Những câu hỏi liên quan
Huyền Thương
Xem chi tiết
Hà Anh Nguyễn
24 tháng 7 2021 lúc 12:07

Bài làm:
Ở khổ thơ thứ ba và bốn bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", Huy Cận không chỉ cho ta thấy được sự hòa hợp giữa thiên nhiên vũ trụ với con người trong lao động mà ông còn ca ngợi biển giàu đẹp như đêm hội. Thật vậy, hình ảnh con thuyền hiện lên thật đẹp qua hai dòng thơ đầu "Thuyền ta lái gió với buồm trăng/Lướt giữa mây cao với biển bằng". Cùng động từ lái lướt kết hợp với cảm hứng lãng mạn, trí tưởng tượng phong phú, tác giả đã nâng hình ảnh con thuyền lên sánh ngang với tầm vóc vũ trụ khi có gió là người cầm lái, trăng là cánh buồm. Con thuyền thực mà như con thuyền mộng khi lướt giữa một khoảng trời nước mênh mông, cao rộng, khoáng đạt, mây cao, biển bằng, con thuyền đánh cá vốn lam lũ nhỏ bé nay đã trở nên thật lớn lao, nên thơ. Công việc đánh đánh cá vất vả nặng nhọc được miêu tả thật hào hùng bằng các động từ "đậu, dò, dàn đan", khiến công việc như một thế trận mà những người dân chài là những anh hùng chinh phục biển khơi. Đến đây, tầm vóc của con thuyền và con người không còn cái cảm giác bé nhỏ lẻ loi khi đối diện với biển khơi. Bên cạnh đó, khổ thơ thứ tư chính là lời ngợi ca biển giàu của tác giả: "Cá nhụ, cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng" . Chim, thu, nhụ, đé,... là những loài cá quý vùng biển nước ta, không chỉ đem lại giá trị về mặt kinh tế mà còn tô điểm thêm cho vẻ đẹp của biển. Hình ảnh ẩn dụ "đuốc đen hồng" đã gợi tả những con cá song giống như ngọn đuốc đang lao đi trong luồng nước lấp lánh cùng với đuôi quẫy trăng vàng chóe là hình ảnh thơ đẹp nhất. Khổ thơ mang nhiều tính từ chỉ màu sắc: "đen, hồng, vàng chóe,.." hòa quyện với nền đen của màu đêm tạo ra bức tranh sơn màu lóng lánh, lãng mạn sắc màu. Tiếp đến, một hình ảnh lạ, một sáng tạo nghệ thuật của Huy Cận đã làm cho cảnh thiên nhiên thêm sinh động. Đó là hình ảnh "Đêm thở: Sao lùa nước Hạ Long", hình ảnh nhân hóa đẹp, biển đêm được miêu tả như một sinh vật; nó thở, sao lùa nước Hạ Long làm nên tiếng thở của đêm.

Hình thức : Đoạn Diễn dịch ( khoảng 12 câu)

Kripst.

vui 

Bình luận (0)
atlas
Xem chi tiết
5.Trần Nguyên Chương
Xem chi tiết
︵✰Ah
12 tháng 3 2023 lúc 20:05

Thái độ của Pháp sau khi Hiệp ước được kí kết 
- Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, lập Chính phủ Nam Kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam

- Sau Tạm ước (14/9/1946) thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa

Bình luận (0)
Long Sơn
12 tháng 3 2023 lúc 20:06

Chủ trương tiến công quân sự, xóa bỏ những bản Hiệp định hòa bình được kí kết, âm mưu chia rẽ nước ta

Bình luận (0)
bùi ngân phương
Xem chi tiết
bùi ngân phương
10 tháng 12 2021 lúc 18:14

ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022

Môn: Hóa Học 8

I. TRẮC NGHIỆM:

Chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1.  Cách hợp lí nhất để tách sắt ra khỏi hỗn hợp gồm sắt và nhôm là:

A. Lọc                    B. Dùng nam châm C. Bay hơi          D. Dùng phễu chiết

Câu 2. Loại hạt nào trong nguyên tử mang điện tích dương (+)

   A. proton.

B. proton và nơtron.

   C. nơtron.

D. electron.

Câu 3. Trong phương trình hoá học: H2         +     Cl2                   2 HCl. Tỉ lệ số phân tử H2Số phân tử HCl :Số phân tử Cl2  lần lượt là:

    A. 1 : 1 : 2                  B. 1: 2: 1                     C. 2: 1: 1                D. 2: 2: 2

Câu 4. Công thức hoá học đúng là

   A. NaPO4.                                 B. Na2(PO4)2.          C. Na3(PO4)2.      D.Na3PO4.

 Câu 5. Dấu hiệu nào sau đây có thể giúp ta khẳng định có phản ứng hóa học xảy ra

A. Có  kết tủa (chất không tan) tạo thành        B. Có sự thay đổi màu sắc

C. Có sủi bọt (chất khí)                                D. Một trong các dấu hiệu trên

Câu 6. Cho phản ứng: Natri sunfat + Bari clorua → Natri clorua + Bari sunfat.

Chất sản phẩm là

   A. Natri sunfat.

B. Natri sunfat và bari clorua.

   C. Natri clorua và bari sunfat.

D. Cả 4 chất.

Câu 7. Hiđro clorua HCl là một chất khí được dùng để sản xuất axit clohiđric (một trong các axit được dùng phổ biến trong phòng thí nghiệm). Trong công nghiệp, hiđro clorua được điều chế bằng cách đốt khí hiđro trong 67,2 lit khí clo. Khối lượng khí HCl thu được là:

A. 67,2(g).                         B . 21,9(g).            C. 109,5(g).           D. 219(g).

Câu 8. Thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong Y như sau: 27,06% Na; 16,47% N và 56,47% O. Xác định công thức hóa học của Y, biết khối lượng mol của Y là 85 (g/mol). Công thức hóa học của  hợp chất Y là:

    A. NaNO3.               B. NaNO2                      C. Na3NO                       D. NaN2O                                  

Câu 9. Saccarozơ (C12H22O11) là thành phần chính của đường kính (loại đường phổ biến nhất), saccarozơ có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt, nó được ứng dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm (làm bánh, kẹo, nước giải khát…). Thành phần phần trăm theo khối lượng của nguyên tố cacbon có trong phân tử saccarozơ là:

A. 6,43%                B. 51,11%                  C. 4,211%               D. 42,11%

Câu 10. CTHH của chất thuộc loại hợp chất là

    A.  O2.                            B.  H2.                          C.  Cl2.                 D.  Fe2O3.

Câu 11. Nguyên tử N có hoá trị III trong phân tử chất nào sau đây?

    A.  N2O5.                               B.  NO.                        C.  N2O3.             D.  NO2.   

Câu 12. Hiện tượng nào không phải hiện tượng vật lý khi đốt nến?

   A. Chuyển trạng thái rắn sang lỏng.

B. Chuyển trạng thái lỏng sang hơi.

   C. Chuyển trạng thái  rắn sang hơi.

D. Sự cháy của nến.

Câu 13. Chất khí X có trong thành phần của khí hóa lỏng, dùng cho bếp gas để đun nấu… Khí X có thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố như sau: 81,82%C; 18,18%H. Biết khí X nặng hơn khí hiđro 22 lần. Công thức hóa học của X là:  

a. C3H8.                      b. CH4.                  c. CH10.                   d. C2H4.

Câu 14. Nicotin là một chất độc và gây nghiện, có nhiều trong cây thuốc lá (trong khói thuốc lá có hàng chục chất độc hại có thể gây ung thư không những cho người hút mà cả những người xung quanh cũng bị ảnh hưởng). Công thức hóa học của nicotin có dạng là C10H14N2. Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong nicotin như sau: 74,07% C; 17,28% N và 8,64% H. Để tạo một không gian sống không khói thuốc lá, cần:

          a. Cấm HS hút thuốc lá;

          b. Cấm hút thuốc lá nơi công cộng; có khu vực riêng dành cho người hút thuốc lá;

          c. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuốc lá cần có giấy phép kinh doanh sản suất, đồng thời Nhà nước cần đánh thuế cao đối với các doanh nghiệp, cơ sở  sản xuất thuốc lá để hạn chế việc hút thuốc lá;

          d. Cấm buôn lậu thuốc lá, xử lí nặng đối với các trường hợp cố tình buôn lậu thuốc lá…

          e. Chỉ được buôn thuốc lá và hút thuốc lá khi ra nước ngoài

          f. Các ý a,b,c,d

          h. Tất cả các ý trên

Câu 15. Trong phản ứng: 2Cu   +  O2  → 2CuO. Theo định luật bảo toàn khối lượng thì

   A.

B.

   C.

D.

Câu 16. Cho natri tác dụng với H2O thu được  NaOH và khí H2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết sai?

     A.  Na + H2O® NaOH + H2.                            B.  2Na + H2O® 2NaOH + H2.

     C.  2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2.               D.  3Na + 3H2O® 3NaOH + 3H2.

Câu 17. Khí cacbon đioxit CO2 là chất khí chủ yếu gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất ngày càng nóng lên. Hiện nay, trên thế giới lượng khí CO2 thải vào không khí đã lên tới trên 35,5 tỉ tấn mỗi năm, đây là một con số vô cùng báo động. Nếu đốt cháy hết 1 tấn than đá thì sinh ra 1773,33 m3 khí CO2. Vậy để đốt cháy hết 120 tấn than đá như trên thì lượng khí CO2 sinh ra là bao nhiêu m3 . Kết quả là:

A. 212,7996             B. 212799,6           C. 21280               D. 1773,33

Câu 18. Khối lượng thực của nguyên tử O tính ra gam có thể là:

A. 2,6568.10-22 g        B. 2,6.10-23 g           C.1,328.10-22g      D.2,6568.10-23g

 Câu 19. Tỉ lệ khối lượng của O và H trong một phân tử nước là 8 /1. Trong một phân tử nước có hai nguyên tử  H. số nguyên tử O trong phân tử nước là:

      A. 1                 B. 2                       C . 1,5                               D . 3

Câu 20. Một mol O2 có chứa

     A. 1 nguyên tử hoặc phân tử.

B. 1 phân tử chất.

     C. 6.1023 phân tử chất.

D. 12.1023 nguyên tử chất.

Câu 21. Khí CO2 nặng hơn khí O2 bao nhiêu lần?

     A.  1,375 lần.                       B.  1,7 lần.                    C.  2 lần.               D.  1,2 lần.          

 Câu 22. Công thức tính thể tích chất khí (ở đk thường) là

      A. V=            B. V= n.24.               C. V= n.M.              D. V= n.22,4.              Câu 23. Khối lượng của 0,05 mol SO2

     A. 3,2(g).                   B. 2,2(g).                  C. 0,22(g).            D. 4,4(g).                                                                 

Câu 24. Hai nguyên tử X , kết hợp với một nguyên tử O tạo ra phân tử oxit. Trong phân tử, nguyên tử oxi chiếm 25,8% về khối lượng

      A. Na                            B. Li                          C. K                         D. Ca

Câu 25 Công thức hoá học đơn giản nhất của một loại oxit của sắt, biết rằng trong oxit này có 7 gam sắt kết hợp với 2 gam oxi.

          A. FeO                            B. Fe2O3      C. Fe3O4                    D. Không có.

Câu 26. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi?

A. proton, nơtron.                   B. proton, electron.  

C. electron.                                 D. electron, nơtron.

Câu 27. Cho các chất có công thức hóa học sau: Na, O3, CO2, Cl2, NaNO3, SO3. Dãy công thức gồm các hợp chất là?

A. Na, O3, Cl2.                                              B. CO2, NaNO3, SO3.                           

C. Na, Cl2, CO2.                                            D. Na, Cl2, SO3.

Câu 28. Biết Ca (II) và PO4 (III) vậy công thức hóa học đúng là

A. CaPO4.    B. Ca3PO4.       C. Ca3(PO4)2.        D. Ca(PO4)2.

Câu 29. Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí?

A. Đập đá vôi sắp vào lò nung.                     B. Làm sữa chua.                      

C. Muối dưa cải.                                             D. Sắt bị gỉ.

Câu 30. Cho phương trình hóa học sau SO3 + H2O à H2SO4. Chất tham gia là?

A. SO3, H2SO4.                    B. H2SO4.          C. H2O, H2SO4.       D. SO3, H2O.

Câu 31. Đốt cháy 12,8 g bột đồng trong không khí, thu được 16g đồng (II) oxit CuO. Khối lượng của oxi tham gia phản ứng là?

A. 1,6 g.                         B. 3,2 g.             C. 6,4 g.                  D. 28,8 g.

Câu 32. Khí lưu huỳnh đioxit SO2 nặng hay nhẹ hơn khí oxi bao nhiêu lần?

A. Nặng hơn 2 lần.                                      B. Nặng hơn 4 lần. 

C. Nhẹ hơn 2 lần.                                         D. Nhẹ hơn 4 lần.

Câu 33. Phản ứng nào sau đây được cân bằng chưa đúng?

A. CaO + H2O à Ca(OH)2.                       B. S + O2 à SO2.

C. NaOH + HCl à NaCl + H2O.               D. Cu(OH)2 + 2HCl à CuCl2 + H2O.

Câu 34. Số mol của 5,6g Fe là

A. 0,1 mol.                     B. 0,2 mol.           C. 0,21 mol.         D. 0,12 mol.

Câu 35. Để chỉ 3 phân tử Oxi ta viết?

A. 3O.                            B. O3.                   C. 3O2.                   D. 2O3.

Câu 36. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm kim loại?

 

A. Đồng, Bạc, Nhôm, Magie.                         B. Sắt, Lưu huỳnh, Cacbon, Nhôm.

C. Cacbon, Lưu huỳnh, Photpho, Oxi             D. Bạc, Oxi, Sắt, Nhôm.

II. TỰ LUẬN

Bài 1.

a) Tính hóa trị của các nguyên tố kim loại và phi kim (các nguyên tố đứng đầu) trong hợp chất: CuO, Al(OH)3, H2SO4, CO, FeO, Na2O, KOH, NaOH, CaCO3, Al2O3SO2, Ba3(PO4)2   

b) Lập công thức hoá học và tính phân tử khối của hợp chất:

1. Chì (II), đồng (II), Cacbon (II), nhôm, sắt (II), bari, Natri, hidro, kẽm,  sắt (III), Kali, Magie và oxi.

2. Chì (II), đồng (II), nhôm, sắt (II), bari, Natri, kẽm,  sắt (III), Kali, Magie và:

- Nhóm nitrat

- Nhóm cacbonat

- Nhóm photphat

- Nhóm hidroxit

c) Cho các khí sau: N2, NO2, CO2. Khí nào khi điều chế được thu bằng cách úp bình? Giải thích?                                                                  

Bài 2.

a) Hoàn thành các phương trình hóa học cho các sơ đồ sau:

1. Al + HCl ------> AlCl3 + H2         

2. Al(OH)3 + H2SO4 -----> Al2(SO4)3 + H2O

3. Fe2O3 + CO  -----> Fe + CO2             

4. Na   + O2 ------>  Na2O

5    Ba +   O2------>         BaO.

6.     KClO3                KCl +    O2.

7.     Fe3O +      CO ------> Fe  +     CO2.                

8.     Al +     CuSO4      ----->    Al2(SO4)3 +    Cu

b) Hãy xác định tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử một cặp chất (tùy chọn) trong mỗi phản ứng.

Bài 3.

a) Hợp chất A có thành phần phần trăm theo khối lượng là: 15,7895% Al; 28,1%S còn lại là O.

   Xác định CTHH của A ? (Biết khối lượng mol của A nhiều hơn khối lượng mol của khí hiđro là 171 lần)

b) Một oxit của lưu huỳnh có thành phần trăm của lưu huỳnh là 50% và Oxi là 50%. Biết oxit này có khối lượng mol phân tử là 64 g/mol. Hãy tìm công thức hóa học của oxit đó.

Bài 4: Tính thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất Al2(SO4)3, HCl  H2SO4, BaCO3, Al(OH)3, Na2O, Fe2O3,  Al2O3 .

Bài 5: Cho 3,6(g) Cacbon đem đốt cháy trong không khí. (Biết khi cacbon cháy là cacbon đã tác dụng với khí oxi có trong không khí sinh ra khí cacbonic).

Tính thể tích không khí cần dùng. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.

Bài 6: Cho 4,8 g kim loại Magie tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric HCl

a.    Lập phương trình hóa học của phản ứng trên.

b.    Tính khối lượng Magie clorua MgCl2 tạo thành.

c.     Tính thể tích khí H2 sinh (ở đktc).

----------------------Hết-----------------------

 

 

Bình luận (0)
Diệp Giấu Nghề
Xem chi tiết
꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
3 tháng 5 2021 lúc 13:36

C2: 

Diễn biến trận Rạch Gầm - Xoài Mút:

- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

- Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

Nguyên nhân thắng lợi:

Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm

Ý nghĩa lịch sử

- Đây là 1 trong những trận thủy chiến lớn của dân tộc ta.

- Chiến thắng này đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên 1 trình độ mới.

C3:

Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.
Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:

-Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.

-1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( tp Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)

-Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.

C4:

Sau chiến thắng ngoại xâm Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng đất nước, đóng đô ở Phú Xuân.

-  Nông nghiệp:

          +   Ban hành chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

          +   Giảm tô thuế.

-  Công thương nghiệp.

          +   Giảm thuế.

          +   Mở cửa ải thông thương chợ búa.

-  Văn hóa, giáo dục.

          +   Ban chiếu lập học.

          +   Dùng chữ nôm làm chữ viết chính thức.

          +   Lập Viện sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập

          +   Khuyến khích mở trường học

C5:

Thời kỳ cầm quyền của nhà Lý (1009-1225) và nhà Trần (1226-1400) là hai triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay.

Vì:

+ Triều đình hai thời Lý -Trần đã nhìn thấy được những điểm chung của tâm lý người dân để đưa ra chiến lược phát triển dài hạn đúng đắn cho quốc gia.

+ Đoàn kết để trị thủy và chống giặc ngoại xâm.

+ Trong chính sách đất đai, nhà Trần phong đất cho các quý tộc, công thần, giới tăng lữ. Giới này do được cát cứ ở các vùng, được hưởng lợi trên mảnh đất của mình, nên họ chú tâm phát triển sản xuất hàng hóa. Của cải làm ra càng nhiều thì mạng lưới giao thương càng lớn, từ đó thuế thu về cho triều đình cũng càng nhiều.

+ Về thủ công nghiệp, hai thời Lý - Trần có chính sách ưu tiên nên các xưởng thủ công phát triển rất mạnh. Các mỏ khoán sản được giao cho các tù trưởng khai thác rồi thu thuế bằng sản vật. Nhà nước chỉ quản lý xưởng đúc tiền, vũ khí và những vật dụng quan trọng cho triều đình.

+ Các phường nghề được phát triển tự do, các thợ thủ công được nâng cao tay nghề do học được kĩ thuật từ Trung Hoa, Chăm-pa, nên sản phẩm hàng hóa dồi dào, giao thương phát triển. Triều đình liên tục được tăng ngân quỹ nhờ thu thuế.

+ Pháp luật trong hai thời Lý - Trần cũng được phát triển khá hoàn thiện. Thời Lý đưa ra được bộ luật Hình Thư, bộ luật đầu tiên của nước ta, với những quy định khá văn minh, như người phạm tội có thể chuộc tội bằng cách nộp tiền hay ruộng, cấm giết gia súc (trâu, bò, ngựa) vì làm giảm sức sản xuất…

=> Thời đại Lý - Trần là hai thời kỳ hưng thịnh nhất trong lịch sử nước ta. Kinh tế, văn hóa, tôn giáo phát triển. Pháp luật hoàn thiện. Chính trị, xã hội ổn định. Quân đội vững mạnh, thiện chiến, đoàn kết một lòng, ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông

Bình luận (0)
Nguyễn Hanaa
Xem chi tiết
Cherry
17 tháng 3 2021 lúc 21:00

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: "Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích". Bên cạnh đó còn có những câu: "Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ". Hoặc: "Bất học bất tri lí" (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ... Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia?. Như vậy là có biết bao kiến thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ... Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: "Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích".

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích... dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả ("Bể học vô bờ"). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy: "Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân". Lenin cũng từng khuyên thanh niên: "Học! Học nữa! Học mãi!". Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.

banh

Bình luận (0)
🕹ĜŊĚヾ(⌐■_■)ノ♪🎮#TK
17 tháng 3 2021 lúc 21:00

Vừa sáng hôm nay mk mới thi Văn xong ;-;

 

DORAEMON
Thứ 2, ngày 26/02/2018 20:09:53
 Chat Online
Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người.
Môi trường thiên nhiên là tất cả những gì của tạo hóa ban tặng xung quanh thân thiện gần gũi chúng ta. Bảo vệ thiên nhiên là một nhiệm vụ quan trọng của con người, là bảo vệ cuộc sống con người. Những cánh rừng ngàn cây lá che chắn bảo vệ dòng lũ, níu giữ những tấc đất, tránh sạt lở vùng đồi núi. Không những vậy, sự hô hấp của cây cũng góp phần vào điều hòa không khí, bảo vệ tầng ôzôn, cung cấp ôxi cho không khí trong lành hơn. Nước là thành phần không thể thiếu với sự sống, đó là điều không cần bàn cãi. Đất là nơi con người trồng trọt sinh sống, đất nuôi dưỡng con người. Không khí để con người hít thở, không khí ô nhiễm thì con người có sức khỏe tốt được không. Nếu thiếu động thực vật, con người thiếu dinh dưỡng, chưa kể đến không khí từ cây xanh. Thiên nhiên chẳng khác gì người bạn thân của cuộc sống con người. Tuy vậy, thiên nhiên ngày nay đang bị phá hủy, ô nhiễm nghiêm trọng. Việc bảo vệ là vô cùng cấp thiết, đòi hỏi sự chung tay của tất cả mọi người. Hãy bảo vệ môi trường thiên nhiên - bảo vệ cuộc sống con người.
Bình luận (8)
truong thanh
Xem chi tiết
đào đức hưng
28 tháng 7 2021 lúc 9:20

Ủa nghỉ hè gần nửa rồi mà chưa thi ???????????

Bình luận (1)
A Quý
Xem chi tiết
Cold girl love Bangtan S...
Xem chi tiết
๖ۣۜWin๖ۣۜZySSC – Gà Con
27 tháng 2 2019 lúc 19:49

đề này lúc trước tôi luyện nè dùng thử ik,lick đây:

https://vndoc.com/de-thi-hoc-ki-2-mon-toan-lop-5-theo-thong-tu-22/download

Bình luận (0)