Vì sao trong phát triển công nghiệp ở nước ta, điện lực phải đi trước một bước?
Công nghiệp điện ở nước ta được phát triển đi trước một bước chủ yếu do
A. nhu cầu điện cho các ngành sản xuất tăng nhanh.
B. có tài nguyên năng lượng phong phú, đa dạng.
C. đây là ngành cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng.
D. nguồn vốn, khoa học kĩ thuật được đảm bảo hơn.
Đáp án A
Công nghiệp điện là ngành cơ sở hạ tầng đặc biệt của nước ta. Tất cả mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân đều sử dụng điện. Do vậy để phát triển kinh tế - xã hội điện cần phải đi trước một bước, đặc biệt là ở vùng núi khó khăn.
Đọc thông tin và quan sát hình 24.3, hãy:
- Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực.
- Giải thích vì sao công nghiệp điện lực lại tập trung ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa.
- Vai trò:
+ Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, động lực quan trọng của sản xuất cơ khí hóa, tự động hóa và tạo nền tảng cho mọi sự tiến bộ kĩ thuật trong công nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác.
+ Đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa, văn minh của con người.
+ Sản lượng điện bình quân đầu người là một trong những tiêu chí quan trọng để đo trình độ phát triển và văn minh của các nước.
- Đặc điểm:
+ Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử và các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn nhất.
+ Các nhà máy điện có yêu cầu khác nhau về vốn, thời gian xây dựng, lao động và giá thành.
+ Cơ cấu sản xuất điện năng ở các nước phụ thuộc vào nguồn sản xuất điện.
- Sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa vì: các nước có nền công nghiệp phát triển đòi hỏi phải sử dụng điện năng lớn để phục vụ sản xuất công nghiệp.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hướng chủ yếu trong cơ cấu ngành để làm cho công nghiệp đáp ứng được những nhu cầu mới của đất nước?
1) Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản.
2) Tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.
3) Đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước.
4) Điều chỉnh sự phát triển các ngành theo thế mạnh về tài nguyên
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến là một phương hướng trong chiến lược phát triển nông nghiệp ở nước ta?
Gợi ý làm bài
Phải phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến là vì:
- Giảm giá cước vận chuyển, tiêu thụ kịp thời nguồn nguyên liệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm cây công nghiệp.
- Nâng cao giá trị hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho sản phẩm cây công nghiệp nước ta xâm nhập thị trường thế giới.
- Việc hình thành các xí nghiệp nông - công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
Tại sao nói vùng núi muốn phát triển thì ngành giao thông và điện lực phải đi trước một bước?
- Phát triển giao thông tạo điều kiện cho việc đi lại ở miền núi trở nên dễ dàng, gắn kết miền núi với đồng bằng, gắn vùng nguyên liệu với nơi sản xuất và nơi tiêu thụ. (2 điểm)
- Phát triển điện lực sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế như hình thành các khu công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng,... làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của miền núi. (2 điểm)
Đâu không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực của nước ta:
A. Than đá, than bùn, than nâu.
B. Dầu khí tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa.
C. Nguồn thuỷ năng, sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời.
D. Tài nguyên rừng giàu có.
Đáp án cần chọn là: D
- Xác định từ khóa: không phải là thế mạnh
- Tài nguyên rừng giàu có không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta
Đâu không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực của nước ta
A. Than đá, than bùn, than nâu
B. Dầu khí tập trung ở thềm lục địa phía Nam
C. Tài nguyên rừng
D. Nguồn thủy năng sông ngòi
Thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực nước ta là các nguồn nhiên liệu (than đá, than bùn, than nâu, dầu khí) để phát triển nhiệt điện; nguồn thủy năng các dòng sông để phát triển thủy điện; tài nguyên rừng không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta.
Đáp án cần chọn là: C
Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp điện lực nước ta Trình bày tình hình pháy triển ngành viễn thông ở nước ta
Tình hình phát triển ngành công nghiệp điện lực ở Việt Nam:
- Ngành công nghiệp điện lực ở Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Theo Báo cáo Tổng hợp năng lượng Việt Nam năm 2020, tổng sản lượng điện sản xuất trong nước đạt 240,78 tỷ kWh, tăng 3,6% so với năm 2019. Điện năng sản xuất từ các nguồn tái tạo như điện gió, điện mặt trời và điện thủy điện cũng tăng trưởng mạnh mẽ.
- Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các dự án điện lực lớn như Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Nhà máy điện mặt trời Dầu Mây, Nhà máy điện gió Bạc Liêu, Nhà máy điện than Vĩnh Tân 3, Nhà máy điện khí LNG Cái Mè, v.v. Những dự án này sẽ giúp tăng cường khả năng cung cấp điện cho nước ta và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tình hình phát triển ngành viễn thông ở Việt Nam:
- Ngành viễn thông ở Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Theo Báo cáo thị trường viễn thông Việt Nam năm 2020, số lượng thuê bao di động đạt 129,5 triệu, tăng 2,6% so với năm 2019. Số lượng thuê bao internet cũng tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 68,7 triệu thuê bao.
- Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các dự án viễn thông như triển khai mạng 5G, xây dựng hạ tầng viễn thông cho các khu công nghiệp, khu đô thị, v.v. Những dự án này sẽ giúp nâng cao chất lượng và tốc độ truyền thông, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.
Hiệu quả kinh tế của sự phát triển ngành công nghiệp điện lực ở nước ta
A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội ở Trung du và miền núi
B. tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác về các mặt về quy mô nhất là vùng sâu vùng xa
C. tạo việc làm cho bộ phận lao động, phục vụ đời sống nhân dân
D. phục vụ nhu cầu cho tất cả các ngành kinh tế, nâng cao năng suất lao động
Chọn đáp án D
Thúc đẩy, nâng cao năng suất lao động đem lại hiệu quả kinh tế cao, là ngành được tất cả các ngành kinh tế sử dụng, là điều kiện phát triển các tiến bộ khoa học