Tìm hai từ ghép trong bài thơ hạt gạo làng ta
tìm từ hán việt trong bài thơ hạt gạo làng ta
đưa bài thơ lên hoặc e nên tự tập xác định nhé
cho mik hỏi là : trong bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết :
hạt gạo làng ta
gửi ra tiền tuyến
gửi về phương xa
em vui em hát
hạt vàng làng ta
khổ thơ trên cho em biết điều gì?
câu thơ cho thấy sự yêu quý của tác giả với hạt gạo làng ta
Cho em thấy rằng hạt gạo không chỉ là tinh túy của đất trời mà còn là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của dân tộc nên nó rất được coi trọng, được gọi là hạt vàng.
Từ có đc lặp lại trong bài thơ Hạt gạo làng ta có tác dụng j
Trong bài thơ "Hạt gạo làng ta", nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là gì?
hạt vàng
hạt quý
hạt ngọc
hạt mầm
Trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa, hạt gạo được ví là hạt gì?
Hạt gạo đó được coi là "hạt vàng" vì hạt gạo rất quý Hạt gạo được làm nên nhờ đất, nhờ nước . - Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi, công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi. - Hạt gạo đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc.
khi người đọc 3 khổ hạt gạo làng ta cảm nghĩ như thế nào hoặc ( em hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em 3 khổ thơ Đầu trong bài thơ hạt gạo làng ta (Đoạn thơ phần đọc hiểu)) GIÚP MILK VỚI NHA
- Đoạn thơ đầu:
+ Nhà thơ đã khẳng định hạt gạo thấm đẫm hương vị phù sa của dòng sông quê hương.
+ Hạt gạo kết tinh của đất trời, từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên. + Hạt gạo còn mang hương thơm của những bông sen trong hồ nước đầy
+ Trong những hạt gạo thơm dẻo ấy còn có cả lời hát ngọt bùi đắng cay - kết tinh của quá trình lao động chăm chỉ của người nông dân
=> Tác giả nhắn nhủ chúng ta biết các trân trọng từng hạt gạo được làm ra bởi nó không chỉ là kết tinh từ những gì tinh túy nhất của đất trời mà còn là của người nông dân "chân lấm tay bùn"
- Đoạn thơ thứ hai:
+ Một lần nữa nhà thơ nhấn mạnh để có được hạt gạo dẻo thơm trong mỗi bữa ăn khong phải điều dễ dàng mà phải trải qua "bão tháng bảy", "mưa tháng ba" - những hiện tượng thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người.
+ Hơn nữa người nông dân còn phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt: trưa tháng sáu
+ Biện pháp so sánh "Nước như ai nấu chết cả cá cờ" - khắc họa sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng "mẹ"-người nông dân vẫn xuống đồng cấy lúa
=> Gợi sự thương cảm cho những người nông dân trong quá trình lao động phải đối diện với biết bao khó khăn của thời tiết.
- Đoạn thơ thứ ba: hạt gạo làng ta gắn với những năm chống Mỹ đồng thời nói lên tình trạng nước ta lúc bấy giờ
+ Hạt gạo gắn với lịch sử dân tộc dường như chính bản thân hạt gạo ấy đã đóng góp giúp thế hệ trẻ lên đường đánh giặc
+ Nghệ thuật so sánh "Những năm băng đạn/ Vàng như lúa đồng" -> Hạt gạo làng ta đã cùng đồng hành với con người xuyên suốt thời gian lịch sử trợ giúp con người bảo vệ độc lập Tổ quốc
- Nghệ thuật: lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm; hình ảnh thơ gần gũi các biện pháp tu từ được kết hợp nhuần nhuyễn
- Nội dung: Cho thấy sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo nuôi sống con người và tầm quan trọng của hạt gạo xuyên suốt chiều dài lịch sử --> biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý không chỉ sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.
Trong bài " Hạt gạo làng ta " nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết :
Hạt gạo làng ta
........................
Mẹ em xuống cấy.
Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hình ảnh đối lập trong đoạn tho gợi cho em suy nghĩ gì?
ko coppy mạng
đoạn thơ thể hiện sự vất vả của người nông dân trong lao động sản xuất. Qua đó giúp ta hiểu được sự vất vả ấy để tạo nên hạt gao một nắng hai sương.
bạn hiểu đoạn thơ thứ hai trong bài hạt gạo làng ta ntn? hình ảnh đối lập cúa đoạn thơ trên cho bạn suy nghĩ gì?
Tác giả lớn lên từ đồng quê Việt Nam nên ông đã hiểu được nỗi vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo nuôi sống con người. Bởi lẽ, hạt gạo làm ra với bao mồ hôi, công sức với bao khó khăn do thiên nhiên gây ra. Đó là “cái bão tháng bảy, cái mưa tháng ba, cái nắng tháng sáu” khắc nghiệt như vậy. Đến nỗi, “cua ngoi lên bờ” để tránh nắng nóng, cá cờ cũng phải chết vì không chịu được cái nắng gay gắt. Ấy vậy mà “mẹ em xuống cấy”. Qua đây, em thấy được nỗi vất vả, khó nhọc của người nông dân khi làm ra hạt gạo. Vì vậy, em càng quý trọng công sức lao động của người nông dân.
Tác giả lớn lên từ đồng quê Việt Nam nên ông đã hiểu được nỗi vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo nuôi sống con người. Bởi lẽ, hạt gạo làm ra với bao mồ hôi, công sức với bao khó khăn do thiên nhiên gây ra. Đó là “cái bão tháng bảy, cái mưa tháng ba, cái nắng tháng sáu” khắc nghiệt như vậy. Đến nỗi, “cua ngoi lên bờ” để tránh nắng nóng, cá cờ cũng phải chết vì không chịu được cái nắng gay gắt. Ấy vậy mà “mẹ em xuống cấy”. Qua đây, em thấy được nỗi vất vả, khó nhọc của người nông dân khi làm ra hạt gạo. Vì vậy, em càng quý trọng công sức lao động của người nông dân.
_Hạt gạo có được là bao công lao, bao vất vả của người nông dân. Thấm đượm những khó khăn vất vả của những ngày bão tháng bẩy, ngày mưa của tháng ba, những ngày nắng như thiêu như đốt của tháng sáu. Đó là bao vất vả khó nhọc, mồ hôi rơi xuống cánh đồng
_Tác giả lớn lên từ đồng quê Việt Nam nên ông đã hiểu được nỗi vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo nuôi sống con người. Bởi lẽ, hạt gạo làm ra với bao mồ hôi, công sức với bao khó khăn do thiên nhiên gây ra. Đó là “cái bão tháng bảy, cái mưa tháng ba, cái nắng tháng sáu” khắc nghiệt như vậy. Đến nỗi, “cua ngoi lên bờ” để tránh nắng nóng, cá cờ cũng phải chết vì không chịu được cái nắng gay gắt. Ấy vậy mà “mẹ em xuống cấy”. Qua đây, em thấy được nỗi vất vả, khó nhọc của người nông dân khi làm ra hạt gạo. Vì vậy, em càng quý trọng công sức lao động của người nông dân