Có ai quê Bình Định hôm
Cho tui hỏi có ai ở đây quê ở Bình Định ko ạ?
👉👈
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Câu 1: Bài ca dao trên viết theo thể thơ nào
Câu 2: Xác định thành ngữ có trong bài ca dao trên
Câu 3: Chỉ ra hai biện pháp tu từ nổi bật có trong bài ca dao trên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó
Câu 4: Bài ca dao trên gợi cho người đọc tình cảm gì
Câu 5: Em hãy viết đoạn văn khoảng 8-10 câu cảm nhận về cái hay của bài ca dao trên
Câu 1: Bài ca dao viết theo thể thơ lục bát
Câu 2: Thành ngữ là gì "dãi nắng dầm sương"
Câu 3: Điệp ngữ "nhớ", tác dụng:
- Tạo giọng điệu nhẹ nhàng, da diết cho đoạn thơ
- Cho thấy nỗi nhớ sâu sắc của tác giả về quê hương của mình.
Biện pháp liệt kê "canh rau muống, cà dầm tương"
- Gợi nhắc lại những món ăn dân gian gần gũi quen thuộc với người con xa quê hương
Câu 4: Bài ca dao trên gợi cho người đọc cảm giác nhớ thương quê hương của mình với những hình ảnh quen thuộc và bữa ăn dân giã hằng ngày.
Câu 5: Bài thơ trên khắc họa nỗi nhớ triền miên, day dứt của người con xa quê với quê hương của mình. Nhân vật trữ tình nhớ những món ăn dân giã tại quê nhà như "canh rau muống", "cà dầm tương". Dù những món ăn đó bình dị nhưng đối với người con xa quê là cao lương mĩ vị. Nỗi nhớ quê nhà càng sâu sắc hơn khi nhớ về con người. "Ai" trong tác phẩm có thể là người thầm thương ở nhà chân lấm tay bùn vất vả. Chỉ với bốn câu thơ lục bát mà ta đã thấy tình cảm quê hương sâu đậm của nhân vật trữ tình "tôi".
Xác định thể thơ của bài ca dao và giải thích về thể thơ đó? Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. (Ca dao)
Bài tập 4:
Tìm và xác định ý nghĩa của trạng ngữ trong những câu sau:
a. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng- những màu vàng rất khác nhau.
b. Hôm qua, ai làm trực nhật.
- Thưa cô, hôm qua, em làm trực nhật ạ!
c. Chiều chiều, khi mặt trời gần lặn, chú tôi lại đánh một hồi mỏ rồi tung thóc ra sân.
d. Con chó nhà tôi chết bởi ngộ độc thức ăn.
Bài tập 4:
Tìm và xác định ý nghĩa của trạng ngữ trong những câu sau:
a. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng- những màu vàng rất khác nhau.(chỉ thời gian)
b. Hôm qua, ai làm trực nhật.(chỉ thời gian)
- Thưa cô, hôm qua, em làm trực nhật ạ!(chỉ thời gian)
c. Chiều chiều, khi mặt trời gần lặn, chú tôi lại đánh một hồi mỏ rồi tung thóc ra sân.(chỉ thời gian)
d. Con chó nhà tôi chết bởi ngộ độc thức ăn.(chỉ nơi chốn)
a, TN chỉ thời gian: Mùa đông, giữa ngày mùa
=> Nhấn mạnh vào thời điểm được nói đến
b, TN chỉ thời gian: Hôm qua
=> Nhấn mạnh vào thời điểm được nói đến
c, TN chỉ thời gian: Chiều chiều
=> Nhấn mạnh vào thời điểm được nói đến
d, TN chỉ nguyên nhân: bởi ngộ độc thức ăn
=> Nhấn mạnh vào nguyên nhân làm con chó ch.ết
xác định và cho bt tác dụng của các phép tu từ đc sử dụng trong bài ca dao sau;
anh đi anh nhớ quê nhà
nhớ canh rau muống, nhowa cà đầm tương
nhớ ai dãi nắng dầm sương
nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
1. Xác định số tiếng/dòng, số dòng của bài ca dao.
2. Đọc thầm, xác định cách ngắt nhịp ở mỗi câu.
3. Điền các tiếng ở vị trí thứ 2-4-6-8 của các dòng trong bài ca dao vào bảng bên trên.
4. Nhận xét về tiếng thứ 6 của dòng lục và tiếng thứ 6 của dòng bát, tiếng thứ 8 của dòng bát và tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo.
5. Dựa vào bảng, em hãy nhận xét về thanh điệu các tiếng ở vị trí 2-4-6-8; các tiếng ở vị trí 1-3-5-7.
1. Câu lục : 6 tiếng ; câu bát : 8 tiếng
4. Xét về tiếng thứ 6 của dòng lục ( nhà , sương ) và tiếng thứ 6 của dòng bát ( cà , đường ) :
Tiếng thứ 6 của dòng lục vần với tiếng thứ 6 của dòng bát
( nhà - cà ; sương - đường )
Xét về tiếng thứ 8 của dòng bát ( tương ) và tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo ( sương )
Tiếng thứ 8 của dòng bát vần với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo
( tương - sương )
Câu 10 : Nêu suy nghĩ của em về bài ca dao sau ? Và em nghĩ mình có trách nhiệm gì với quê hương?
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm mai.
Em tham khảo dàn ý:
1. Mở bài
– Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải, sáng tác vào đầu thế kỉ XX, sau được dân gian hóa mà thành ca dao.
– Nội dung vừa là nỗi nhớ quê hương tha thiết, vừa là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa.
2. Thân bài:
* Nội dung bài ca dao:
+ Cách hiểu thứ nhất: Nỗi nhớ quê hương của người đi xa:
– Nhân vật trữ tình (Anh) là người đang sống xa quê, da diết nhớ quê.
– Nỗi nhớ biểu hiện cụ thể qua: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, là những món ăn dân dã, quen thuộc hàng ngày của dân quê, gợi hình ảnh những bữa cơm gia đình sum vầy, đầm ấm và ước mong được trở lại quê hương.
– Nhớ người thân yêu: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Đại từ phiếm chỉ ai, cấu trúc câu lặp bằng điệp từ đứng đầu: Nhớ ai… Nhớ ai mang đậm nét nghệ thuật dân gian của ca dao, đặc tả nỗi nhớ thương mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, gắn liền với cuộc sống lao động vất vả, lam lũ.
– Trong câu 4, ai có thể là người con gái mà chàng trai xa quê (Anh) đem lòng yêu mến. Hình ảnh tát nước bên đường gợi liên tưởng đến ý đó vì hay được nhắc đến trong ca dao (Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?…)
– Tất cả các kỉ niệm thấm đượm ân tình của quê hương kết thành nỗi nhớ mênh mông trong lòng người xa xứ.
+ Cách hiểu thứ hai: Lời bày tỏ tình yêu:
– Nỗi nhớ nhà, nhớ quê được mượn làm cái cớ để dẫn dắt đến việc bày tỏ tình yêu với cô thôn nữ mà chàng trai thầm yêu trộm nhớ bấy lâu nhưng chưa có dịp ngỏ lời.
– Đại từ phiếm chỉ ai trong câu 3 và 4 hàm ý chỉ cô gái ấy.
– Câu 3 và 4 đặt nhân vật (ai) vào hoàn cảnh cụ thể là cuộc sống lao động vất vả (dãi nắng dầm sương) của nông dân ở quê nhà và cảnh tát nước bên đường hôm nao khắc sâu trong tâm tưởng người trai xa quê bời đó là cái mốc khởi đầu cho tình yêu đôi lứa.
– Nỗi nhớ quê hương, nhớ người yếu hòa làm một nên càng da diết, khắc khoải.
3. Kết bài
– Bài ca dao chỉ có 4 câu với những hình ảnh mộc mạc, dân dã nhưng đã thể hiện sinh động tình cảm gắn bó tha thiết đối với quê hương nên tác động sâu xa tới tâm hồn người đọc.
– Phải thật sự yêu mến quê hương, đất nước thì tác giả mới sáng tác được bài ca dao bình dị và thấm thía như vậy.
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”
(Ca dao)
Và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài ca dao.
Câu 2. Tìm những câu rút gọn có trong bài ca dao. Cho biết các thành phần được rút gọn?
Câu 3. Nêu tác dụng của việc sử dụng câu rút gọn trong bài ca dao.
Câu 4. Khái quát nội dung chính của bài ca dao.
C1: biểu cảm
C2: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
=> thành phần chủ ngữ được rút gọn
C3:tác dụng : giúp câu thơ hay hơn mà vẫn đủ nghĩa , người nghe vẫn hiểu đồng thời cũng hợp với thơ lục bát .
C4:bày tỏ tâm trạng nhớ nhung của anh chiến sĩ nhớ về người yêu của mình.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
" anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao"
1. Xác định thành ngữ có trong văn bản