Những câu hỏi liên quan
Hiếu Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 3 2022 lúc 20:15

Em tham khảo:

      Một học kì đã trôi qua, em đang chuẩn bị tâm thế để bước vào học kì hai. Nghĩ lại việc học tập của em, ở học kì một, em cảm thấy phấn khởi và tự hào. Nhờ sự phấn đấu vươn lên và sự giảng dạy nhiệt tình của cô giáo, em đã đạt kết quả cao trong học tập. Những con điểm 10 đỏ thắm trên trang vở là niềm vui sướng của em. Thế nhưng, em không bao giờ chủ quan, ở lớp em chăm chú nghe cô giáo giảng bài, tích cực hoạt động cùng các bạn. về nhà, em tự giác học tập, hoàn thành nhiệm vụ mà cô giáo đã giao. Nhờ chăm chỉ học tập nên em đã dành được Vòng hoa điểm 10 trong đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (Câu bị động). Kết quả kì thi cuối kì một em đã đạt danh hiệu Học sinh giỏi. Cô giáo khen em, còn bố mẹ em rất hài lòng về việc học của em. 

Bình luận (1)
Nghi Quoc
Xem chi tiết
minh nguyet
1 tháng 3 2021 lúc 20:07

Tham khảo:

Câu 1:

Chiều xuân! Một chiều xuân trên quê hương Quảng Bình yêu dấu. Đẹp biết bao những cánh đào thắm nở, cánh mai vàng khoe sắc trên mỗi ngõ phố, con đường. Đi trên đường, nghe tiếng cười nói rộn rã của trẻ em và tiếng hỏi thăm nhau, lời chúc nhau may mắn thành công trong năm mới phấn khởi, rộn ràng. Trên những hàng cây xanh, búp non của chồi xuân hé nở, lộc xuân căng tràn trên từng cảnh vật. Chiều xuân. Mưa bụi bay bay phảng phất trong gió nhẹ, giọt mưa vương trên cánh đào mỏng manh, vương trên mái tóc của cô gái tuổi xuân thì. Chiều xuân. Đẹp quá. Yêu biết bao nhiêu xuân trên quê hương mình.

Rút gọn chủ ngữ: in đậm

Câu 2:

Đi học! Em thích nhất giờ Tập đọc – kể chuyện bài “Cóc kiện Trời”. Khi cô giới thiệu bài, mọi người đều háo hức muốn biết về câu chuyện thú vị này. Cả lớp im lặng lắng nghe cô đọc. Giọng cô thật diễn cảm. Cô đọc chậm rãi, rõ ràng những đoạn dẫn chuyện. Rồi cô giả giọng giống các nhận vật trong bài giúp em như thấy được sự việc đang diễn ra vậy. Sau khi tìm hiểu bài, cô cho chúng em đóng kịch, diễn lại câu chuyện “ Cóc kiện Trời”. Em sắm vai Cóc, còn các khác vào vai Trời, Cua, Ong, Cáo,… Chúng em được đội những chiếc nón bằng giấy có vẽ hình các con vật để diễn. Tiết học càng sôi nổi, hào hứng. Ai cũng vui và thấy thú vị. Em thích chú Cóc nhỏ bé nhưng rất thông minh, mưu trí đã buộc trời phải làm theo ý mình. Em nhớ mãi tiết học hôm ấy.

Câu đặc biệt: in đậm

Bình luận (0)
Neo Amazon
Xem chi tiết
đẹp trai là tôi
27 tháng 2 2019 lúc 17:55

mot manh dat hinh chu nhat co chu vi 52m ,chieu dai 18m. Tinh chieu rong cua manh dat hinh chu nhat do.

Bình luận (0)
LÊ BẢO NHI
25 tháng 2 2022 lúc 10:50

Rừng - đó là những cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp do Mẹ Thiên nhiên đã ban phát cho chúng ta, đem theo bao nhiêu lợi ích cho cuộc sống, kinh tế của mỗi đất nước. Rừng đem lại nhiều loại gỗ tốt, nhiều cây thuốc quý,  là nơi trú ngụ an toàn của những loài động vật quý hiếm. Rừng là lá phổi xanh của nhân loại - vì nó hấp thụ khí CO2, bụi bẩn ... để rồi từ đó cho ta khí 02 để ta hít thở, vì nó làm giảm tiếng ồn, tạo ra không khí mát mẻ, vì nó làm cho đất tránh bị khô cằn. Rừng thật sự rất hữu ích và đáng quý, nhưng hãy nhìn lại rằng, con người đã làm gì đối với rừng? - họ đốt rừng, họ chặt phá rừng với không mục đích , họ chiếm hữu làm của riêng để rồi xây dựng ra những công trình - liệu họ có đang nghe thấy tiếng rên xiết của rừng dưới những lưỡi dao sắc nhon không? Thế nên chúng ta phải bảo vệ rừng, mặc dù chỉ là những hành động nhỏ thôi như nhặt rác, trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng ... nhưng ta có thể bảo vệ được "lá phổi ấy" ngày một " xanh " hơn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LÊ BẢO NHI
25 tháng 2 2022 lúc 10:55

Rừng và cây trực tiếp hoặc gián tiếp đều ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Càng ngày con người càng nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sống và đã có nhiều hoạt động tác động tích cực lên hệ sinh thái rừng và cây trồng, nhưng sự suy thoái của rừng vẫn đang tiếp tục diễn ra với một tốc độ đáng lo sợ. Để góp phần bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng, ở nước ta từ lâu đã có tục lệ đẹp "Mùa xuân là Tết trồng cây"...

Thực tế đã chứng minh cây có vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn nước. Các khu rừng trồng làm giảm hiện tượng sụt lở và xói mòn đất. Sự che phủ của rừng và cây ở đầu nguồn góp phần tích cực bảo vệ, cân bằng nước cho sản xuất nông nghiệp. Cây cối thường được trồng trong các đô thị hoặc làng xã để làm giảm bụi, giảm ô nhiễm không khí và bảo vệ các công trình xây dựng lịch sử. Nhiều loài cây cũng đã được trồng để lấy dược liệu và lá, cành, vỏ cây rừng được thu hái để làm thuốc chữa bệnh. Cây Nim (Agadirachta) thường được trồng gần nhà để chống muỗi. Cây Mô-rin-ga thường được trồng xen với cây khác để thanh lọc nước. Cây che bóng và là nơi ẩn nấp cho người, gia súc khi đang làm việc trên các cánh đồng. Đây là một cách làm rẻ tiền, đơn giản để làm giảm sự nóng bức trên đồng ruộng.

Không có cây thì không có rừng, nhưng rừng không phải chỉ là một tập hợp của những cây rừng. Mỗi một khu rừng là một hệ sinh thái có ảnh hưởng qua lại, chứa đựng bên trong hàng triệu sinh vật sống khác nhau, có nhiều loài trong đó cho đến nay khoa học vẫn chưa mô tả hoặc chưa khám phá được.

Rừng và cây có ảnh hưởng tích cực đối với môi trường ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng diện tích rừng bị phá hoại, sự suy thoái của rừng vẫn đang diễn ra ở mức độ rất cao. Theo điều tra mới đây của Tổ chức Lương - Nông thế giới (FAO), rừng bị tàn phá là do: Thiếu lương thực và nghèo đói do tốc độ gia tăng dân số, chiến tranh, thảm hoạ khí hậu; Nhiều quốc gia thiếu trách nhiệm, không có biện pháp để bảo vệ rừng; Không quản lí được việc khai thác rừng; Không rõ ràng về quyền sử dụng đất đai, pháp luật và hệ thống thuế liên quan; Thiếu hiểu biết và ý thức trách nhiệm; Thiếu cơ chế chính sách, quyền hạn, phương pháp để thực hiện chính sách; Quan tâm quá yếu đến việc phát triển nông thôn dựa vào sự tham gia của người dân.

Để bảo vệ rừng và sự đa dạng tài nguyên rừng, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã xây dựng các chiến lược phát triển rừng, trong đó bảo vệ nghiêm ngặt rừng quốc gia và các khu bảo tồn tự nhiên. Bất kì khách du lịch nào đến tham quan khu vực này đều phải chấp nhận và chịu sự kiểm soát của viên chức nhà nước. Đa dạng sinh học là khía cạnh quan trọng nhất trong khu vực này với mục đích là giữ gìn hệ sinh thái cho thế hệ con cháu mai sau.

Tại Việt Nam, theo Chiến lược phát triển rừng, đến năm 2020, diện tích rừng cần phát triển là 16 triệu ha (gồm cả rừng cao su), rừng sản xuất hơn tám triệu ha và rừng phòng hộ cùng với rừng đặc dụng gần tám triệu ha. Việt Nam nằm sát biển mà hai phần ba diện tích thuộc vùng đồi núi nhiều và lại trong vùng nhiệt đới nên không thể xây dựng lâm phận quốc gia bằng khoảng gần 70% diện tích như Nhật Bản hiện nay. Nguyên nhân bởi nước ta vẫn là một nước nông nghiệp và mật độ số dân của Việt Nam hiện rất cao. Quỹ đất quốc gia còn phải ưu tiên để làm nhiều việc khác, như xây dựng đô thị, sản xuất lương thực,... và xây dựng khu công nghiệp. Nếu chỉ dừng lại như vậy thì không thể tạo được đột phá trong việc xây dựng lâm phận quốc gia. Vấn đề quan trọng là hơn tám triệu ha rừng sản xuất ấy sẽ làm thâm canh khoảng bốn triệu ha (hơn hai triệu ha rừng tự nhiên và 1,5 triệu ha rừng trồng thâm canh) ở vùng trọng điểm để cung cấp gỗ, tre,... làm hàng xuất khẩu, sản xuất bột, giấy,... và tạo ra một số mặt hàng đặc sản rừng. Trong gần tám triệu ha rừng còn lại, thì sẽ có khoảng sáu triệu ha rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường và khoảng hai triệu ha rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu di tích lịch sử.

Theo ý kiến của các nhà khoa học lâm nghiệp, cần tập trung xây dựng các khu rừng phòng hộ trọng điểm quốc gia (khoảng ba triệu ha), như rừng phòng hộ đầu nguồn thủy điện. Trong hai triệu ha rừng đặc dụng thì tập trung xây dựng hệ thống vườn quốc gia (Tam Đảo, Phong Nha - Kẻ Bàng,...), các khu bảo tồn có đặc trưng nhiệt đới cao và khu di tích lịch sử trọng điểm, không dàn trải. Đây chính là điểm đột phá, tránh lãng phí trong đầu tư lâm nghiệp và là con đường hợp lí để nâng cao năng suất lao động, năng suất rừng,...

Đối với công tác xây dựng rừng, cần phải làm có trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả, vì hiện nay chúng ta không còn ở giai đoạn phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nữa. Cần khẩn trương xây dựng các khu rừng công nghiệp thâm canh gồm cả rừng tự nhiên có năng suất, chất lượng tốt, đáp ứng mục tiêu sản xuất đồ gỗ và làm nguyên liệu để chế biến ván nhân tạo, giấy, bột giấy. Hàng hóa đặc sản rừng thì trồng, tạo ra và chế biến, tìm thị trường cho sản phẩm quế, hồi, sa nhân, thảo quả, trầm, mật rắn, mật ong,… Ai cũng biết rừng là ngôi nhà tự nhiên của các loài chim muông. Thiếu đi rừng, muông thú sẽ lang thang để rồi rơi vào tay những người thợ săn. Theo báo cáo mới nhất của UICN, có 16.306 loài bị đe dọa biến khỏi bề mặt trái đất, nhiều hơn con số 16.118 loài công bố năm ngoái. Loài khỉ Orang-outan đảo Sumatra, Indonesia, hiện chỉ còn 7.300 con. Trong vòng 75 năm qua, số lượng orang-outan ở đây đã giảm đi hơn 80%. Giống chim vẹt đảo Maurice chỉ có thể tìm thấy duy nhất ở vùng Đông - Nam đảo Maurice. Tại đây, một chương trình bảo tồn giống vẹt quý này đã được tiến hành ráo riết. Nạn tàn phá rừng là nguyên chính gây nên sự hiếm hoi của loài chim này. Hay ngay như trong đất nước ta, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những chú voi trên tivi, sách báo hay trong các vườn thú, vườn quốc gia. Nhưng bạn có biết, Việt Nam hiện nay chỉ còn khoảng 100 - 110 con voi? Tất nhiên, có những con số ở đây bạn thấy còn nó rất lớn. Nhưng hãy thử nghĩ lại một chút. Đó là con số của cả một quốc gia, thậm chí của cả một thế giới thì có còn lớn nữa không? Đây là những con số thật sự đáng tiếc!

Mà không chỉ với các loài động thực vật, nếu mất đi rừng, sẽ xảy ra hiện tượng lũ lụt, xói mòn, xói lở đất. Người nông dân vất vả cả năm trời được có hai vụ lúa. Vậy mà chỉ một lần lũ về là cuốn sạch mất một vụ rồi. Thử hỏi nỗi khổ tâm ấy ai thấu? Hay dải đất miền Trung thân thương của Tổ quốc năm nào cũng phải chịu khổ vì nước lũ, các hộ dân khó mà tạo được cuộc sống ổn định. Như thế có thiệt thòi hay không? Vâng, xin nói lại rằng tôi và rất nhiều người ở đây chưa từng tham gia chặt phá rừng. Nhưng chúng ta có dám chắc rằng chúng ta chưa từng dùng những sản phẩm của rừng xanh? Có những nhu cầu cơ bản quan trọng, nhưng lại có những nhu cầu chỉ để thoả mãn mục đích cá nhân. Hầu hết mọi người đều ưa dùng đồ gỗ hơn, nhất là những loại gỗ quý. Vậy thì tại sao không từ bỏ một chút lợi ích cá nhân mà cứu lấy môi trường này - ngôi nhà chung của tất cả chúng ta?

Rừng là lá phổi xanh của thế giới. Trong mỗi chúng ta, có ai có thể sống thiếu phổi? Cũng như vậy, chúng ta không thể sống thiếu rừng, thiếu cây xanh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Neo Amazon
Xem chi tiết
Lê Trần Quỳnh Anh
27 tháng 2 2019 lúc 18:10

Rừng - đó là những cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp do Mẹ Thiên nhiên đã ban phát cho chúng ta, đem theo bao nhiêu lợi ích cho cuộc sống, kinh tế của mỗi đất nước. Rừng đem lại nhiều loại gỗ tốt, nhiều cây thuốc quý,  là nơi trú ngụ an toàn của những loài động vật quý hiếm. Rừng là lá phổi xanh của nhân loại - vì nó hấp thụ khí CO2, bụi bẩn ... để rồi từ đó cho ta khí 02 để ta hít thở, vì nó làm giảm tiếng ồn, tạo ra không khí mát mẻ, vì nó làm cho đất tránh bị khô cằn. Rừng thật sự rất hữu ích và đáng quý, nhưng hãy nhìn lại rằng, con người đã làm gì đối với rừng? - họ đốt rừng, họ chặt phá rừng với không mục đích , họ chiếm hữu làm của riêng để rồi xây dựng ra những công trình - liệu họ có đang nghe thấy tiếng rên xiết của rừng dưới những lưỡi dao sắc nhon không? Thế nên chúng ta phải bảo vệ rừng, mặc dù chỉ là những hành động nhỏ thôi như nhặt rác, trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng ... nhưng ta có thể bảo vệ được "lá phổi ấy" ngày một " xanh " hơn.

Học tốt nkesss :v

Bình luận (0)
Lê Trần Hà Linh
Xem chi tiết
Hoàng Đức
11 tháng 3 2021 lúc 12:56

Trong tất cả các môn học em thích nhất là môn Âm nhạc. Môn học này là một môn học thú vị và mang lại nhiều cảm hứng cho em nhất. Sau những giờ học căng thẳng như Toán hay Ngữ văn em có thể được thư giãn bằng các bài hát trong tiết Âm nhạc. Những bài hát em được học thực sự rất hay và ý nghĩa biết bao. Chúng không chỉ nói về tình yêu quê hương, về tình bạn mà dường như chúng còn đưa em đến những chân trời mớinhững khoảng trời thơ mộng của tuổi học trò.  Mỗi khi cả lớp cùng hát và cùng vỗ tay theo nhịp điệu của bài hát, em cảm thấy như được hòa làm một cùng những người bạn thân yêu của mình. Dù sau này có lớn lên và trở thành một con người khác em cũng sẽ không bao giờ quên những bài hát ý nghĩa này. Chúng chính là một trong những kí ức đẹp nhất của tuổi học trò của em.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Online
11 tháng 3 2021 lúc 12:57

bằng tiếng anh hả

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Trần Hà Linh
11 tháng 3 2021 lúc 13:07

bằng tiếng việt nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
42.Khánh Vân 7/4
Xem chi tiết
Phạm Thanh Hà
5 tháng 5 2022 lúc 13:15

TK:Tác phẩm “Ca huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh đã giúp người đọc hiểu hơn về một nét văn hóa độc đáo. Xứ Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình rất đa dạng. Dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nguồn gốc của ca Huế được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca Huế thể hiện nét tao nhã, đầy sức quyến rũ của con người nơi đây. Có thể khẳng định rằng, ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữ và phát huy.

Bình luận (0)
Xin giấu tên
Xem chi tiết
Thảo Phương
16 tháng 11 2018 lúc 15:23

Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.

Bình luận (1)
Ngọc Hàn Băng Nhi
2 tháng 12 2016 lúc 12:48

,Đến trường, chúng ta đón nhận những tri thức, đón nhận tình cảm của bạn bè, của thầy cô. Những tri thức thầy cô truyền thụ là những kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác nhau .... kể cả nhân cách con người. Những kiến thức ấy giúp chúng em có đủ hành trang vào đời. Hiểu được điều đó nên nhiều bạn chăm chỉ học tập và đạt được nhiều thành tích cao. Trong khi đó vẫn còn một số bạn lười biếng, học chỉ để đối phó trong những giờ lên lớp. Muốn học tập tốt, em phải học tập từ cả bạn bè, đọc sách báo, tìm tòi thêm những tư liệu bổ sung hoặc trao đổi với bạn bè .... Cũng có thể nói một tình bạn nảy nở sẽ giúp chúng ta tiến bộ trong học tập. Niềm vui trong những lúc ở trường, trong học tập là như vậy đấy!

- kiến thức = tri thức

- chăm chỉ # lười biếng

Bình luận (0)
Lê Quỳnh Trang
22 tháng 2 2017 lúc 19:48

Người học.
Con đường đi học hàng chặng một chặng đường dài, không dành cho những kẻ lười biếng. Người học thường rất chăm chỉ, họ dành phần lớn thời gian để học bài, nghiên cứu. Họ không chỉ dừng lại ở mức học lại những kiến thức mà còn sáng tạo thêm nhiều thứ mới luôn. Hộ luôn thức khya dậy sớm,khao khát được học hỏi kiến thức, tiếp xúc cái mới. Họ là những con người cầu tiến và đặc biệt họ phải có một tình yêu rất lớn với môn học mà họ theo đuổi.

Bình luận (0)
leduydngbloxfruit1234
Xem chi tiết
leduydngbloxfruit1234
Xem chi tiết