Linh Vũ
Đoạn văn nào là phần mở bài của bài văn miêu tả cây cối?1.     Chúng tôi đứng bên một cây liễu; trước mặt là Tây Hồ mà sóng đến vỗ róc rách ngay dưới chân. Bên trái chúng tôi là một bụi tre nhỏ, cành hơi ngả nghiêng theo chiều gió, khe khẽ ca các bài ca xao xác của những lá vàng khô.                                        (Theo Đỗ Ngọc Thống, Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông)2.     Lũy tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre co...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
29 tháng 9 2023 lúc 19:58

- Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây (tên cây, nơi cây mọc,...).

+ Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

+ Kết bài: Nêu ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.

- Có thể miêu tả cây cối theo trình tự tả lần lượt từng bộ phận của cây.

- Những từ ngữ có thể dùng để tả các bộ phận của cây: 

 

Thân cây

Hoa

Quả

Dừa

- To

- Bạc phếch

- Dài

- Xanh

- Nhỏ

- Trắng

- Xanh

- To

Xoài 

- To

- Sần sùi

- Thon dài

- Xanh

- Nhỏ

- Vàng nhạt

- To

- Vàng ươm

Cà chua

- Nhỏ

- Mềm

- Nhỏ

- Xanh

- Vàng

- Nhỏ

- Mọng

- Đỏ

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
30 tháng 9 2023 lúc 0:22

Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.

Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi. Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.

Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này. 

Bình luận (0)
o0o_My heart_o0o
Xem chi tiết
Yuuki Akastuki
14 tháng 8 2018 lúc 13:53

- Mk chọn a

Đối với lũ học trò chúng tôi, chẳng có thứ cây nào đẹp như cây phượng vĩ.Đứng bên cổng trường em là cây phượng già. Một buổi trưa tháng năm, em ngồi dưới gốc phượng, ngắm nhìn những đóa hoa thắm tươi như báo hiệu một mùa hè nữa lại bắt đầu.

Cây phượng đã già lắm rồi, nghe bác bảo vệ kể lại, ngày xây dựng ngôi trường này, thầy hiệu trưởng đã trồng cây phượng làm kỷ niệm. Hai mươi năm trôi qua, cây phượng đã hai mươi tuổi. Cây đứng giang rộng cánh tay che chở cho chúng em dưới bóng mát của mình. Dưới gốc phượng, một cái rễ lớn, ngoằn ngoèo uốn lượn trông như con rắn đang trườn. Lớp da phong sương bạc phếch như màu đất ải. Quanh gốc cây giờ đã được xây một cái vòng tròn có đường kính năm mét. Bờ gạch xây giữ đất gốc được láng xi măng cho chúng em ngồi chơi. Buổi trưa ngồi trên bờ gạch, chúng em thích thú ngắm cây phượng tỏa bóng mát cho sân chơi. Cái thân nó đã đẫy vòng tay của em, sần sùi, cằn cỗi. Phần dưới gốc tròn vo làm ta ngỡ nó sẽ cao vút lên nhưng không, chỉ khoảng hơn hai mét là nó phân ra làm hai, rồi từ hai phần thân ấy các cành đua nhau mọc ra xiên chéo lên, đâm xòe về các phía. Tán phượng xòe rộng ra như một cái ô che mát cả một góc sân, chim đậu làm tổ trên đó, suốt ngày đua nhau hót líu lo. Từ những cành nhánh, lá phượng xòe ra với một bộ xương lá đều đặn đối xứng nhau. Trên các xương lá đó các phiến lá lại xòe ra đối xứng. Giữa vùng trời mênh mông, giữa đám lá xanh um, những đóa phượng nổi bật lên, rực lửa kiêu sa dưới ánh nắng hạ; tươi mát dịu dàng vào những buổi chiều tắt nắng; xinh xắn dễ thương vào những buổi sáng trong mát. Bây giờ đang mùa hè, các cành nở bung chùm hoa như lửa đỏ chói chang. Mỗi cánh hoa như cánh bướm bay. Một chùm hoa trong gió như bướm kết chùm lại. Hè còn về là phượng còn nở, là còn một khung trời trong sáng dành cho tuổi thơ, là còn những trang lưu bút với những dòng chữ xinh xắn, với lời lẽ ngây thơ nhưng chứa chan biết bao cảm xúc. Bỗng nhiên không khí chợt xôn xao hẳn lên khi trên tán cây con ve sầu cất tiếng. Tiếng ve inh ỏi. Một con ve kêu, hai con ve kêu... cả một dàn nhạc ve sầu lên tiếng. Tán phượng say nồng những cành mềm rung rinh màu lá xanh hoa đỏ. Sau mùa thi cử, những cánh bướm làm bằng hoa phượng lại hay lượn trong các quyển lưu bút học trò.

Bóng tán lá xanh sáng hôm nay bỗng hừng hực sắc đỏ nôn nao. Sắc đỏ nhập nhòa trong tâm trí em dòng mực đỏ lời phê, điểm số của thầy giáo, cô giáo, sắc đỏ của hoa phượng bên màu đỏ mái ngói ngôi trường như thì thầm nói: Mùa nghỉ hè nữa lại về.

Bình luận (0)
Nguyễn Tũn
14 tháng 8 2018 lúc 13:53

khó quá tui ko biết làm..

k cho tui nha

thanks

Bình luận (0)
Tấn Phát
14 tháng 8 2018 lúc 13:59

Bài b) Mình không có đoạn mở đầu như thế nhé

Không hừng hực ngút ngát như hoa sữa, cũng không nồng nàn quyến rũ như hoa ly. Đó là cái mùi pha trộn một cách ý nhị giữa mùi hoa cau trong đêm trăng sáng với mùi hoa bưởi trong vườn khuya. Mùi hoa cau dưới trăng có vị ngòn ngọt, dịu dàng, mùi hoa bưởi trong vườn khuya thì đằm thắm ung dung mà kiêu sa xao xuyến, mùi hoa ngọc lan.
Trời đã vào thu, một chút nhớ thương theo gió heo may về đã mở những cánh hoa ngọc lan đầu mùa trước sân nhà, hương hoa theo gió vào tận mọi ngóc ngách tâm hồn, vào tận miền bâng khuâng đã từ lâu khép lại hẹn hò 
Những chiếc lá mượt mà lay lay trong nắng, màu xanh non tơ mềm mại, không là màu biêng biếc của lá non cũng không xanh thắm của lá già, lá ngọc lan xanh trong thanh xuân,không bắt đầu cũng không kết thúc, cứ man man hờ hững mà đem sức sống phong phú cho vô vàn những bông hoa, bằng sự cần mẫn tha thiết của mình 
Lạ thật, giữa những khẳng khiu rạn nức xù xì của thân, của cành, của nhánh bỗng bất ngờ trổ ra những búp non trằng trẻo, hồn nhiên, xinh đẹp, duyên dáng như có phép lạ. Những búp hoa thon thả trắng mượt đang ngóng nắng trong màu ngọc bích của lá non. Gió sẽ mang hương, nắng sẽ mang vị ngọt ướp vào nhụy hoa, khi những cánh xòe ra cũng là lúc hương thanh xuân phả vào trong gió một thứ mùi vị quyến rũ của đất trời. 
Búp hoa thuôn dài, cánh dày thơ dại ôm khít vào nhau tưởng như liền một khối, nhưng khi nắng trải vàng, những cánh hoa nhẹ nhàng hé mở, mùi hương bẽn lẽn lan ra đằm thắm dịu dàng như được tỏa ra từ cái màu trắng tinh khôi ấy. 
Hoa hàm tiếu mang vẻ e ấp quyến rũ, nhưng hoa mãn khai cũng không phô trương tự phụ. Hoa mang lại sự bình yên thanh thản, sự thong dong an nhàn… 
Trở lại miền ấu thơ dịu ngọt, cây ngọc lan đứng ở góc sân vẫn vươn cành xanh lá, cái gốc nhỏ tưởng như không mang nổi thân cành sum sê mát rượi cả một khoảng sân là nơi chúng tôi ngồi “tắm hương” Cái trò này do mấy chị tôi nghĩ ra, rồi sau đó trở thành nếp. Sau khi tắm gội,chúng tôi ra ngồi dưới gốc cây, trong cái miền thơm tho của vô số hoa ngọc lan mà tận hưởng sự tinh khiết thanh cao thấm đẫm vào tận phần sâu xa nhất của trái tim. Sau này, khi chìm nổi giữa cuộc đời, cái miền nhớ mênh mông đó đã làm dịu đi những nghiệt ngã,những thương đau, những ưu phiền trong cuộc sống. Mùi ngọc lan tha thiết không thể lãng quên. 
Thuở nhỏ theo mẹ lên chùa, ngôi chùa nghèo tĩnh lặng lưng chừng đồi là nơi có không biết bao nhiêu cây ngọc lan hiền lành độ lượng. Phải đi qua cánh đồng và và một khoảng rừng tím ngát hoa mua mới đến chùa; khoảng cách ấy đã tạo nên một sự khác biệt giữa ngôi chùa và làng xóm bên kia. Cái không khí an bình bao dung đã nuôi dưỡng lòng vị tha, hỷ xả, làm lắng xuống những tị hiềm, ganh ghét… 
Nếu chùa có tên là Chùa Ngọc Lan thì hay biết mấy. Cổng vào, sân trước, sân sau trồng toàn cây ngọc lan, vừa đến chân đồi là đã nghe mùi ngọc lan thoảng trong gió. Đi thêm một quãng ngắn, tôi đã cảm nhận hương ngọc lan chảy qua mặt, lùa vào tóc, đẩy nhẹ tà áo, quấn quít trên những cành, những lá của hàng cây hai bên lối đi. 
Chút tình thơ của tôi cũng gắn liền với một chuỗi hoa ngọc lan kết thành vương miện đội nghiêng nghiêng trên mái tóc tròn trăng, mà trước khi thọ giới Sa di, người bạn thời thơ ấu đã kết lại bằng những đóa hoa đẹp nhất của cây ngọc lan trước cổng chùa trong âm vang của tiếng chuông và lời kệ “Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”… 
Xa nhà, tôi đến thành phố biển. Những buổi bình minh rạng ngời trên màu nước biển xanh trong, những chiều nghiêng hắt bóng tượng 
Rồi một đêm trăng nội trú, tôi bỗng mơ hồ cảm nhận một mùi hương quen thuộc. Ôi ! mùi hoa ngọc lan. Hương ngọc lan rạo rực dưới ánh trăng. Mùi hương tha thiết thấm đẫm ký ức thương yêu. 
Dù đứng khiêm tốn ở góc sân, an lạc trước cổng chùa hay thanh thản trong vườn, hoa ngọc lan vẫn giữ nguyên màu trắng tinh khiết và hương thơm bình yên ấy. Hoa vẫn thanh xuân, hương vẫn ngọt ngào và lá vẫn non tơ. 
Bãi cát, con đường, hàng dương hãy còn xa lạ nhưng hương ngọc lan thì gần gũi tha thiết biết bao. Tôi thấy lòng ấm lại. Mùi hương tri kỷ, mộc mạc đã mang lại cho tôi sự bình yên trong những ngày tháng xa nhà… 
Hương ngọc lan xao xuyến trong những sớm mai đầy sương, trong buổi chiều tà có tiếng chim ríu ran gọi bạn, trong đêm trăng lặng lẽ và trong lòng tôi mộng mơ một thuở…Chắc bây giờ chút xương hoa trong trang thư ngày cũ cũng chỉ còn là hoài niệm… 
Một hôm nhận được lời nhắn “Hoa ngọc lan đầu mùa trước sân đã nở”.Trong tôi bỗng xao xuyến nhớ về một -thủa ngọc-lan- xa xưa, nhớ về mùi hương bâng khuâng dịu dàng đằm thắm không dễ lãng quên. 

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Time line
1 tháng 10 2023 lúc 14:09

Tham khảo

a) Một đoạn mở bài trực tiếp.

          Em rất yêu thích cây hoa mười giờ, là loài cây nhỏ nhắn và tô điểm cho vườn hoa nhà em. Hoa mười giờ được mẹ em trồng đã hơn 1 năm nay.

b) Một đoạn mở bài gián tiếp.

Mỗi loài cây hoa lại mang một đặc điểm riêng, chỉ những nét thuộc về riêng loài hoa ấy. Đặc biệt, có một loài hoa chỉ nở vào khoảng lúc 10 giờ sáng, vì thế mà loài hoa ấy được gán một cái tên tượng trưng không kém: Hoa mười giờ.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 2:49

a) Một đoạn kết bài mở rộng:

Ta yêu loài hoa mười giờ không chỉ vì là loài hoa đẹp, mà còn vì sự đặc biệt trong cách gọi tên, sự kiên cường và bền bỉ khi dễ trồng đến thế! Hoa sớm tàn và cũng sớm tắt, cứ như muốn nói rằng: để có được loài hoa đẹp nhất, cần phải sự chuẩn bị kĩ càng và tốt nhất trong suốt thời gian còn lại của một ngày.

b) Một đoạn kết bài không mở rộng:

Hoa mười giờ là một loài hoa đặc biệt, khiến ai nghe rồi cũng phải nhớ tên.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 6 2018 lúc 13:05

a)

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng x  
Bãi ngô   x
Cây gạo   x

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác(mắt):

     + (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng

     + (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc

     + (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá

- Khứu giác(mũi):

+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng

- Vị giác(lưỡi):

     + (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng

- Thính giác(tai):

     + (Bãi ngô): tiếng tu hú

     + (Cây gạo): tiếng chim hót

 

c)

Bài “sầu riêng”

- So sánh :

     + Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.

     + Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

Bài “Bãi ngô ”

- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.

     + Búp nhu kết bằng nhung và phấn.

     + Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

- Nhân hóa :

     + Búp ngô non núp trong cuống lá.

     + Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

Bài “Cây gạo”

- So sánh

     + Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.

     + Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

- Nhân hóa :

     + Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.

- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.

     + Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.

* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.

Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.

d)

Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.

e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

Bình luận (0)
Đỗ Quang Hưng
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
31 tháng 3 2022 lúc 22:44

Chọn tất cả 

Bình luận (0)
ốc Bún
7 tháng 12 2022 lúc 18:52

Chọn tất cả 

Bình luận (0)
Linh Vũ
Xem chi tiết
Linh Vũ
21 tháng 2 2022 lúc 18:11

Giúp e vs ạ e cần gấp

Bình luận (0)
nguyễn ngọc hà
21 tháng 2 2022 lúc 18:14

....

Bình luận (0)
huy hoàng trần
14 tháng 4 2022 lúc 7:42

 

 2,3,4,1,5 

Bình luận (0)
Đỗ Quang Hưng
Xem chi tiết
Lê Phạm Phương Trang
11 tháng 3 2022 lúc 20:12

2-3-4-1-5

Bình luận (0)
TV Cuber
11 tháng 3 2022 lúc 20:13

2>3>4>1>5

Bình luận (0)

2->3->4->1->5

 
Bình luận (0)