Những câu hỏi liên quan
daito
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
8 tháng 3 2021 lúc 19:32

Câu 1:

1: Con trâu là đầu cơ nghiệp

2: Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn

3: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng bay vừa thì thôi

4: Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc

5: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

Bình luận (0)
Tô Đại
8 tháng 3 2021 lúc 19:55

giúp em vs

 

 

Bình luận (0)
minh nguyet
8 tháng 3 2021 lúc 20:33

3. giải thích nghĩa của các tục ngữ sau:

a. ăn ko nên đọi nói ko nên lời

=> chỉ sự vụng về trong cách ăn nói , không biết cách cư xử phù hợp 

b. có công mài sắt có ngày lên kim

=> cần cù chăm chỉ sẽ có ngày thành công

c. lá lành đùm lá rách

=> gặp người có hoàn cảnh khó khăn thì phải giúp đỡ cho nhau 

d. một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

=> tình thương của tập thể dành cho 1 cá nhân

e. ngựa tầm ngựa mã tầm mã

=> Những người có cùng mục đích, chí hướng, sở thích (có thể là tốt hoặc xấu) sẽ tìm đến với nhau để kết bạn, để chơi với nhau.

g. ở bầu thì tròn ở ống thì dài

=>  sống ở môi trường nào thì hình thành nên tính cách con người ấy

 

Bình luận (0)
15.Bùi Phi Hùng 7/1
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
animepham
26 tháng 2 2023 lúc 21:40

 Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền là gì?

A, Khẳng định làm ao là có hiệu quả nhất, sau đó là làm vườn và làm ruộng

B. Khẳng định tầm quan trọng của các cách sản xuất ở nông thôn xưa 

C. Khẳng định việc sản xuất ở nông thôn xưa có ba cách chính

D. Khẳng định làm ruộng là có hiệu quả nhất, sau mới đến làm ao và vườn 

Bình luận (0)
lã huyền như
Xem chi tiết
Vũ Phương Anh
9 tháng 2 2020 lúc 21:49

1. Xét về cấu tạo câu tục ngữ thuộc kiểu câu ghép vì nó có 3 cụm C-V làm nòng cốt trong câu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Phương Anh
9 tháng 2 2020 lúc 22:03

3. Chuyển câu tục ngữ này từ tiếng Hán Việt sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là: thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. Thứ tự nhất, nhị, tam cũng là thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm vườn, trồng lúa mang lại cho người nông dân.

   Trong các nghề kể trên, đem lại nhiều lợi ích nhất là nuôi cá (canh trì), tiếp theo là nghề làm vườn (canh viên), sau đó là làm ruộng (canh điền).

   Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là: Muốn làm giàu, cần phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong thực tế, bài học này đã được áp dụng triệt để. Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển, thu lợi nhuận lớn gấp nhiều lần trồng lúa.

   Nhưng không phải thứ tự trong câu tục ngữ áp dụng nơi nào cũng đúng mà chúng phụ thuộc vào đặc điểm địa lí tự nhiên của từng vùng. Ở vùng nào có đặc điểm địa lí phong phú thì cách sắp xếp theo trật tự đó là hợp lí nhưng đối với những nơi chỉ thuận lợi cho một nghề phát triển, chẳng hạn nghề làm vườn hay làm ruộng, thì vấn đề lại không như vậy. Nói tóm lại, con người phải linh hoạt, sáng tạo trong công việc để tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Nam
13 tháng 2 2020 lúc 17:10

Giúp mk vs

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Diệu Linh
4 tháng 4 2020 lúc 10:41

NỘI DUNG :

- tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất : những câu tục ngữ về thiên nhiên và lđsx đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nd  trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.

Nghệ thuật :lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh có vần nhất là vần lưng, các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung, lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh.

Tục ngữ về con người và xã hội :

Nội dung: Tục ngữ về con người và xã hội  luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người phải có.Nghệ thuật: Những câu tục ngữ về con người và xã hội sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, so sánh, ẩn dụ làm tăng thêm giá trị biểu đạt. Nhiều câu tục ngữ mà có nghĩa đối lập nhưng không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Kim Phương
Xem chi tiết
dragon ender
17 tháng 5 2018 lúc 19:29

Ta đã nhiều lần từng nghe câu tục ngữ: “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận chợ” là câu tục ngữ đạo đức kết kinh nghiệm về cách chọn nơi ở và ta gặp lại cấu trúc quen thuộc này trong câu tục ngữ: “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” là kinh nghiệm của cha ông về cách chọn nghề.

Câu tục ngữ sử dụng từ Hán Việt để chỉ kinh nghiệm trong việc chọn công việc của ông cha ta.
Nhất canh trì ở đây có nghĩa nhất là nghề nuôi cá, “trì” ở đây có nghĩa là ao, muốn nói đến ao thả cá. Mảnh đất hình chữ S của chúng ta nằm hiền hòa cạnh biển Đông, có bờ biển kéo dài từ Bắc xuống Nam, không chỉ là một vị trí chiến lượng quan trọng mà còn là là nơi có vị trí địa lí thuận lợi cho việc chăn nuôi thủy hải sản. Với một lượng thủy hải sản lớn, dồi dào trong vùng biển của ta, ngư dân ta có một kho báu để khai thác và phát triển. Cá là loài dễ được chú ý nhất vì dễ bắt, dễ nuôi, mau lớn lại có nhu cầu tiêu thụ cao. Vậy nên nghề được ưu tiên hàng đầu chính là nghề nuôi cá, không quá vất vả lại có thể có thu nhập cao.

Sau nghề nuôi cá là “Nhị canh viên” là đang nói tới nghề làm vườn. Sở dĩ nghề làm vườn được xếp thứ hai sau nghề nuôi cá bởi làm vườn cần quá trình dài và không hề nhanh thu hoạch như là nghề nuôi cá, nhu cầu thị trường cũng không quá cao bởi người dân có thể tự trồng lấy và cung cấp cho gia đình. Nhưng xét về khí hậu Việt Nam nhiệt đới thuận lợi cho sự phát triển của những loại cây ăn quả và hoa trái nên nghề làm vườn cũng được coi là một nghề dễ phát triển. Đó là lí do những nhà ở làng quê rộng rãi luôn để dư mảnh đất lớn sau nhà để làm vườn. Tuy nhiên ở mỗi vùng miền, mỗi thời điểm nên chọn cho mảnh vườn của mình loại cây trái thích hợp để sự lao động của bản thân có được kết quả xứng đáng.

Và nghề thứ ba được nhắc tới chính là nghề làm ruộng- nghề nghiệp không thể thiếu của một nước nông nghiệp lâu đời như nước ta. Nghề nuôi cá về nghề làm vườn được xếp ưu tiên hơn so với nghề làm ruộng là bởi những làm ruộng là nghề vất vả nhất, quanh năm chỉ có một mùa thu hoạch mà lại rất phụ thuộc vào thời tiết. Đối với một nước có nhiều bão lũ như nước ta thì trồng lúa quả không phải là một công việc dễ dàng. Vì vậy trong năm có thời gian nông nhàn, những người nông dân đều tranh thủ làm vườn hoặc lên thành phố kiếm thêm việc làm.

Đó là cách cha ông ta khuyên giải con cháu trong cách chọn nghề nhưng dù thế nào cũng không nên áp dụng quá cứng nhắc, máy móc mà cần kết hợp với điều kiện, hoàn cảnh nơi mình đang sống để chọn cho bản thân lựa chọn đúng đắn nhất. Ví dụ như nếu đang sống ở mảnh đất màu mỡ phù hợp với việc trồng lúa thì không nên mạo hiểm làm vườn trên mảnh đất đó, không chỉ vụt mất cơ hội có những đợt thu hoạch lúa tốt mà còn có thể làm hỏng cả mảnh vườn.
Những kinh nghiệm mà cha ông đúc kết đã bao đời nay nhưng đến nay vẫn y nguyên giá trị, nuôi cá đến nay vẫn là một ngành nghề mang lại thu nhập cao cho người làm nghề. Còn đối với nghề làm vườn và nghề làm ruộng những năm gần đây, sản lượng hoa trái xuất khẩu sang nước ngoài và sản lượng lúa gạo trong nước tăng nhanh với số lượng lớn đã khiến ta ghi nhận sự đóng góp của hai ngành này trong sự phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Qua câu tục ngữ, bài học lớn nhất mà ta nhận được đó là cần biết, hiểu, nắm vững kiến thức về tự nhiên quê hương mình để khai thác hợp lí trong kinh tế, góp phần đưa đất nước ngày một đi lên.

Bình luận (0)
Vũ Trọng Phú
17 tháng 5 2018 lúc 19:27

Hướng làm bài tập làm văn dẫn giải thích câu tục ngữ nhất canh trì nhị canh viên tam canh điền hay nhất. Cha ông ta từ xưa đã đúc kết nên rất nhiều những câu thành ngữ tục ngữ bằng vốn sống và kinh nghiệm từng trải của mình để thế hệ sau nhìn vào đó mà noi gương. Những câu tục ngữ thành ngữ ấy tuy không phải chứng minh bằng khoa học hiện đại nhưng vẫn đúng đắn từ xưa đến nay và có giá trị như những kho báu linh hồn của dân tộc, mà trong đó có câu tục ngữ: “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền”. Đây là một câu tục ngữ rất quen thuộc nhưng không hẳn là tất cả mọi người đều có thể hiểu hết ý nghĩa mà cha ông muốn gửi gắm vào nó. Trong chương trình ngữ văn lớp 7, chúng ta sẽ bắt gặp đề bài giải thích câu tục ngữ “nhất canh trì nhị canh viên tam canh điền”. Dưới đây là dàn ý và bài làm cụ thể cho đề bài này mang tính chất tham khảo. Để làm bài này, chúng ta sẽ giới thiệu câu tục ngữ, giải thích những từ hán việt trong câu, giải thích cơ sở của những khẳng định và rút ra bài học áp dụng.

Bình luận (0)
Kotarou Tora
17 tháng 5 2018 lúc 19:28

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích đã cho thấy óc quan sát và những chiêm nghiệm sâu sắc của cha ông về thứ tự vai trò các nghề nghiệp đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. “Trì” là ao, canh trì nghĩa là đào ao thả cá, “viên” là vườn, canh viên là nghề làm vườn, canh điền nghĩa là làm ruộng. Như vậy trong tương quan sắp xếp và từ kinh nghiệm làm nông của cha ông, họ thấy rằng trong các nghề nghiệp thì nghề nuôi tôm cá mang lại nguồn lợi nhanh và nhiều nhất. Thứ đến là nghề làm vườn, nghề trồng cây ăn quả, trồng rau màu, trồng hoa cảnh cũng là 1 nghề đem lại nguồn lợi nhuận khá cao. Sau cùng là nghề làm ruộng, nghề ổn định, lâu bền và có ý nghĩa lâu dài.

Bình luận (0)
nguyễn tiến thành
Xem chi tiết
minh nguyet
6 tháng 2 2022 lúc 20:31

1: a, b, e, f

2: c, d, g, h, i

Bình luận (0)
nguyễn tiến thành
Xem chi tiết
Long Sơn
6 tháng 2 2022 lúc 18:58

a/ Một mặt người bằng mười mặt của (2)
b/ Cái răng, cái tóc là góc con  người (1)
c/ Đói cho sạch, rách cho thơm (2)
d/ Học ăn, học nói, học gói, học mở(2)
e/ Không thầy đố mày làm nên ( 2)
f/ Học thầy ko tài học bạn(2)
g/ Thường người như thể thương thân ( 2 )
h/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ( 2 )
i/  Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao ( 2 )

Bình luận (0)
TV Cuber
6 tháng 2 2022 lúc 19:03

a2 ,b1 ,c1 ,d2 ,f2 ,g2 ,i2 ,h1

Bình luận (0)
Lê Chí Bảo
Xem chi tiết
Lê Chí Bảo
13 tháng 3 2018 lúc 21:53

nhanh len

Bình luận (0)