Những câu hỏi liên quan
TranKhankLy
Xem chi tiết
12 Duy Khang
26 tháng 4 2023 lúc 17:08

Anh hùng Tô Vĩnh Diện

Anh hùng Phan Đình Giót

 

- Trương Định (1859 – 1864)

- Nguyễn Trung Trực (1861 – 1868)

- Đinh Gia Quế (1883 - 1885)

- Tống Duy Tân 1887

Bình luận (0)
Mi Anh
Xem chi tiết
Chí huy
20 tháng 2 2023 lúc 22:27

Nhân vật lịch sử Lưu Vĩnh Phúc

Đóng góp là giết chỉ huy ri-vi-e trên cầu giấy

Bài học em học được là lòng dũng cảm bất khuất yêu nước mãnh liệt

Bình luận (0)
ღ๖ۣۜTεяεʂα ๖ۣۜVαηღ
Xem chi tiết
Long Sơn
12 tháng 2 2022 lúc 21:15

Tham khảo

Từ khi tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp bắn vào Đà Nẵng (1858) và tiếp theo những năm sau đó , rất nhiều sĩ phu yêu nước đã nổi dậy lãnh đạo nhân dân chống Pháp .Có thể kể ra như sau :
Ở miền Nam : Nguyễn Trung Trực , Trương Công Định , Thiên Hộ Dương ...
Ở miền Trung : Phan Đình Phùng - Cao Thắng , Mai Xuân Thưởng , Đinh Công Tráng , Cầm Bá Thước , Hà Văn Mao ...
Ở miền Bắc : Nguyễn Thiện Thuật , Hoàng Hoa Thám ...
ngoài ra còn rất nhiều , rất nhiều anh hùng vô danh khác nữa ...

Bình luận (0)
qlamm
12 tháng 2 2022 lúc 21:16

Tham khảo

Anh hùng Phan Đình Giót

Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan,  huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. 

Anh hùng Tô Vĩnh Diện

Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ, suốt 12 năm đi ở đợ anh luôn phải chịu bao cảnh áp bức, bất công. 

Anh hùng Bế Văn Đàn

Bế Văn Đàn sinh năm 1931, ở xã Triệu Ẩu, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm, tham gia hoạt động du kích từ ngày còn nhỏ tuổi.

Anh hùng Trần Can

- Trần Can sinh năm 1931 ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngay từ khi còn nhỏ Can đã rất thích vào bộ đội để được cầm súng giết giặc cứu nước. Khi lớn lên anh đã ba lần viết đơn xin tình nguyện đi bộ đội, nhưng vì sức khỏe yếu nên đến lần thứ tư, năm 1951, mới được chấp thuận.
Bình luận (0)
Phan Tiến Dũng
Xem chi tiết
Ngọc Uyên
Xem chi tiết
Lương Ngô
Xem chi tiết
Thảo Phương
29 tháng 7 2021 lúc 9:43

Giai đoạn

Diễn biến chính

Tên nhân vật tiêu biểu

1858 - 1862

- Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

- Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch.

Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,…

1863 - trước 1873

- Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,….

Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,…

1873 - 1884

- Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc.

- Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy.

Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,…

* Ý nghĩa :

- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông.

- Cảnh báo kẻ thù về sức mạnh và tinh thấn đấu tranh quật khởi của nhân tộc ta.

- Làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.

- Cổ vũ tinh thần yêu nước và để lại nhiều bài học kinh nghệm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta sau này.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Ngân Trà
Xem chi tiết
xuân quỳnh
7 tháng 2 lúc 11:34

Phân tích yếu tố thuận lợi và bất lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam từ 1858 đến 1884 như sau:

Yếu tố thuận lợi:

1. Ý chí và sự đoàn kết dân tộc: Nhân dân Việt Nam đã thể hiện ý chí mạnh mẽ trong việc chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Sự đoàn kết của các tầng lớp dân cùng nhau chiến đấu đã tạo ra một sức mạnh lớn đối với thực dân.

2. Địa lợi: Địa hình phức tạp của Việt Nam với nhiều vùng núi non và rừng rậm đã tạo ra lợi thế cho phòng thủ và chiến đấu dân tộc. Điều này gây khó khăn cho quân đội Pháp trong việc tiến công và duy trì sự kiểm soát.

3. Kinh nghiệm chiến đấu: Nhân dân Việt Nam đã có kinh nghiệm từ những cuộc kháng chiến trước đó như cuộc kháng chiến chống Nguyễn và Trịnh, từ đó học hỏi được nhiều chiến thuật và kỹ thuật chiến đấu để áp dụng vào cuộc kháng chiến chống Pháp.

Yếu tố bất lợi:

1. Sức mạnh vũ khí và quân sự của Pháp: Quân đội Pháp sở hữu sức mạnh vũ khí và kỹ thuật quân sự vượt trội so với lực lượng dân quân của Việt Nam. Sự thiếu hụt về vũ khí và trang thiết bị khiến cho cuộc kháng chiến của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

2. Sự chia rẽ nội bộ: Trong một số trường hợp, sự chia rẽ và xung đột nội bộ đã làm suy yếu sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến. Sự tranh giành quyền lực và mục tiêu khác nhau giữa các lãnh đạo và tầng lớp dân có thể làm phân tán nỗ lực chung.

3. Can thiệp của các nước lân cận: Sự can thiệp của các quốc gia lân cận như Trung Quốc và Anh cũng đã tạo ra những áp lực và khó khăn cho cuộc kháng chiến của Việt Nam.

Tóm lại, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam đã có những yếu tố thuận lợi như ý chí đoàn kết, địa lợi và kinh nghiệm chiến đấu, nhưng cũng phải đối mặt với những yếu tố bất lợi như sức mạnh vũ khí của Pháp, sự chia rẽ nội bộ và sự can thiệp của các nước lân cận.

Bình luận (0)
Minhduc
Xem chi tiết
Smile
5 tháng 4 2021 lúc 20:51

C1:Từ năm 1858-1884 triều đình huế kí với pháp 4 bản hiệp ước gồm :

-Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862

-Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874.

-Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) kí ngày 25/8/1883 -Hiệp ước Patonot kí ngày 6/6/1884.

Bình luận (0)
Smile
5 tháng 4 2021 lúc 20:53

C4: tham khảo

Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại vì: Các cuộc khởi nghĩa không phát triển rộng trên toàn dân, chỉ diễn ra một số nơi lẻ tẻ nên không tập hợp được sức mạnh đoàn kết của nhân dân, đa số các cuộc khởi nghĩa đều mang tính tự phác. Ngoài ra, sự lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa còn non kém, so sánh lực lượng và vũ khí chúng ta đều thua kém và lạc hậu hơn...

Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là:

Phải có sự liên kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân yêu nước
Phải có đường lối đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh
Các phong trào yêu nước phải luôn ở thế chủ động và tự giác.

Bình luận (0)
Smile
5 tháng 4 2021 lúc 20:53

C3: tham khảo

Theo em, nhận định này là đúng vì:

Có thể nói, ngay từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam (1858), khả năng đánh bại Pháp dưới sự lãnh đạo của triều đình không phải là không có, mà do chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta ngày càng hao mòn, khiến địch ngày càng lấn lướt, từng bước thôn tính nước ta.

Dẫn chứng cho điều này là trong thời kì đầu khi Pháp xâm lược cũng đã vấp ngã trước sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới ngọn cờ của triều đình, có lúc chúng tính chuyện rút quân về nước trong lúc gặp nguy nan. Thế nhưng càng về sau, quá trình chiến đấu bị giảm sút, suy yếu dần đã bộc lộ sự bất lực và yếu hèn của triều đình. Triều đình Nguyễn đã nhanh chóng trượt dài trên con đường nội bộ, cầu hòa.

Bên ngoài thì kẻ thù đang ra sức đẩy mạnh âm mưu thôn tính, mà bên trong thì giữa người cầm quyền với nhân lại không cố kết một lòng, thậm chí có lúc kẻ cầm quyền đã sẵng sàng chìa tay ra hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào quần chúng. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.

Và chính những sai lầm đó, những chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều Nguyễn là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân. Đến khi thất bại trước cuộc vũ trang xâm lược của thực dân Pháp thì triều Nguyễn lại đổ lỗi cho khách quan và lấy việc ký hiệp ước làm lối thoát duy nhất. Thực ra trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc làm mất nước ta vào tay thực dân Pháp là điều không thể chối cải được.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
9 tháng 2 2017 lúc 2:10

Đáp án B

Với thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành hệ thống thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945), cách mạng Trung Quốc (1949) và cách mạng Cuba (1959) đã mở rộng không gian địa lí của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa - một dải đất rộng lớn trải dài từ phía đông châu Á qua Liên bang Xô viết tới phần phía đông châu Âu và lan sang vùng biển Caribê thuộc khu vực Mĩ Latinh

Bình luận (0)