Những câu hỏi liên quan
Trần Minh Soái
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
17 tháng 12 2021 lúc 15:07

g: x=1386

Bình luận (1)
Đoàn Minh Khôi
17 tháng 12 2021 lúc 15:12

g: x=1386

Bình luận (0)
Ngọc An
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Lâm
Xem chi tiết
 Huyền Trang
Xem chi tiết
An Thy
9 tháng 6 2021 lúc 11:19

\(\left\{{}\begin{matrix}2\left(x+y\right)+\sqrt{x+1}=4\\\left(x+y\right)-3\sqrt{x+1}=-5\end{matrix}\right.\left(x\ge-1\right)\)

Đặt \(\left\{{}\begin{matrix}a=x+y\\b=\sqrt{x+1}\end{matrix}\right.\left(b\ge0\right)\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}2a+b=4\\a-3b=-5\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}2a+b=4\left(1\right)\\2a-6b=-10\left(2\right)\end{matrix}\right.\)

Lấy \(\left(1\right)-\left(2\right)\Rightarrow7b=14\Rightarrow b=2\Rightarrow2a=4-2=2\Rightarrow a=1\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x+y=1\\\sqrt{x+1}=2\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=-2\\x=3\end{matrix}\right.\)

Bình luận (0)
Vân Anh
Xem chi tiết
nguyễn thị hương giang
6 tháng 12 2021 lúc 21:58

Bài 1.

\(v_{tb}=\dfrac{S}{t}=\dfrac{57}{1,5}=38\)km/h

Chuyển động không đều

Bình luận (0)
anh dien
Xem chi tiết
Yen Nhi
23 tháng 6 2022 lúc 12:37

Bài 4:

\(f\left(x\right)+x.f\left(-x\right)=x+1\) (*)

Thay \(x=1\) vào (*), ta có:

\(f\left(1\right)+1.f\left(-1\right)=1+1\Rightarrow f\left(1\right)+f\left(-1\right)=2\) (**)

Thay \(x=-1\) vào (*), ta có:

\(f\left(-1\right)+\left(-1\right).f\left(-\left(-1\right)\right)=-1+1\Rightarrow f\left(-1\right)-f\left(1\right)=0\) (***)

Trừ (**) và (***) vế theo vế, ta có:

\(\left(f\left(1\right)+f\left(-1\right)\right)-\left(f\left(-1\right)-f\left(1\right)\right)=2-0\)

\(\Rightarrow f\left(1\right)+f\left(-1\right)-f\left(-1\right)+f\left(1\right)=2\)

\(\Rightarrow\left(f\left(1\right)+f\left(1\right)\right)+\left(f\left(-1\right)-f\left(-1\right)\right)=2\)

\(\Rightarrow2.f\left(1\right)=2\)

\(\Rightarrow f\left(1\right)=1\)

Bình luận (0)
Kiên NT
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Hiếu
25 tháng 2 2016 lúc 16:10

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

Bình luận (0)
Min.bot.FF
Xem chi tiết
ngô lê vũ
25 tháng 3 2022 lúc 10:11

Vì để được mọi người yêu quý

Bình luận (1)
Nguyễn Hoàng Long
Xem chi tiết
Người dùng hiện không tồ...
8 tháng 10 2018 lúc 20:46

A.      MỞ BÀI

“Sự đời thà khuất đôi tròng thịt

Lòng đạo xin tròn một tấm gương”

(Nguyễn Đình Chiểu)

Sống giữa cái xã hội đảo điên, nhân tình thế thái đen bạc ở giữa thế kỷ XIX, nhà chí sĩ Nguyễn Đình Chiểu dù gặp cuộc đời nghiệt ngã, vẫn suốt đời phấn đấu và thực hiện cho được lý tưởng nhân nghĩa mà ông hằng theo đuổi… Lý tưởng đó đã được tác giả gửi gắm trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” - một tác phẩm mang tính chất tự thuật được nhân dân ta yêu thích. Qua hành động “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, ta phần nào hiểu được quan niệm sống nhân nghĩa cao đẹp ấy.

B.       THÂN BÀI

Sau khi từ giã thầy học của mình, Vân Tiên trở về quê thăm viếng cha mẹ để chuẩn bị lên kinh đô ứng thí, giữa đường gặp người dân chạy loạn do bọn cướp gây nên, chàng đã hỏi qua sự tình và nguyện “Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”…

Trong xã hội phong kiến việc thi cử là một việc hệ trọng đối với kẻ sĩ. Ở hoàn cảnh bất thường đó, người ta thường dễ né tránh mọi nguy hiểm để giữ toàn tính mạng… Thế nhưng Lục Vân Tiên đã không suy nghĩ theo kiểu thường tình như vậy, thấy người bị nạn, chàng đã tìm cách cứu giúp bằng cách “bẻ cây” làm vũ khí xông vào đánh bọn cướp:

“Vân Tiên ghé lại bên đàng

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”.

Đó là hành động giàu lòng nghĩa hiệp của một con người. Tính cách vì nghĩa không chỉ thể hiện ở hành động mà còn đọng lại trong lời kết tội bọn cướp:

“Kêu rằng: bớ đảng hung đồ

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”

Nghĩa cử cao đẹp ấy xuất phát từ lòng yêu thương những người dân lương thiện vô tội và cũng vì họ mà chàng sẵn sàng cản ngăn những việc làm “hại dân” của lũ côn đồ hung bạo kia. Việc xảy ra giữa đường, những người dân chạy cướp kia đều không hề có liên quan đến chàng. Thế nhưng thấy việc nghĩa là phải ra tay, việc làm ấy sao giống nghĩa cử của Hớn Minh, ông Ngư…

Chuyển: Mặc dù chàng chỉ có một thân một mình, vũ khí chỉ là cây gậy còn bọn cướp thì đông đảo “Lâu la bốn phía bổ vây bịt bùng”, có gươm giáo và thật hung hãn thế nhưng chàng vẫn không sờn lòng. Người tráng sĩ ấy đả “tả đột hữu xông”, “Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”. Chàng đích thực là một người có tài thao lược và tinh thần dũng cảm. Sự dũng cảm ấy làm cho hình ảnh của chàng trở nên đẹp đẽ và khiến cho mọi người thêm phục… Được sự cổ vũ của lý tưởng nhân nghĩa, do tài năng võ nghệ và sự dũng cảm phi thường, Vân Tiên đã làm cho bọn lâu la phải “quăng gươm giáo”, còn tên tướng cướp Phong Lai phải bỏ mạng, chàng thư sinh họ Lục hoàn toàn làm chủ trên chiến trường.

Chuyển: Tính cách của Lục Vân Tiên còn được bộc lộ qua việc giao tiếp với những nạn nhân vừa được chàng cứu sống… Chàng đã ân cần, thăm hỏi những người bị nạn và thật xúc động khi nghe Kiều Nguyệt Nga trần tình. Đó chính là biểu hiện cho tấm lòng nhân hậu của một con người:

“Vân Tiên nghe nói động lòng

Đáp rằng: ta đã trừ dòng lâu la”…

Không chỉ thực hiện được hai chữ “nghĩa”, “nhân” mà Lục Vân Tiên còn biết giữ cho mình chữ “lễ” theo đúng quan niệm Nho gia xưa kia. Đó là sự giao tiếp đứng đắn của một người có đọc sách thánh hiền với một người phụ nữ hoàn toàn xa lạ với mình;

“Khoan khoan ngồi đó chớ ra

Nàng là phận gái ta là phận trai”.

Nhưng có lẽ điều mà khiến cho mọi người càng thêm cảm phục chàng đó chính làtính cách “trọng nghĩa khinh tài” cao thượng. Khi nghe Nguyệt Nga mời mọc chàng ghé lại nhà và ngỏ ý “báo đức thù công”, Vân Tiên đã khước từ mọi chuyện ân huệ:

“Vân Tiên nghe nói liền cười

Làm ơn há dễ trông người trả ơn”

Trước tấm chân tình ơn đền nghĩa trả của nạn nhân vừa được cứu giúp, Vân Tiên chỉ đánh đổi bằng một cái cười hồn nhiên của một con người hào hiệp, quen sống vô tư, làm việc nghĩa theo bản tính của mình. Một nụ cười tốt bụng, đôn hậu, rất đặc trưng cho người trai Nam bộ. Nói như nhà thơ Xuân Diệu: “Cái cười đáng yêu, đáng kính sao ! Một là cái cười của anh hùng quân tử, hai là cái cười của anh con trai, ba là cái cười của quần chúng rộng lượng, đều ở trên môi Vân Tiên”. Hơn nữa, thấy việc nghĩa là phải ra tay đó là nghĩa vụ của kẻ làm trai, là thước đo phẩm chất của một người anh hùng theo quan nệm của Vân Tiên mà cũng là quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu và nhân dân ta nói chung:

“Nhớ câu kiến ngãi bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

Trong lời nói hào hiệp đó, ta nghe âm vang tiếng nói của Từ Hải trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du vốn được nhiều người yêu mến và ca tụng:

“Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”

Với một chiếc gậy bên đường mà một mình dám xông vào một lũ lâu la quen nghề gươm giáo, việc làm ấy thật nguy hiểm mà vẫn thản nhiên như không đồng thời chỉ đánh đổi bằng một nụ cười nhẹ nhàng, đáng yêu. Hành động, tâm tư tình cảm của Vân Tiên là bóng dáng cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu… Đó còn là suy nghĩ và hành động vì nghĩa của cả tập thề những con người biết sống đẹp mà tác giả đã tái hiện trong tác phẩm: một ông Ngư “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”, một Hớn Minh nghĩa hiệp… Có thể nói là Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào trận “Cả một đạo quân bừng bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng” (Hoài Thanh). Hành động nghĩa hiệp ấy thật đẹp. Lý tưởng sống của cụ Đồ Chiểu rất gần với lý tưởng anh hùng của thời đại chúng ta…

C.      KẾT BÀI

Qua việc vận dụng nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật theo thủ pháp quen thuộc của truyện cổ dân gian: để cho nhân vật trực tiếp bộc lộ bản chất, tính cách bằng hành động cụ thể, đoạn trích đã làm ngời lên nhân vật trung tâm của truyện: một con người có bản tính nhân nghĩa hào hiệp, giàu lòng thương người, một hiện thân của cái thiện chống cái ác…

Hình ảnh Lục Vân Tiên như nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta sống phải có trách nhiệm với mọi người, luôn luôn có ý thức mình là con cháu Nguyễn Đình Chiểu, một người mang dòng máu anh hùng, vô tư hào hiệp của nhân dân Nam bộ, của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)