Những câu hỏi liên quan
Hiền
Xem chi tiết
Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
Nguyễn acc 2
24 tháng 2 2022 lúc 18:05

refer:

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước.

Bình luận (0)
trần quỳnh anh
24 tháng 2 2022 lúc 18:05

tham khảo :

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước.

Bình luận (1)
Hoàng Hương Giang
Xem chi tiết
Thanh Nhàn ♫
23 tháng 2 2020 lúc 21:50

"Quê hương" là hai tiếng gọi thân thương nhất đối với mỗi một con người. Bởi đó là nơi chúng kiến ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đối với em cũng vậy, quê hương em thật đẹp và mỗi lần nhắc gọi quê hương em thấy trong lòng trào dâng bao cảm xúc khó tả.

Quê hương em là một làng quê rất trù phú. Những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những bãi ngô, nương dâu xanh tít tắp đến tận chân trời. Con đường làng ngoằn ngoèo, quanh co nhưng vô cùng sạch sẽ vì được làm bằng bê tông. Từ ngày có đường bê tông sạch sẽ, chúng em đi học không còn phải chịu cảnh lầy lội bùn đất như trước kia nữa.

Những ngôi nhà hai tầng mọc lên khang trang làm cho quê hương ngày càng mới mẻ. Bây giờ ở quê em không còn có nhà tranh nữa mà tất cả đều có nhà ngói cả rồi. Vì thế tháng 10 năm ngoái, quê em đã được đón nhận danh hiệu Nông thôn mới. Tuy rằng cuộc sống đã khấm khá hơn nhưng ở quê em, mọi người vẫn sống với nhau rất chan hòa, tình cảm. Khi bắt đầu một ngày mới, các bác nông dân thường rủ nhau ra đồng. Các chị hàng xén đẩy xe đi chợ, nói chuyện về giá cả hôm nay. Còn chúng em thì í ới gọi nhau đi học, cười đùa và nói chuyện làm cho làng xóm nhỏ trở nên xôn xao và tràn đầy sức sống hơn. Những buổi tối liên hoan văn nghệ, các cụ ông cụ bà cũng hào hứng đi xem rồi tham giad đọc thơ, kể chuyện nữa.

Những cánh diều đủ màu sắc, đủ hình dáng bay lên cao, cao mãi trên triền đê lộng gió có lẽ là hình ảnh mà em thích thú nhất. Hy vọng những ước mơ của chúng em sau này cũng sẽ bay cao, bay xa như thế.

Diện mạo quê hương em đang thay đổi từng ngày và ngày một giàu đẹp hơn. Em rất yêu quê hương của mình. Chính vì thế sau này, dù có đi đâu xa đi nữa thì em vẫn luôn nhớ về quê hương.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tran Le Khanh Linh
23 tháng 2 2020 lúc 21:50

Cha mẹ em đều là người gốc Bắc, thế nhưng đã chuyển vào miền Nam sinh sống từ khi em còn chưa ra đời, thế nên em may mắn được sinh ra và lớn lên ở miền đất đầy nắng và gió Tây Nguyên. Mảnh đất này đã gắn bó và để lại trong trái tim em nhiều kỷ niệm.

Cha mẹ em lập nghiệp ở Đắk Nông, vốn là một tỉnh mới tách ra từ Đắk Lắk, nơi đây đặc trưng với những mảnh đất ba-dan màu mỡ, những cơn gió mùa thổi lồng lộng, cùng những cơn mưa tầm tã dầm dề vào những ngày tháng 6, 7. Còn vào mùa nắng thì là cái nắng gay gắt, tuy không quá khắc nghiệt như nắng hè của miền Bắc, nhưng cũng đủ khiến người ta nhớ mãi ánh mặt trời rực rỡ cùng bầu trời xanh cao vời vợi. Nhà em một gia đình thuần nông, chúng em sống trong bạt ngàn những rẫy cà phê xanh ngắt rộng lớn, những vườn điều tỏa tán xum xuê, những rừng cao su rợp bóng, mát rượi và cả những vườn tiêu mà trụ nào nào trụ nấy cũng sai trĩu quả. em thích nhất vẫn là vào mùa hoa cà phê nở, chắc tầm khoảng tháng 1, 2, khắp nơi đều mang một màu trắng xóa, những chùm hoa cà bung nở dày đặc trên từng tán lá, tựa như những chùm bông xinh xắn. Hoa cà phê là thứ hoa bình dị, dân dã, màu trắng mang đến cho nó vẻ thanh khiết, còn hương thơm thoang thoảng lại mang đến vẻ dịu dàng. Mà có đôi lúc em đã nghĩ rằng nếu nói đến vẻ đẹp của người con gái Tây Nguyên thì hình ảnh và hương sắc của hoa cà phê là một ví dụ khá độc đáo và thú vị. 

Em yêu mảnh đất Tây Nguyên này như chính quê cha đất tổ của mình vậy, thậm chí đó là tình cảm gắn bó tha thiết, sâu nặng không quên trong chính tâm hồn. Mà dẫu có đi xa một ngày em cũng luôn nhớ về cái nắng, cái gió và cả cái hương thơm ngọt dịu của hoa cà phê.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dương
23 tháng 2 2020 lúc 21:55

Em sinh ra và lớn lên trên quê ngoại, đó là huyện Thạch Thành, Thanh Hóa, một vùng trung du đồi núi trập trùng. Thỉnh thoảng có một vài thung lũng nhỏ hẹp dưới các chân đồi, hình thành những cánh đồng nhỏ, xinh xinh. Dường như quanh năm, vụ nối vụ, mùa nối mùa, hết lúa khoai đến ngô sắn rau màu. Cứ thế, dải đất này luôn nhuộm mới những sắc màu của cuộc sống thanh bình đang từng ngày thay da đổi thịt. Xuyên qua giữa cánh đồng là tỉnh lộ nối từ quốc lộ 1A đến thị I trấn Kim Tân, trung tâm của huyện Thạch Thành, những chiếc xe bò đang chở phân ra đồng bón cho lúa, lăn đều trên mặt đường nhựa. Nắng đã lên cao, vậy mà em vẫn tần ngần ngắm mãi "dải lụa xanh" này không biết chán. Mai đây, khi mùa gặt đến, cả cánh đồng sẽ vàng rực lên và rộn rã tiếng nói, tiếng cười của những người nông dận đi thu hoạch lúa. Còn bây giờ, cánh đồng đang nhuộm một màu xanh, màu xanh của niềm hy vọng, chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.

hok tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
聪明的 ( boy lạnh lùng )
Xem chi tiết
Kudo Shinichi AKIRA^_^
14 tháng 4 2022 lúc 21:52

tự tả chứ

ai bt quê bn như thế nào._.

Bình luận (0)

bn cs cùng quê tui hăm:3

Bình luận (1)
quy pham
14 tháng 4 2022 lúc 21:57

Thanh Hóa là quê hương của tôi, nơi tôi sinh ra và lớn lên từng ngày. Hai tiếng gọi quê hương thân thương, giản dị mà sao chứa đựng bao tình cảm gắn bó sâu nặng. Tuổi thơ tôi là những cánh đồng thẳng cánh cò bay, đi trên con đường làng quanh co mà nghe hương lúa nặng trĩu mùa thu hoạch. Tiếng chim sâu lích rích trong vòm lá, dưới bóng tre làng xanh tươi, mát rượi, rì rào theo làng gió thoảng tưởng chừng như tiếng hát du dương, thắm thiết của ai đó vừa mới cất lên. Nhưng tôi yêu nhất là thảm cỏ xanh mượt mà trên ngọn đồi nhỏ cạnh dòng suối uốn quanh dải đồi, nơi đó thuở nhỏ tôi vẫn thường lên đó chăn trâu, thả diều với những người bạn thôn quê. Yêu cả những con người nơi quê hương tôi luôn kiên cường chịu khó, một nắng hai sương để làm ra hạt gạo. Ôi, quê hương tôi lúc nào cũng bình dị thân thương như vậy, nó đã trở thành một phần máu thịt gắn bó mãi trong tâm hồn tôi, cất tiếng gọi những người con xa xứ trở về. Cho dùđi đâu về đâu thì tôi cũng sẽ luôn nhớ về quê hương, nơi đầy ắp những kỉ niệm tuổi thơ khó phai mờ.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 6 2018 lúc 17:07

Nơi em ở là Thành phố Hà Nội ngàn năm văn hiến. Bên cạnh sự ồn ào tấp nập, đó chính là vẻ đẹp nên thơ, thanh bình. Hà Nội có ba mươi sáu phố phường, mỗi phố là một làng nghề riêng độc đáo. Con người nơi đây rất thanh lịch, cởi mở, và thân thiện. Đến với Hà Nội mọi người sẽ được trải nghiệm những địa điểm hấp dẫn như làng gốm Bát Tràng, văn miếu Quốc tử giám, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa một cột,...Tuyệt hơn nữa là chúng ta còn được thưởng thức những món ăn đặc sản thơm ngon như cốm Vòng, kem Tràng Tiền, bánh tôm Hồ Tây,... . Mỗi khi đi xa em luôn mong muốn được trở về nơi phố thị đông vui, náo nhiệt, lung linh này.

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Haru
2 tháng 5 2021 lúc 8:44

Qua bài viết, tác giả đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng dành cho ca Huế:Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều sược gửi gắm ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba phong phú.Cách giới thiệu kết hợp thật tự nhiên giữa nghệ thuật miêu tả và biểu cảm. Những hình ảnh chân thực, những nét chấm phá giàu khả năng gợi tả đã góp phần làm nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế. Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục..Tác giả miêu tả khung cảnh tuyệt vời của một đêm ca Huế trên sông Hương. Phông màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng. Ánh sáng là ánh trăng dát vàng trên mặt sông. Cảnh vật lung linh, hư ảo: Đêm Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Đọc những dòng này, chúng ta có cảm giác như người trong cuộc, đang cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lương Nguyễn Ngọc Linh
Xem chi tiết
Tran Van Dat
3 tháng 2 2016 lúc 17:03

Mình chọn c

                                                      Bài làm

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

!!!!!!!!

 

Bình luận (0)
Khánh Huyền Nguyễn Thị
2 tháng 2 2016 lúc 21:24

Mình chọn a nha bạn, đây là đặc sản quê mk đó(Ninh Xá, Thuận Thành, Bắc Ninh)

Dọc trên con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ - Thuận Thành đi Hải Dương đâu đâu cũng thấy biển hiệu nem Bùi bán buôn và bán lẻ, nhiều người mua xong bóc một cái mang vào quán bia ăn thử. Thật thú vị khi trong những ngày hè oi bức có được đôi ba cốc bia ngồi nhâm nhi với chiếc nem Bùi thơm ngon, ăn cùng lá sung, lá đinh lăng chấm tương ớt.

Nem Bùi được khai sinh ở làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ra đời gần 100 năm, món ăn đặc sản vùng Kinh Bắc đã trải qua bao thăng trầm, đến hôm nay ông Đối tự hào tâm sự: “Ngoại trừ nem Phùng (Hà Tây cũ) có nét khá giống với nem Bùi, miền Nam, miền Trung hay chính vùng Bắc bộ này cũng không nơi đâu có nem Bùi như quê tôi”.

Nem Bùi sử dụng trong ngày là ngon nhất, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì được 2-3 ngày, nếu nem được đóng gói trong túi nilông sau đó hút chân không thì để được lâu hơn. So với thu nhập ở vùng nông thôn và so với những nghề khác thì nem Bùi đem lại nguồn lợi khá cao cho người làm nghề. Nhưng để làm ra những chiếc nem Bùi, người làm nghề cũng rất vất vả.

Để làm nem phải lấy nguyên phần hông con lợn. Phần thịt nạc và thịt mỡ để sống, chỉ riêng phần bì là luộc chín rồi thái nhỏ tất cả, nêm gia vị tỏi ớt, bột ngọt trộn đều với thính nóng, sau đó để chín thịt, tiếp đến nắm chặt nem thành quả nhỏ bọc trong lá chuối.

Ngày nào cũng phải dậy từ 2-3h sáng để lấy thịt từ chợ về, làm liên tục đến khoảng 7-8h. Làm xong phải đi giao hàng ngay, hiếm thấy gia đình nào làm nem vào buổi trưa và chiều trừ khi khách đặt hàng lấy ngay lúc đó.

Bình luận (0)
Khánh Huyền Nguyễn Thị
3 tháng 2 2016 lúc 21:45

tick nha

Bình luận (0)
TÍNH NGÔ
Xem chi tiết
Etermintrude💫
3 tháng 10 2023 lúc 18:59

   Quê hương tôi ở Thái Bình, nơi gắn liền với đồng lúa, cánh diều, con sông... Thái Bình là một tỉnh nhỏ nằm đồng bằng sông Hồng. Nơi đây nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, với con sông Hồng chảy dọc về biển Cồn Đen, với những mái chùa thiêng liêng, cổ kính. Không dừng lại ở đó, Thái Bình quê tôi còn được biết đến với những câu hò dân gian, là một trong những nơi lâu đời nhất nước ta xuất hiện nghệ thuật chèo cổ. Và khi nhắc đến chèo cổ, thật tự hào khi Thái Bình có nghệ sĩ ưu tú Huyền Phin - một nghệ nhân chuyên hát về chèo cổ Thái Bình. Một khía cạnh khác của Thái Bình mà hẳn những người con xa quê sẽ nhớ - bún bung. Bún bung quê tôi khác với món bún xứ bạn. Nó ngọt vị bún, thơm thơm mùi móng giò, ăn cùng nước mắm và hoa chuối sẽ làm nổi bật lên được cái riêng biệt của quê nhà. Ngoài bún bung, đặc sản Thái Bình còn vô cùng phong phú, đa dạng khi phải kể đến Ổi Bo, bánh cáy, nước mắm Diêm Điền. Hẳn rằng những người con xa quê sẽ không thể nào quên được những hương vị ấy đúng không? Thái Bình có vẻ đẹp của biển vô cực - nơi mấy ngày nay đang thu hút được sự quan tâm của các bạn trẻ, khi vẻ đẹp hùng vĩ của nó như hòa đất trời lại làm một, đâu phải nơi đâu ta cũng thấy được cảnh tượng ấy. Quê tôi ở Thái Bình, tôi tự hào khi là người Thái Bình, tôi yêu quê hương tôi, yêu cái cách nơi đây đã nuôi nấng tôi thành người. Như câu hát trong bài "Thái Bình quê hương tôi":

     "Đất quê ta anh hùng cách mạng

      Suốt đời này yêu mãi Thái Bình ơi..."

Bình luận (0)
Phương thảo Hoàng
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
19 tháng 4 2022 lúc 5:22

Lễ hội Ling Ông ở Quảng Ngãi này được tổ chức tại miếu và lăng thờ cá Ông. Vào ngày diễn ra hội lăng cá Ông được ngư dân nơi đây trang trí rất hoành tráng, tất cả tàu thuyền sẽ không ra khơi và mọi gia đình ngư dân đều làm lễ cúng cá Ông và treo đèn lồng vào ban đêm. Nghi lễ cúng cá Ông gồm có: Lễ nghinh Ông, lễ túc yết, chánh lễ và nhiều trò chơi hấp dẫn như đấu vật, hát bội, kéo co, đua thuyền, lắc thúng, đua cà kheo... Đây là lễ hội đặc sắc của du lịch Quảng Ngãi và cũng là cơ hội để du khách có cơ hội tìm hiểu nét văn hóa.

Bình luận (0)