- Tình hình chính trị, kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn.
tình hình kinh tế nước ta dưới triều nhà Nguyễn phát triển như thế nào
refer
+ Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, khai mỏ... + Thủ công nghiệp nhà nước phát triến mạnh và có nhiều thành tựu lớn. Đặc biệt là việc đóng thành công chiếc tàu thủy chạy bằng máy bơm nước theo kiểu phương Tây. + Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triến nhưng bị đánh thuế nặng.
REFER
+ Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, khai mỏ... + Thủ công nghiệp nhà nước phát triến mạnh và có nhiều thành tựu lớn. Đặc biệt là việc đóng thành công chiếc tàu thủy chạy bằng máy bơm nước theo kiểu phương Tây. + Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triến nhưng bị đánh thuế nặng.
TK
+ Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, khai mỏ... + Thủ công nghiệp nhà nước phát triến mạnh và có nhiều thành tựu lớn. Đặc biệt là việc đóng thành công chiếc tàu thủy chạy bằng máy bơm nước theo kiểu phương Tây. + Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triến nhưng bị đánh thuế nặng.
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX. Nhận xét
Đây là bài giải của bạn, bạn tham khảo và hoàn thiện bài làm của mình bạn nhé.
a) Tình hình về kinh tế, chính trị và xã hội :
Bạn tham khảo tại đường link này bạn nhé : http://cadasa.vn/khoi-lop-10/tinh-hinh-chinh-tri-kinh-te-van-hoa-duoi-trieu-nguyen.aspx
b) Nhận xét, đánh giá chung :
- Sau khi thành lập, nhà Nguyễn đã cố gắng để khôi phục lại địa vị của tư tưởng Nho giáo để làm chỗ dựa cho sự thống trị, đã cố gắng xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế cao độ. Tuy nhiên, đây là thời kì kìm hãm được sự đi xuống của chế độ phong kiến.
- Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá song hiệu quả thấp.
- Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển của đất nước, đã không tạo được những chuyển biến mới theo kịp sự phát triển của thế giới. Vì vậy, trong gần nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu, không đủ sức kháng cự trước những đe dọa của chủ nghĩa thực dân đang đến gần.
Nếu có vấn đề gì còn thắc mắc, bạn cứ gửi câu hỏi lên nhé. :)
Câu1: Em hãy cho biết tình hình kinh tế thủ công nghiệp nước ta dưới các triều đại Lý, Trần, Lê Sơ? Nhận xét của em về sự phát triển thủ công nghiệp.
Câu2: Em hãy cho biết tình hình kinh tế thương nghiệp nước ta dưới các triều đại Lý, Trần, Lê Sơ? Tại sao nội thương nước t thế kỉ X-XV phát triển?
Nhận xét về những chính sách kinh tế, chính trị dưới triều Nguyễn
Kinh tế:
Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX :
a) Nông nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.
+ Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.
- Hạn chế:
+ Ruộng đất của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.
+ Kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.
h) Thủ công nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
- Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
c) Thương nghiệp :
- Ưu điểm : Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.
- Hạn chế:
+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.
cóa j hông bt thì ib mik nhóa
nội dung chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ 1 đến thế kỉ 5
Về hành chính: Tiến hành phân lại đơn vị hành chính, cho quan lại người Hán quản lý từ cấp huyện trở lên, người Việt cai quản hương xã.
Về kinh tế: Bóc lột, vơ vét bằng các loại thuế má nặng nề, bắt nhân dân ta phải cống nộp sản vật quý hiểm.
Về văn hóa: Bắt nhân dân ta học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa nhân dân ta, đây là chính sách thâm độc nhất.
Nhận xét: đây là những chính sách vô cùng tàn bạo của phong kiến phương Bắc hòng bóc lột nhân dân, kìm hãm sự phát triển của nhân dân ta và chính sách đồng hóa của chúng là thâm độc nhất.
Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".
Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.
Tình hình nước ta dưới sự cai trị của triều đình nhà nguyễn
Tham khảo
1.1. Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, chính sách ngoại giao Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). 1. Tổ chức bộ máy nhà nước Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê. Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản.Chính quyền trung ương cai quản cả nước, mỗi thành có một tổng trấn trông coi từ Ninh Bình trở ra Bắc là BắcThành, từ Bình Thuận trở vào Nam là Gia Định Thành. Chính quyền Trung ương quản lý trực tiếp từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Còn lại hai khu tự trị Tổng trấn có toàn quyền. Đó là giải pháp tình thế của vua Gia Long trong bối cảnh lúc đầu mới lên ngôi. Năm 1831 - 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc ,tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình. Sự phân chia của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quản lý của một tỉnh. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay. Vì vậy cải cách của Minh Mạng được đánh giá rất cao. Tuyển chọn quan lại: thông qua giáo dục, khoa cử. Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ ( Hoàng triều luật lệ , Luật Gia Long) với 400 điều hà khắc, qui định chặt chẽ bảo vệ nhà nước và trật tự phong kiến.. 2. Quân đội được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ. Binh lính người Việt thời Nguyễn 3. Ngoại giao Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc). Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục. Với phương Tây "đóng cửa, không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ". 4. Nhận xét Lần đầu tiên trong lịch sử, một triều đại phong kiến cai quản một lãnh thổ rộng lớn thống nhất như ngày nay. Nhà Nguyễn thành lập vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn suy vong. Trên thế giới chủ nghĩa tư bản đang phát triển, đẩy mạnh nhòm ngó, xâm lược thuộc địa, một số nước đã bị xâm lược. Nhìn chung bộ máy Nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ, có cải cách chút ít. Song những cải cách của nhà Nguyễn nhằm tập trung quyền hành vào tay vua. Vì vậy nhà nước thời Nguyễn cũng chuyên chế như thời Lê sơ. 1.2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn 1. Nông nghiệp Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất), đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn. Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang. Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều. Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ. ⇒ Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao.Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu. 2. Thủ công nghiệp Thủ công nghiệp nhà nước: Tổ chức quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ). Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước. Trong nhân dân: nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước. 3. Thương nghiệp Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước. Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai. Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng. Cho nên đô thị tàn lụi dần. ⇒ Nhận xét Thủ công nghiệp không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều. 1.3. Tình hình văn hóa - giáo dục Tôn giáo: độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo ,tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển … Giáo dục: giáo dục Nho học được củng cố , Nhà Nguyễn tổ chức khoa thi Hương đầu tiên năm 1807; khoa thi Hội đầu tiên năm 1822 song không bằng các thế kỷ trước. Văn học: văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan. Sử học : Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú , Lịch triều tạp kỷ của Ngô cao Lãng , Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức .. Kiến trúc: kinh đô Huế, lăng tẩm, thành lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội Nghệ thuật dân gian: tiếp tục phát triển.
Triều Nguyễn có những chính sách ưu đãi để phát triển nông nghiệp, như là cấm mua bán ruộng đất công, lập kho Thường bình, Sở Tịch điền, Sở Diễn canh, kho Bình thiếu, Sở Đồn điền, Đàn Xã Tắc, Đàn Tiên nông
Cũng nhằm khuyến khích người dân cày ruộng, vua Minh Mạng khôi phục lại Lễ tịch điền (nhà vua đích thân xuống ruộng cày) và vào năm 1828, nhà vua giao cho bộ Lễ soạn thảo chu đáo các điển lễ làm thành luật lệ lâu dài.
Vấn đề ruộng đấtTrong đình thần có ý kiến tịch thu ruộng đất bị chiếm trong thời loạn để phân cấp cho dân nghèo nhưng vua Gia Long cho rằng phép này khó thực hiện nên ông chỉ tịch thu những ruộng đất của quan lại triều Tây Sơn và ruộng trang trại riêng của Tây Sơn làm quan điền. Thời Minh Mạng định lại phép quân cấp ruộng khẩu phần, quan lại, binh lính, công tượng (thợ làm quan xưởng) cùng các hạng dân đinh, không kể phẩm trật cao thấp đều được hưởng một phần khẩu phân nhưng quan lại, cường hào cũng giành được những phần tốt hơn. Người già, người tàn tật thì được nửa phần. Cô nhi, quả phụ được 1/3.[1]
Việc khai hoang và phục hóaNhà Nguyễn tiếp tục một số công việc từ thời các chúa Nguyễn để lại như việc khẩn hoang, mở rộng, phát triển nông nghiệp. Ở Nam Kỳ, người dân đã tự do đến khẩn hoang với tư cách cá nhân hoặc tập thể dưới sự giúp đỡ của triều đình.[2] Sử sách cũng ghi lại tên tuổi nhiều người đã có công trong việc đào kênh, vỡ đất như Thoại Ngọc Hầu.
Triều đình nhà Nguyễn dành cho việc khai hoang, phục hóa rất nhiều sự quan tâm, họ đã cho tiến hành nhiều chính sách khai khẩn hoang khác nhau và đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Diện tích ruộng đất thực trưng tăng lên nhiều: năm 1847 đã là 4.273.013 mẫu[3]
Hai vị quan tổ chức khẩn hoang nổi tiếng nhất là Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Tri Phương;
Đồn điền
Chính sách này chủ yếu dựa vào việc mộ dân nghèo, đi cùng với tội phạm để thực hiện việc khai khẩn đất hoang. Trong thời gian khẩn hoang số dân này sẽ được quản lý theo cung cách đồn điền không giống như thôn ấp bình thường; sau một khoảng thời gian từ sáu đến mười năm để cuộc sống ổn định thì sẽ chuyển sang hình thức bình thường. Đồn điền xuất hiện nhiều nhất ở vùng Gia Định[4]. Đợt lập đồn điền lớn nhất do Kinh lược sứ Nam Kì là Nguyễn Tri Phương tổ chức vào năm 1853-1854, lập được 21 cơ, 124 ấp phân phối ở cả sáu tỉnh[5].
Doanh điền
Đây là hình thức triều đình và nhân dân cùng kết hợp khai hoang, mới ra đời từ thời Nguyễn theo đề xuất của Tham tán quân vụ Bắc thành Nguyễn Công Trứ
Chính sách này nhằm di dân để lập ấp mới, bắt đầu thực hiện từ năm 1828 dưới thời vua Minh Mạng. Cách thức được quy định cụ thể như sau: nhà nước sẽ bỏ vốn ban đầu và cử ra một quan chức sẽ dứng ra chiêu mộ và chỉ đạo dân chúng đưa đi khai hoang theo hai trường hợp
Ngoài ra, triều đình Nguyễn còn khuyến khích nhân dân tự do khai hoang kết hợp phục hóa. Việc đinh điền cũng có chỉnh đốn và kiểm soát chặt chẽ hơn. Ruộng đất ở Nam Việt thời Minh Mạng được đo đạc lại, tính ra được 630.075 mẫu. Tổng số đinh toàn quốc là 970.516 xuất và 4.063.892 mẫu ruộng đất.
Tuy nói trên toàn diện, đất công điền không quá 1/5 diện tích canh tác, nhưng phần đất còn lại được phân phối giữa nông dân mà đa số chỉ làm chủ tới 5 mẫu là nhiều. Hạng người có 100 mẫu trở lên thì rất ít, mỗi tỉnh được nhiều nhất là dăm ba người.
Việc trị thủyVua Gia Long vừa lên ngôi đã quan tâm đến vấn đề đê điều và cho người tu bổ đê cũ, đắp thêm đê mới. Năm 1809, ông lại cho đặt nha Bắc Thành đê chánh và các chức Tổng lý và Tham lý đê chánh để lo vấn đề đê điều ở các trấn xứ Bắc Kỳ. Tới năm 1828, theo đề nghị của các quan, vua Minh Mạng cho cho tăng cường thêm nhân sự cho nha môn đê chánh nhưng tới 1833 thì bỏ nha này đi để chuyên ủy việc đê điều cho các Đốc biện tại các tỉnh.
Việc đắp đê, sửa chữa và khám xét được quy định tỉ mỉ. Thời Tự Đức nhiều lần đã xác định lại cách thưởng phạt về sự phòng hộ đê và phân định trách nhiệm của các phủ, huyện, tổng, lý sở tại các nơi đê vỡ.[6]
Năm 1809, hệ thống đê điều ở Bắc Thành tổng cộng là 239.933 trượng tương đương 960 km[6]. Sau 21 năm dưới thời nhà Nguyễn, chiều dài các con đê ở Bắc Kỳ đã tăng lên 303.616 trượng tương đương 1.215 km. Tới cuối thế kỷ XIX, hệ thống đê này đã dài tới 2.400 km[6]
Vua Minh Mạng, vị vua thứ hai của triều NguyễnMặc dù triều đình dành rất nhiều quan tâm nhiều tới việc trị thủy như vậy nhưng vấn đề này vẫn không được giải quyết như mong đợi, vì thiếu sự phối hợp đồng bộ và quy hoạch chung giữa các địa phương, do tác động của môi trường, sinh thái,... các đê đắp lên cứ vỡ liên miên. Đặc biệt là ở sông Hồng, vì đất bồi nên lòng sông giữa hai con đê cao hơn mặt đất, mỗi khi nước lớn thì đê không tài nào cản nổi. Triều đình phân vân trong 3 cách: giữ đê, phá đê và đào thêm sông. Ngay từ thời Minh Mạng, nhà vua đã nhiều lần hội nghị về việc này, ý kiến bất đồng quá nhiều tới nỗi thời 2 vua Thiệu Trị và Tự Đức phải treo bảng khắp nơi để trưng cầu dân ý.
Năm 1833, theo lệnh nhà vua, vị Tổng đốc Nam Định là Đặng Văn Thiêm đi khám xét đê điều đã tâu lên Minh Mạng chủ trương "...Sửa đắp đê mới hay đê cũ, công trình nặng nhọc, phí tổn công khố cũng nhiều, thế mà khó nói trước có giữ được chắc chắn hay không. Nếu đổi ra làm việc khai sông... như vậy không những bớt được chút phí tổn mà lại có thể phân được thế nước và bớt được sự xô mạnh dồn xuống." Vua Minh Mạng ra lệnh đình chỉ việc đắp đê để chờ xem tình hình ra sao rồi mới bàn định lại. Nhưng năm 1834, Minh Mạng sai Giám thành Phó sứ là Trương Viết Sùy kiểm tra lại thì ông cho rằng "không thể bỏ đê được".
Năm 1852, vua Tự Đức lại tiếp tục mở cuộc trưng cầu ý kiến về việc phòng đê ở Bắc Kỳ,
Việc cứu đóiTrải qua nội chiến, nhân dân lại gặp mất mùa liên tiếp. Triều đình thường phải giảm thuế, miễn thuế và chẩn cấp. Người dân bị đói tràn khắp vùng thôn quê, tụ họp nhau đi cướp và những người chống triều đình lợi dụng sự bất mãn của những đoàn dân đói này để xách động nổi loạn như ở Thanh Hóa và Nghệ An năm 1819.
Mỗi khi mất mùa, triều đình phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp để cứu đói. Để có phương tiện thực hiện cứu trợ khẩn cấp, triều đình thiết lập các kho lương trữ lúa cho việc cứu tế được gọi là Bình Chuẩn Thương, người nghèo túng có thể mua gạo giá rẻ hơn bình thường và không giới hạn, từ 1, 2 phương tới cả thưng, đấu, bát.
Ngoài ra triều Nguyễn còn lập ra Nghĩa Thương là những kho trữ lúa ở các tỉnh và phủ huyện. Những khi đói kém thì các kho này được mở ra để phát chẩn cho dân nghèo. Triều Nguyễn cũng cho tổ chức Xã Thương rất nhiều dưới thời vua Tự Đức, khi gạo đắt thì bán ra, khi gạo rẻ thì đong lại để lưu trữ, có thể cho vay, thu lợi bao nhiêu dùng để cấp dưỡng binh đinh và giúp kẻ nghèo khó.
Thời Minh Mạng triều đình cũng bắt quan lại các tỉnh phải xuất lúa giống ở kho cho dân nghèo vay để làm mùa sau, nhằm làm cho nông nghiệp không bị đình trệ và việc mất mùa không ảnh hưởng nhiều sang các năm sau.[7]
Để làm nhẹ bớt sự khổ cực của người nông dân, triều Nguyễn cho áp dụng chính sách giảm hay miễn thuế cho những tỉnh bị nạn. Riêng với các tỉnh bị thiệt hại nặng, nhà vua cho miễn luôn tất cả các khoản thuế còn thiếu ở những năm trước. Năm 1841, vua Thiệu Trị cho dân Hưng Yên được miễn số thuế là 23.385 quan và 83.162 hộc lúa.[8]
Thủ công nghiệpThủ công nghiệp Nhà nước thời Nguyễn chế tạo tất cả những đồ dùng cho hoàng gia, tham gia đóng thuyền cho quân đội, đúc vũ khí, đúc tiền,...[9] Chính vì vậy, nhà Nguyễn cũng tập trung xây dựng hệ thống các xưởng thủ công Nhà nước, nhất là ở kinh đô và các vùng phụ cận. Năm 1803, Gia Long thành lập xưởng đúc tiền Bắc Thành tiền cục ở Thăng Long.[9] Nhà Nguyễn cũng lập các Ti trông coi các ngành thủ công. Ví dụ như ti Vũ khố chế tạo quản lý nhiều ngành thủ công khác nhau, gồm 57 cục: làm đất, đúc, làm đồ vàng bạc, vẽ tranh, làm ngói, làm đồ pha lê, khắc chữ, đúc súng, làm trục xe, luyện đồng,... Ti Thuyền chịu trách nhiệm về các loài thuyền công và thuyền chiến, gồm 235 sở trên toàn quốc[9]. Ngoài ra còn có các ti Doanh kiến, ti Tu tạo, ti Thương bác hoả dược.[10]
Phần lớn nhân lực trong các xưởng thủ công Nhà nước là do triều đình trưng dụng thợ khéo trong các ngành như khảm xà cừ, kim hoàn, thêu thùa... tới làm việc để cung cấp đồ dùng cho triều đình. Vì vậy người thợ luôn tìm cách trốn tránh dù chính phủ áp dụng những biện pháp trừng phạt nặng nề để ngăn chặn.
Trong nghề đóng tàu, năm 1820 sĩ quan người Mỹ John White đã nhận xét:" Người Việt Nam quả là những người đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành công trình của họ với một kỹ thuật hết sức chính xác." Ngoài các thuyền gỗ, người thợ thủ công Việt Nam còn đóng cả các loại tàu lớn bọc đồng[11]. Ngoài ra họ đã sáng chế được nhiều máy móc tiên tiến và có chất lượng vào thời đó, ví dụ các máy cưa xẻ gỗ, máy tưới ruộng,... và cả máy hơi nước.[11].
Nhà Nguyễn cũng tập trung tham gia quản lý khai mỏ. Đến nửa đầu thế kỷ 19, triều đình đã quản lý 139 mỏ, và năm 1833 có 3.122 nhân công trong các mỏ Nhà nước[11][12]. Tuy nhiên, phương thức khai mỏ thời bấy giờ vẫn kém phát triển so với thế giới.
Thương mạiNội thươngViệc thống nhất đất nước vào đầu thế kỷ XIX là một điều kiện thuận lợi cho thương nghiệp phục hồi và tái phát triển sau một thời gian dài suy thoái. Ngoài ra, Gia Long và các vua nhà Nguyễn cũng cho sửa sang đường sá, xoi đào các sông ngòi, đắp các đê điều, để cho việc làm ăn của người dân được tiện lợi, cụ thể là: đường sá trong nước là sự khẩn yếu cho việc chính trị, vậy nên Gia Long mới định lệ sai quan ở các doanh, các trấn phải sửa sang đường quan lộ, bắt dân sở tại phải đắp đường làm cầu, lệ cứ 15.000 trượng đường thì phát cho dân 10.000 phương gạo. Từ ải Nam Quan (thuộc Lạng Sơn) vào tận Bình Thuận, cứ 4.000 trượng phải làm một nhà trạm ở cạnh đường quan lộ, để cho quan khách đi lại nghỉ ngơi. Cả thảy 98 trạm. Còn từ Bình Thuận trở vào phía nam đến Hà Tiên thì phải đi đường thủy.[13]
Tuy nhiên, thương mại của Việt Nam rất kém cỏi, họ buôn lẻ hàng hóa của người Hoa để bán lại kiếm lời. Sự tổ chức thương mại của người Việt sơ sài, trong phạm vi gia đình. Nếu có những hội buôn lớn thì cũng chỉ là những phường họp vài thương gia hùn vốn với nhau để kinh doanh rồi chia tiền ngay. Họ không liên kết lại thành những hội buôn làm ăn lâu dài. Nhiều người Việt Nam cho vay lãi trở nên phát tài nhưng họ dùng tiền của để mua ruộng đất chứ không đầu tư kinh doanh, khuếch trương thương mại hay công nghệ. Do đó mà thương nghiệp không mạnh được, một phần lớn cũng bởi tâm lý của người dân.[14]
Trong vùng quê, hoạt động thương mại cũng chỉ nhằm trao đổi nông sản và hàng tiểu thủ công ở các chợ. Ở đó, ngoài những cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ hay các cửa tiệm bán thuốc Bắc, còn có những nông dân bán thổ sản và nông sản của minh và một số thương nhân nhỏ bán vải vóc, hàng xén, cau thuốc, đi rong từ chợ này sang chợ khác.
Ngoài các tổ chức buôn bán đại quy mô ra, Hoa kiều trong các đô thị lớn còn kinh doanh sòng bạc, đánh đề hay đút lót cho các quan để được đúc tiền, trưng thầu thuế đò, thuế chợ hay độc quyền rượu. Có những Hoa thương có thế lực còn chiếm độc quyền cung cấp hàng cho triều đình.[15] Dù vậy, guồng máy chính phủ cản trở nhiều sự trao đổi hàng hoá bởi sự nhiêu khê của các thủ tục hành chính ở các cửa ải và sở thuế.
Những cải cách tiền tệ cho thấy là thương mại phát triển hơn so với thế kỷ trước. Cho tới hết thời Nam-Bắc triều thì chỉ tệ duy nhất được đúc là tiền đồng, cứ 500 đồng thành 1 quan. Giá trị thứ tiền này rất kém, sử dụng khó khăn chỉ hợp với 1 xã hội mà hoạt động kinh tế không quá thôn xã và sự mậu dịch không quan trọng. Vua Gia Long và Minh Mạng đã cho đúc những nén vàng, nén bạc cho thấy kinh tế thương mại đã có bước tiến lên trước. Tuy nhiên, chúng ít được đầu tư và được dân chúng đem cất trữ bởi tâm lý dân chúng còn mang nặng tính nông nghiệp.[16]
Ngoại thươngCho tới thời Thiệu Trị, chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với phương Tây khá cẩn trọng nhưng thương mại với họ vẫn được khuyến khích. Sau năm 1818, các thương gia phương Tây khỏi phải trả thuế nhập cảng quá cao, chỉ vài loại hàng mới phải chịu thuế xuất cảng còn phần lớn được miễn. Hoạt động thương mại của Việt Nam với các nước láng giềng không thể phát triển tự do khi các quan chức đánh thuế nặng lên thương mại, còn thủ tục thì rất phiền phức. Ngoài ra, triều đình còn cấm đoán một số mặt hàng, muốn bán phải có giấy phép riêng. Guồng máy hành chính của nhà Nguyễn cản trở rất nhiều các hoạt động của thương nhân trong thế kỷ XIX mà cũng không có một tầng lớp trung lưu làm giàu bằng thương mại để thúc đẩy triều đình mở rộng giao dịch quốc tế[17]. Về các thành thị công thương thì Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà do nhiều nguyên nhân trở nên suy tàn và không thể phục hồi như xưa; còn Thăng Long, Bến Nghé, Đà Nẵng vẫn tiếp tục cuộc sống công thương như bình thường; Gia Định vẫn phát triển đều đặn. Xuất hiện thêm vài hiệu buôn người Hoa, một số phường thủ công cũng ổn định mặt hàng nhưng không thay đổi nhiều.[5]
Tiền tệ Bảo Đại thông bảoTiền lưu hành vào thời kỳ này được làm từ vàng, bạc, kẽm, đồng và chì, được phát hành ở dạng tiền xu, nén (thỏi). Khi Nguyễn Vương lên ngôi vua, ông cho đúc các loại tiền "Gia-long Thông-bảo". Các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức ngoài việc đúc tiền kim loại bằng đồng và kẽm có hình tròn lỗ vuông, còn đúc các loại tiền bằng bạc hay bằng vàng, mang hình ảnh Long Vân, Nhật Nguyệt, Ngũ Phúc, Phú Thọ Đa Nam; hoặc đúc các thoi bạc thoi vàng hình hộp chữ nhật. Giá-trị của thoi tiền tính theo quan, theo lạng và được in nổi trên thoi tiền.
Từ giữa cuối thế kỷ 19, nhà Nguyễn bắt đầu cho phép tư nhân đúc tiền, do đồng kim loại trong tiền đồng giảm đi nên nhiều tiền đồng có chất lượng kém được đưa vào lưu thông. Do những điểm yếu đó, nên đến thời vua Tự Đức, phương tiện thanh toán chủ yếu trong các giao dịch là tiền đồng của nhà Nguyễn
Sau khi đánh bại triều Tây Sơn làm chỗ toàn bộ đất nước Nhà Nguyễn phải đối mặt với tình hình xã hội nước ta và đầy khó khăn Em hãy nêu những điểm tích cực và hạn chế trong các chính sách kinh tế của nhà Nguyễn? Giúp mik vs ạ mik cần gấp á
Đề tui có câu này bạn có thể tham khảo:
– Tích cực: Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng như Lào, Xiêm, Thái Lan,…
– Hạn chế: thực hiện chính sách ngoại giao “đóng cửa” khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây.
=> Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu không tạo điều kiện cho đảo nước giao lưu với các nước và các nền văn háo tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.
Nêu tình hình chính trị, kinh tế Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) như thế nào?
E có nhận xét j về tình hình kinh tế dưới triều Nguyễn?
Giúp mk vs !!!
- Nông nghiệp
+ Nhà nước thực hiện chính sách quân điền song do diện tích đất công ít nên tác dụng không lớn.
+ Công tác khai hoang được khuyến khích nên diện tích khai hoang được mở rộng.
+ Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, lạc hậu.
-Tình hình thủ công nghiệp ta thời Nguyễn ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển.
+ Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng để sản xuất vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức.
+ Thợ quan xưởng đã đóng được tàu thủy, tiếp cận với kĩ thuật chạy bằng máy hơi nước.
+ Trong nhân dân nghề thủ công truyền thống được duy trì
+ Nhiều nghề mới xuất hiện
+Nhiều làng thủ công nổi tiếng khắp nước như: Bát Tràng (Hà Nội), đúc đồng Ngũ Xã (hà Nội), dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội)….
+Những hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thợ thủ công nghiệp phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.
+ Do chế độ công tượng hà khắc nên việc tiếp cận công nghiệp cơ khí hạn chế.
+ Các làng nghề thủ công không phát triển bằng trước
-Thương nghiệp:
+Nội thương: Phát triển chậm do thuế nặng,chính sách thuế khóa phức tạp của nhà nước.
+Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền buôn bán với các nước láng giềng, việc giao lưu với các nước phương Tây bị hạn chế. Điều này làm cho kinh tế chậm phát triển.