viết đoạn văn ngắn về ý nghĩa ứng xử có văn hóa
viết đoạn văn ngắn khoảng 120 chữ trình bày về ý nghĩa di sản văn hóa thế giới
Viết một đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) nêu suy nghĩ của em về cách ứng xử trong văn hóa giao tiếp hiện nay. Trong đó có sử dụng ít nhất một câu cầu khiến
Tham khảo:
Cánh ứng xử là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của mỗi con người trong cuộc sống. Ứng xử là cách thể hiện thái độ, hành vi, là sự giao tiếp, xử sự giữa con người với con người. Thông qua đó, tình cảm, khả năng biểu đạt và sự thiết lập mối quan hệ giữa mọi người được hình thành. Một người cư xử đúng mực luôn biết cách tuân thủ những lễ nghi, chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận, không tạo nên những hành động thô lỗ, phản cảm. Nhờ vậy, họ dễ dàng nhận được yêu quý và tôn trọng, khiến người đối diện hài lòng, từ đó có thể có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp cũng như các mối quan hệ xã hội. Vậy nhưng, trong xã hội ngày nay, không khó để bắt gặp những cách cư xử thiếu văn hóa, thậm chí là thô thiển, đáng chê trách. Chẳng hạn, trong đám tang nghệ sĩ Minh Thuận, rất nhiều người đã gọi tên, xin chữ kí, đòi chụp ảnh với những người nổi tiếng tham dự, gây mất trật tự an ninh cũng như thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đã khuất. Cha ông ta đã dậy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Hãy rèn luyện cách ứng xử hằng ngày để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, để có thể đạt được thành công trong công viêc và trong cuộc sống.
Câu cầu khiến: in đậm
Từ văn bản “Ý nghĩa của văn chương”, viết đoạn văn ngắn bàn về ý nghĩa văn chương
Văn chương có nguồn gốc cốt lõi là tình cảm, lòng vị tha với con người. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng, là những bức tranh thiên nhiên bốn mùa tuần hoàn luân chuyển, là những cảm xúc tinh tế của con người rung động trước thiên nhiên. Qua lăng kính của văn chương, ta cảm nhận được những cái hay, cái đẹp về muôn loài. Văn chương cũng là nơi lòng thi nhân gửi gắm những nỗi sầu bi, uất hận hay những niềm vui, hạnh phúc trước cuộc đời. Những bức tranh tả cảnh ngụ tình, ta từng gặp qua những vần thơ trong “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh, qua bức tranh đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc, Bác đã bày tỏ những lo lắng về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Không những vậy, văn chương còn gây cho ta những tình cảm ta không có, là sự rung cảm, xúc động, xót xa trước những số phận con người, là tấm lòng nhân ái và đồng cảm trước những hoàn cảnh bất hạnh. Văn chương cũng luyện những tình cảm ta sẵn có, đọc “Mẹ tôi”, ai trong chúng ta hẳn cũng có lần lỡ khiến mẹ phải buồn như cậu bé En-ri-cô, qua tác phẩm đó ta trân trọng người mẹ của mình hơn. Như vậy, văn chương làm cho những tình cảm sẵn có trong ta sắc nét và phong phú hơn. Thật không quá khi nói, văn chương chính là món quà, là nguồn nước trong lành tưới mát tâm hồn ta. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương sẽ nghèo nàn biết bao!
viết 1 đoạn văn từ 7-10 câu về văn hóa, ứng xử trong đó có sử dụng ít nhất 5 thành ngữ
Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ. Điều này cần được điều chỉnh để hợp lý hơn để ứng xử trong xã hội tốt hơn. Tóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.
Tham khảo
Em hãy nêu biểu hiện và ý nghĩa của giao tiếp ứng xử có văn hóa?
Tham khảo
Biểu hiện:
-Chào hỏi khi gặp người lớn tuổi hơn mình cho dù là bất cứ ai.
-Xưng hô, nói chuyện với người lớn phải thật lễ phép.
-Gọi dạ - bảo vâng.
-Đi đường phải ăn mặc thật lịch thiệp.
ý nhĩa:
-Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp giữa người với người
-Làm cho mọi người cảm thấy dễ chịu, giúp cho các cá nhân dễ dàng hòa hợp hơn, cộng tác với mọi người dễ dàng hơn.
Những biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hóa là:
-Nói năng lịch sự, tế nhị
-Giọng nói vừa đủ nghe, không nói quá to hoặc quá nhỏ
-Cách nói giản dị, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng giao tiếp
-Chăm chú lắng nghe khi người khác nói
-Luôn chú ý tìm ra những điểm hay, điểm tốt của người khác để khen ngợi và học hỏi.
-Tôn trọng đối tượng giao tiếp và nhu cầu của họ
-Biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và cảm thông với họ
-Chân thành, cầu thị khi giao tiếp
-Luôn nhã nhặn, mỉm cười khi giao tiếp
-Chào hỏi khi gặp gỡ
-Biết cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì, dù nhỏ.
-Biết lỗi khi làm phiền người khác
-Quan tâm hỏi han, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác
Viết một bài văn ngắn về chủ đề:Ứng xử văn hóa học đường
Ứng xử văn hóa học đường cũng chẳng phải là một chủ đề xa lạ gì với mỗi người chúng ta,ấy vậy mà còn nhiều người có những cách ứng xử văn hóa học đường thiếu tôn trọng.
Ví dụ như ở lớp em trong giờ ra chơi các bạn học sinh ùa ra khỏi hành lang,chẳng may va phải nhau mà chưa gì 2 bên đã xúm lại cãi nhau to nhỏ thậm chí còn văng những lời tục tĩu,như vậy ta có thể thấy hành vi ứng xử văn hóa học đường của các bạn học sinh còn thiếu văn minh,thay thì cãi nhau các bạn có thể bình tĩnh lại và xin lỗi nhau có như vậy các hành vi ứng xử giữa người với người mới thêm văn minh được.
Mong sao các bạn học sinh sẽ luôn chấp hành theo các quy tắc ứng xử văn hóa học đường.
chúc bn học tốt !!!
viết đoạn văn ngắn nói về ý nghĩa của hoạt động đền ơn đáp nghĩa
bn tham khảo
Một trong những đức tính quý báu của con người Việt Nam đó là truyền thống về đạo lý của lòng biết ơn. Đền ơn đáp nghĩa là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.Chúng ta phải luôn ghi nhớ công ơn của họ trong lòng,có những hành động thể hiện sự biết ơn luôn mong muốn đền đáp công ơn của những người đã giúp đỡ mình.Ta cần phải có hoạt động đền ơn đáp nghĩa vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.Hiện nay ,có một số người hiện nay không có lòng biết ơn.Vì vậy cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể!
Viết đoạn văn ngắn (tối thiểu 5 câu ) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa văn chương có sử dụng câu bị động
Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.Văn chương nâng cao nhận thức, làm phong phu tâm hồn con người. Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sông trên trái đất này.
NHỚ K ĐÚNG CHO MÌNH NHA(NẾU ĐÚNG), CÒN SAI THÌ ĐỪNG K SAI NHA!!!!!!!
CẢM ƠN NHA!!!!!!!!!!!!!!
Viết đoạn văn ngắn ( 200 chữ ) về ý nghĩa của văn học dân gian trong thời đại ngày nay.
Tham khảo nhé ~
Để thành công, ai cũng hiểu chúng ta cần học tập và một trong số những con đường học tập hiệu quả chính là tự học. Tự học hiểu đơn giản chính là mỗi người, ngoài học tập tại trường lớp có sự giúp đỡ của thầy cô giáo, sẽ tự tìm tòi qua sách vở, qua các phương tiện hỗ trợ để mở rộng vốn hiểu biết. Tự học có lợi ích to lớn đối với chúng ta. Học tập vốn là một quá trình lâu dài, nhờ tự học, con người có thể tiếp tục củng cố kiến thức cũ và mở rộng thêm những kiến thức mới . Không chỉ vậy, tự học giúp ta có sự linh hoạt, chủ động, khẳng định năng lực tự lập. Ngoài ra, thông qua tự học, chúng ta có thể tìm hiểu về những gì mình thực sự thích, thực sự đam mê, điều đó thể hiện sự trân trọng đối với kiến thức nhân loại. Tự học biểu hiện ở việc tự hoạch định cho mình kế hoạch học tập, tìm tòi qua sách báo, internet, học ở nhà qua các trang web học tập… Nhiều minh chứng chứng minh tự học dẫn đến thành công như Mạc Đĩnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên hay Soichiro Honda từ thợ sửa xe thành nhà chế tạo nổi tiếng. Tự học có lợi ích to lớn, nhưng không phải ai cũng hiểu. Coi nhẹ tự học sẽ biến chúng ta trở thành những người thụ động, từ đó rất khó đạt được thành công. Rèn luyện tinh thần tự học không khó, chỉ cần chúng ta biết tự mình sử dụng thời gian để nghiên cứu, học hỏi qua thực tế, biết kỉ luật thực hiện mục tiêu mình đặt ra,…chắc chắn, tự học sẽ mở ra thành công với mọi người.
Em tham khảo một số ý nghĩa của văn học dân gian:
- Giống như "món ăn tinh thần" với vai trò giải trí không thể thiếu của con người.
- Như dòng nước mát trong nuôi dưỡng thế giới tâm hồn, nhân cách con người.
- Góp phần gìn giữ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho toàn bộ nền văn học Việt Nam.