c) Kết quả:

- Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị.

- Phùng Hưng mất, Phùng An lên nối nghiệp cha. Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn ác, Phùng An ra hàng.

Bình luận (2)
Lê Thị Quỳnh Giao
14 tháng 3 2016 lúc 14:33

1.

-Năm 679, nhà Đường cho sửa sang các đường giao thông thủy bộ , cho xây thành đắp lũy ... để dễ dàng đàn áp nhanh các cuộc nổi dậy của nhân dân ta

-Nhà Đường tăng cường các loại thuế và các sản vật quý hiếm , đặc biệt nhân dân An Nam phải thay nhau gánh vải đem sang Trung Quốc để nạp cống

2. 

Khoảng cuối những năm 10 của thế kỷ 8( số la mã) , Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa , ông chọn vùng Sa Nam để xây dựng căn cứ , ông xưng đế gọi là Mai Hắc Đế ( Vua Đen)

-Ông liên kết với Giao Châu là Chăm-pq tấn công thành Tống Bình 

-> Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc 

-Năm 772 , nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp

-> Mai Hắc Đế thua trận

3. 

-Khoảng năm 776 , Phùng Hưng cùng Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm

-Ông bao vây phủ Tống Bình . Viên đô hộ Cao Chính Bình rút vào thành cố thủ rồi sinh bệnh mà chết .

-Phùng Hưng mất , Phùng An nối nghiệp cha 

-Năm 791 , nhà Đường đem quân sang đàn áp , Phùng An ra hàng

hihi 

Bình luận (0)
Nam Giang
1 tháng 5 2017 lúc 9:56

CÂU HỎI CỦA BẠN GIỐNG MÌNH GHÊ HA ^_^

Bình luận (0)
_Lương Linh_
Xem chi tiết

1, Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc:

- Tuyển thêm quân ở Nghệ An, Thanh Hóa -> Hội quân với Ngô Văn Sở ở Tam Điệp

- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia 5 đường tiến công:

+ Đêm 30 Tết vượt sông Gián Khẩu diệt đồn tiền tiêu

+ Đêm 03 Tết chiếm đồn Hà Hồi

+ Sáng 05 Tết đánh đồn Ngọc Hồi -> Cùng lúc đó đánh đồn Đống Đa -> Tôn Sĩ Nghị chạy về nước

- Trưa mùng 05 Tết Quang Trung vào Thăng Long -> diệt được 29 vạn quân Thanh

*Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần yêu nước đấu tranh của nhân dân

- Sự lãnh đạo của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân

Bình luận (0)

2,Hàng trăm cuộc nổi dậy từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược đã bùng lên suốt hơn nửa thế kỉ thống trị của nhà Nguyễn. Nổi bật hơn cả là các cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khỏi, Cao Bá Quát... 
Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 -1827)
Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình), thuở nhỏ đi ở chăn trâu cho nhà địa chủ. Năm 1821, ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại. Hoạt động của nghĩa quân lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.
Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình, sử nhà Nguyễn ghi: "Khi lâm trận thì đàn bà con gái cũng cầm giáo mác mà đánh".
Năm 1827, nhà Nguyễn huy động hàng chục viên tướng đem hàng vạn quân bao vây, tấn công căn cứ Trà Lũ. Phan Bá Vành không chống nổi, định thoát ra biển, chẳng may bị bắt. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 -1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy.
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)
Lê Văn Khôi là một thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Tháng 6 -1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, giết tên quan gian ác Bạch Xuân Nguyên. Mấy tháng sau, cả sáu tỉnh Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa. Sau đó, viên tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình. Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh rồi qua đời (1834). Nghĩa quân đưa con trai ông mới 8 tuổi lên thay. Tháng 7 -1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt.
Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)
Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là một nhà nho nghèo, một nhà thơ lỗi lạc. Căm ghét chính sách cai trị của nhà Nguyễn, ông cùng một số bè bạn tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du, định nổi dậy ỏ Hà Nội, Bắc Ninh. Nhưng kế hoạch bị lộ, nghĩa quân buộc phải khởi sự sớm hơn dự tính.
Đầu năm 1855, trong một trận chiến đấu ác liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Nội), Cao Bá Quát hi sinh. Nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, đến cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt.
Phong trào đấu tranh của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền ở các thế kỉ trước, nhất là ở thế kỉ XVIII.

Bình luận (0)

3,

* Sự phát triển giáo dục góp phần phát triển văn học.

Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo. Từ thời Trần, văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, bài hịch, bài phú nổi tiếng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ. Bạch Đằng giang phú. v.v... cùng hàng loạt tập thơ chữ Hán đã ra đời, vừa thể hiện tài năng văn học vừa toát lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc. Văn thơ phát triển đến mức, cuối thế kỉ XIV, Trần Nguyên Đán đã thốt lên :

Tướng võ, quan hầu đều biết chữ,

Thợ thuyền, thư lại cũng hay tlrơ.

{Thơ văn Lý - Trần)

Ở thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm (được sáng tạo từ thế kỉ XI - XII) đều phát triển với sự xuất hiện của hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn v.v... có nội dung ca ngợi đất nước phát triển.

* Nghệ thuật

Nghệ thuật cũng có những bước phát triển mới. Trong các thế kỉ X- XIV, những công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi như chùa Một Cột (Diên Hựu), chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh. Chuông, tượng cũng được đúc, tạc rất nhiều. Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hổ (Vĩnh Lộc - Thanh Hoá) được xây dựng và trở thành một điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta. Ở phía nam,  nhiều đền tháp Chăm được xây dựng thêm mang phong cách nghệ thuật đặc sắc.

Xuất hiện nhiều tác phẩm điêu khắc mang những hoạ tiết hoa văn độc đáo như rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bỏng cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen nở... cùng nhiều bức phù điêu có hình các cô tiên, các vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn.

Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, ra đời từ sớm và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.

Văn bia Sùng Thiện diên linh (ở Hà Nam, khắc năm 1121) viết: “Hàng nghìn chiếc thuyền bơi giữa dòng nhanh như chớp... Làn nước rung rinh, rùa vàng nổi lên đội ba quả núi... lộ vân trên vỏ và xoè bốn chân, nhe răng trợn mắt... Các thần tiên xuất hiện, nét mặt nhuần nhị thanh tâm há phải đâu vẻ đẹp của người trần thế, tay nhỏ nhắn mềm mại múa điệu hồi phong...”

Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh, chiêng cổng v.v... Các na;hệ nhấn sáng tác nhiều bản nhạc đế tấu hát trong các buổi lễ hội.

Ca múa được tổ chức trong các lễ hội, ngày mùa ờ khắp các làng bản miền xuôi cũng như miền ngược. Cùng với các điệu ca, điệu múa, còn có các cuộc đua tài như đấu vật, đua thuyền, đá cầu..

Bình luận (0)
Lịnh
Xem chi tiết
Alicia Nguyễn
18 tháng 4 2016 lúc 21:10

- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ - Khúc Hạo (905 - 917)

Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng quê ở Cúc Bồ, Ninh Thanh, Hải Dương, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước, tự xưng là Tiết độ sứ. Nhà Đường buộc phải công nhận ông là người đứng đầu nước Việt.

Năm 907, Khúc Thừa Dụ truyền ngôi cho con là Khúc Hạo. Nhà Hậu Lương cũng phải công nhận Khúc Hạo là An Nam đô hộ tiết độ sứ.

Năm 917, Khúc Hạo truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ, Khúc Thừa Mỹ bị nhà Nam Hán đánh bại vào năm 923.

- Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ (931 - 938)

Dương Đình Nghệ (có sách chép là Dương Diên Nghệ) người Ái Châu (ThanhHóa), tướng của họ Khúc, khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước được 6 năm. Ông bị nội phản sát hại năm 938.

Bình luận (0)
Miru Tōmorokoshi
Xem chi tiết
Rồng Thần
23 tháng 7 2021 lúc 8:03

Câu 1 :

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng khi nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hào hứng dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.  

Câu 2 :

Kế hoạch của Ngô Quyền chủ động khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền họp chính sách và bàn bạc vưới các tướng giặc . Sau đó , ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược. Kế hoạch của Ngô Quyền chủ động khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng đánh giặc. Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược.

Bình luận (0)
Rồng Thần
23 tháng 7 2021 lúc 8:06

 câu 3

Khởi nghĩa Phùng Hưng:776-791

khởi nghĩa Hai Bà Trưng:40

 khởi nghĩa Lý Bí: 542

khởi nghĩa Mai Thúc Loan:đầu   thế kỉ VIII

 

Bình luận (0)
Rồng Thần
23 tháng 7 2021 lúc 8:07

câu 4:

Thời đại dựng nước đầu tiên là thời Văn Lang - Âu Lạc:

* Thời Văn Lang:

- Thời gian: Khoảng thế kỉ VTI TCN.

- Tên nước: Văn Lang.

- Vị vua đầu tiên: vua Hùng.

- Kinh đô: Bạch Hạc (Phú Thọ).

* Thời Âu Lạc:

- Thời gian: năm 207 TCN.

- Tên nước: Âu Lạc.

- Vị vua đầu tiên: Thục Phán (An Dương Vương).

- Kinh đô: Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

Bình luận (0)
グエン円
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 3 2021 lúc 20:31

Tham khảo:

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chia làm 3 giai đoạn.

-Giai đoạn 1(1418-1423):

+Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn lấy niên hiệu là "Bình Định Vương"

+Những năm đầu nghĩa quân hoạt động ở núi Chí Linh gặp nhiều khó khăn

+Lê Lợi tạm hòa với quân minh.

-Giai đoạn 2(1424-1426):

+ Nghĩa quân rời Thanh Hóa vào Nghệ An.

+Nghĩa quân giải phóng Nghệ AN, Tân Bình, Thuận hóa, và tiến quân ra bắc.

+Được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân thắng nhiều trận lớn, quân mình rơi vào thế phòng ngự rút vào thành Đông Quan cố thủ, cuộc kháng chiến chuyển sang giai đọan phản công.

-Giai đoạn 3(cuối năm 1426- cuối năm 1427)

+Nghĩa quân dành thắng lợi lớn ở trận tốt động-chúc động cuối năm 1426. tiêu diệt quân địch. vây hãm quân dịch ở thành đông quan.

+nghĩa quân dành thắng lợi lớn ở trận chi lăng- xương giang (10-1427). buộc quân minh phải rút về nước. đất nước ta sạch bóng quân thù.

Bình luận (0)
Chúa Hmề
29 tháng 3 2021 lúc 20:33

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chia làm 3 giao đoạn.

-Giai đoạn 1(1418-1423):

+Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn lấy niên hiệu là "Bình Định Vương"

+Những năm đầu nghĩa quân hoạt động ở núi Chí Linh gặp nhiều khó khăn

+Lê Lợi tạm hòa với quân minh.

-Giai đoạn 2(1424-1426):

+ Nghĩa quân rời Thanh Hóa vào Nghệ An.

+Nghĩa quân giải phóng Nghệ AN, Tân Bình, Thuận hóa, và tiến quân ra bắc.

+Được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân thắng nhiều trận lớn, quân mình rơi vào thế phòng ngự rút vào thành Đông Quan cố thủ, cuộc kháng chiến chuyển sang giai đọan phản công.

-Giai đoạn 3(cuối năm 1426- cuối năm 1427)

+Nghĩa quân dành thắng lợi lớn ở trận tốt động-chúc động cuối năm 1426. tiêu diệt quân địch. vây hãm quân dịch ở thành đông quan.

+nghĩa quân dành thắng lợi lớn ở trận chi lăng- xương giang (10-1427). buộc quân minh phải rút về nước. đất nước ta sạch bóng quân thù

 

Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

1. Khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418 - 1423

- Ngày 7/2/1418, Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và xưng là Bình Định Vương.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

=>Trong giai đoạn đầu (1418–1423), nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn và tổn thất lớn trong các càn quét của quân Minh.

Những năm đầu họat động của nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn và thử thách:

+ Lực lượng còn non yếu.

+ Quân Minh liên tục tấn công, bao vây.

 

+ Phải ba lần rút lên núi Chí Linh.

+ Thiếu lương thực, thực phẩm.

2. Khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1424 - 1426

- Từ năm 1424 đến cuối năm 1426, đội quân Lam Sơn đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa và dành được nhiều thắng lợi. Cụ thể diễn biến tiêu biểu của các cuộc khởi nghĩa như sau:

+ Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuậnNgày 12/ 10/ 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng Thọ Xuân – Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà LânTrên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.

+ Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425)

Tháng 8 / 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa

=> Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm

+ Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)

Tháng 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc:Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sangĐạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông QuanĐạo thứ ba, tiến thẳng về Đông QuanNghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ tích cực về mọi mặtNghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ

=> Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.

+ Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)

Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.Muốn giành thế chủ động, 11/1946, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ở Tốt Động - Chúc Động, đánh giặc tan tác rồi Vương Thông kéo quây chạy tháo về Đông Quan.Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện. 

3. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi năm 1427

- Tiếp nối thắng lợi, cuối năm 1427, quân Lam Sơn triển khai chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang, đánh tan tát thêm 10 vạn viện binh quân Minh, buộc tướng chỉ huy quân Minh trên đất Việt cũ là Vương Thông phải xin giảng hòa và được phép rút quân về nước.

=> Sau chiến thắng, Bình Định vương Lê Lợi sai văn thần Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc. Nước Đại Việt được khôi phục, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Thuận Thiên, mở ra cơ nghiệp nhà Lê trong gần 400 năm sau đó.

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.

 

1. Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Với những âm mưu thâm độc và tội ác của chế độ thống trị nhà Minh, trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho sự khủng hoảng của xã hội ngày càng thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.

Chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc ta đã cầm vũ khí đứng lên đấu tranh theo sự chỉ huy của các quý tộc nhà Trần.

2. Khởi nghĩa Lam Sơn xảy ra năm nào

Bắt đầu năm 1418 và kết thúc thắng lợi năm 1427. Là cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi khởi xướng và là lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân Minh.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra với ba giai đoạn chính:

+) Giai đoạn 1: 1418-1423 – Khởi nghĩa hoạt động ở vùng Thanh Hóa

+) Giai đoạn 2: 1424-1425 – Cuộc khởi nghĩa tiến vào khu vực phía Nam

+) Giai đoạn 3: 1426 – 1427 – Giải phóng Đông Quan

Lập bảng niên biếu những sự kiện chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn  (1418-1427). Giúp mình với!!! - Hoc24

 

 Khẳng định vai trò lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và Bộ Tham mưu nghĩa quân trong việc hoạch định đường lối, xây dựng căn cứ địa, tập hợp quần chúng, xác định phương thức tiến hành và chỉ huy cuộc khởi nghĩa; tầm vóc, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; đúc rút những bài học kinh nghiệm trong xây dựng thế trận lòng dân, thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bình luận (0)
Hảo Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
5 tháng 1 2017 lúc 21:06

bạn tham khảo ở câu hỏi tương tự nha : Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến

Bình luận (0)
Lê Hiếu
6 tháng 1 2017 lúc 20:59

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân. Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
* Giải phóng Tản Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc : Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. Đạo thứ ba. tiến thẳng vào Đông Quan.
Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.
* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.



Bình luận (0)