Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
14 tháng 9 2023 lúc 18:56

* Mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII – XVIII.

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được ghi chép trong Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII dưới tên là Bãi Cát Vàng

- Thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và Bắc Hải

+ Tổ chức dân binh vừa có chức năng kinh tế vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển đảo

+ Nhiệm vụ: thu lượm hàng hóa của tàu bị đắm, thu lượm hải sản quý,…

+ Hai Hải đội tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)

* Ý nghĩa: Khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt với hai quần đảo

Quoc Tran Anh Le
14 tháng 9 2023 lúc 19:52

* Mô tả quá trình thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:

- Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

+ Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo.

  

+ Nhiệm vụ của họ là: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm; thu lượm các hải sản quý; từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.

- Hải đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII).

* Ý nghĩa: Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII - XVIII đã khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. => Đây là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
20 tháng 7 2023 lúc 9:14

Tham khảo!!!

Việt Nam là quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Từ thế kỉ XVII đến nay, nhà nước Việt Nam đã liên tục tiến hành các cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở hai quần đảo này.

Trương Phước Nguyên
Xem chi tiết
Nguyen Quang Duc
Xem chi tiết
quanvantrieu
27 tháng 8 2017 lúc 15:53

ko đăng những bài ko liên quan đến toán

Thánh Ca
27 tháng 8 2017 lúc 15:56

Gọi 1/4 số a là 0,25 . Ta có :

                   a . 3 - a . 0,25 = 147,07

                   a . (3 - 0,25) = 147,07 ( 1 số nhân 1 hiệu )

                      a . 2,75 = 147,07

                         a = 147,07 : 2,75

                          a = 53,48

~Mưa_Rain~
1 tháng 11 2018 lúc 19:54

- Xác định trên lược đồ các đảo và hai quần đảo Hoàng Sa , Trường Sa của Việt Nam

- Trình bày những chứng cứ về quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của nước ta nói chung và chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng qua các thời lịch sử

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 18:19

Tham khảo
- Quá trình thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của các vua nhà Nguyễn đã tạo cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
14 tháng 9 2023 lúc 18:56

Giới thiệu về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam

Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, cuộc khai phá được đẩy mạnh

Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II. Chúa Nguyễn trở thành chỗ dựa cho vua Chân Lạp để đối phó với nước Xiêm. Đồng thời cư dân Việt ở vùng đất Nam bộ tự do khai khẩn đất, làm ăn sinh sống.

Năm 1623, Chúa Nguyễn đã lập thương điếm ở vị trí tương ứng với Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) để thu thuế. Vào thời điểm đó, cư dân Việt đã có mặt hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn.

Theo Đại Nam thực lục tiền biên, tháng 9 năm Mậu Tuất (năm 1658), vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân (Chan Ramathipati) xâm lấn đất đai của Chúa Nguyễn ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa), đã bị quan quân địa phương bắt giải về Phú Xuân. Chúa Nguyễn Phúc Tần “tha tội cho và sai hộ tống về nước, khiến làm phiên thần hàng năm nộp cống”. Tư liệu trên xác nhận những hoạt động quan trọng đầu tiên của Chúa Nguyễn trên con đường hình thành và bảo vệ chủ quyền của mình đối với vùng đất Nam Bộ.

Năm 1708, để bảo vệ cư dân vùng đất Hà Tiên (Hà Tiên- Long Xuyên - Bạc Liêu- Cà Mau ) lúc đó trước sự tiến công cướp bóc của người Xiêm nên Mạc Cửu đã xin và được nội thuộc vào triều đình chúa Nguyễn.

Đến năm 1757, khi đất Tầm Phong Long (tương đương với vùng Tứ Giác Long Xuyên) được vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn để đền ơn cứu giúp lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua, quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của người Việt trên vùng đất Nam Bộ cơ bản đã hoàn thành.

Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được ghi chép trong Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII dưới tên là Bãi Cát Vàng

Năm 1803, Vua Gia Long cho tái lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải và đặt trong cơ cấu tổ chức chung của các đội Trường Đà, có chức năng khai thác và quản lý toàn bộ khu vực Biển Đông. Đặc biệt trong các năm 1815, 1816, vua Gia Long liên tục tổ chức các hoạt động thăm dò đường biển, triển khai các hoạt động thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ ở Hoàng Sa và Trường Sa. Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hoạt động mạnh và hiệu quả dưới thời Gia Long cho đến đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XIX thì được tích hợp vào đội Thủy quân của triều đình Minh Mệnh.

Vua Minh Mệnh đã đẩy hoạt động chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa lên đỉnh cao nhất so với tất cả các triều đại quân chủ Việt Nam trước và sau ông với các hình thức và biện pháp như vãng thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết... Lực lượng được ông điều động ra làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa, Trường Sa lúc này không chỉ có Thủy quân mà còn có cả Vệ giám thành, Biền binh, binh đinh, dân phu. Mỗi chuyến ra đi như thế đều có quyết định của triều đình và nhiều khi chính nhà vua trực tiếp quyết định việc có cho thuyền ra khơi ngay hay tạm dừng lại. Sau khi kết thúc công việc ngoài biển khơi, thuyền phải chạy thẳng về Huế để báo cáo tình hình, khai nộp hóa vật, hải vật. Nhà vua thông qua Bộ Công kiểm tra, đánh giá, luận công, định tội, thưởng phạt nghiêm minh.

Quoc Tran Anh Le
14 tháng 9 2023 lúc 19:53

(*) Tham khảo: Một số hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI - XVIII

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải những hòn đảo được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, như: Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn Lý Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa,...

- Theo ghi chú bản đồ trong bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (biên soạn vào thế kỉ XVII), quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi).

 

- Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho lập hải đội Hoàng Sa (sau này lập thêm đội Bắc Hải - đặt dưới sự quản lí của đội Hoàng Sa).

+ Các nhiệm vụ của hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải: khai thác sản vật trên các đảo, quần đảo; bảo vệ, canh giữ các đảo ở Biển Đông; thu gom những hàng hóa của các tàu nước ngoài bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa về nộp cho triều đình.

+ Đội Hoàng Sa qua ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục được thành lập trên cơ sở tuyển chọn 70 dân đinh xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.

+ Thời gian hoạt động của hải đội Hoàng Sa được xác định là khoảng từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm.

- Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền chúa Nguyễn, quá trình thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối dưới thời nhà Tây Sơn (thế kỉ XVIII) và nhà Nguyễn.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 8 2023 lúc 9:47

Tham khảo:

Ngay từ đầu Công nguyên, người Việt đã tích cực, chủ động và sớm có hoạt động kinh tế và văn hoá ở Biển Đông. Các nguồn sử liệu tin cậy, có giá trị pháp lí cao của Việt Nam và nước ngoài (văn bản hành chính, tư liệu lịch sử,...) qua các thời kì đều khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và thực hiện quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Trước năm 1884:

Nhiều tập bản đồ của các triều đại quân chủ Việt Nam như Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1686), Giáp Ngọ bình Nam đồ (1774)... đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Một số công trình sử học và địa lí của Việt Nam  như Đại Việt sử ký tục biên, Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục, Hoàng Việt địa dư chí, Đại Nam nhất thống chí.......đều thể hiện chủ quyền của Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
Việc thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX đã xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Từ thời Nguyễn việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa trong hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước đã được thực hiện.
- Từ năm 1884 đến năm 1975:

Cuối thế kỉ XIX, chính quyền thực dân Pháp tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng thông lệ pháp lí quốc tế.
Năm 1909, người Pháp đã nêu rõ các cuộc khảo sát của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là trái phép.
Chính quyền Pháp chú trọng hơn việc nghiên cứu quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, người Pháp tiến hành xây cột mốc chủ quyền, đèn biển, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều khảo sát khoa học…
Đến tháng 9 – 1951, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được tuyên bố tại Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô mà không bị các quốc gia tham dự hội nghị phản đối.
Từ năm 1954 đến năm 1975, hai quần đảo được đặt dưới sự quản lí hành chính của chính quyền Sài Gòn.
Chính quyền Sài Gòn đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua việc ban hành các văn bản hành chính nhà nước, cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính. Về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay).
Từ ngày 13 đến ngày 28 – 4 – 1975, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo và triển khai lực lượng thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. 
- Từ sau năm 1975 đến nay:

Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lí và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Các đơn vị hành chính tại hai quần đảo này đã được thành lập. 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 1:06

Tham khảo:

- Cùng với công cuộc khai phá vùng đất phía Nam, các chúa Nguyễn cũng thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo lớn là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

+ Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo.

+ Nhiệm vụ của họ là: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm (gươm, súng, vàng bạc, đồ đồng,…), các hải sản quý (đồi mồi, ba ba, hải sâm,…), từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.

Ky Giai
Xem chi tiết