Những câu hỏi liên quan
linh phạm
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 5 2018 lúc 2:33

a, Đối tượng thuyết minh của đề bài trên là chiếc xe đạp

b, Dàn ý

   + Phần mở bài ( từ đầu… nhờ sức người): giới thiệu vai trò của chiếc xe đạp trong cuộc sống

   + Phần thân bài (tiếp… một hoạt động thể thao) trình bày cấu tạo từng phần của xe

   + Kết bài (còn lại) khẳng định sự tầm quan trọng của xe đạp

c, Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe gồm 3 hệ thống chính:

   + Gồm hệ thống chuyển động

   + Hệ thống chuyên chở

   + Hệ thống điều khiển

- Trình bày hợp lý theo cấu tạo chiếc xe, mỗi hệ thống cũng được phân tích rõ ràng, cụ thể.

d, Phương pháp thuyết minh trong bài: nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, dùng số liệu, nêu ví dụ, phân tích.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 12 2023 lúc 22:47

- Thành lập nhóm và phân công công việc.

- Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận.

- Thống nhất thời gian, địa điểm và mục tiêu buổi thảo luận.

Bước 2: Thảo luận

- Trình bày ý kiến

- Phản hồi các ý kiến

- Thống nhất giải pháp

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 1 2017 lúc 8:07

Chọn đáp án: A

Bình luận (0)
Lê Thanh Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Quang
1 tháng 2 2016 lúc 9:20

             Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa - thời kì mà con người như bị cuốn hút vào đồng tiền, cơn vũ bão của vật chất, văn chương, chữ nghĩa gần như trở thành một trang sức tầm thường, có cũng đc mà không có cũng chẳng sao. Hiếm người nhận thức được giá trí đích thực của việc học văn. Vậy thì, để nhận ra những giá trị của văn chương, cần có những phương pháp hiệu quả để tiếp cận, để học, để có những bài văn hay, thuyết phục những con người mù quáng đó.

 

            Điều đầu tiên, chúng ta cần chọn thầy để học. Nếu được thầy cô giỏi, tâm huyết giảng dạy và hướng dẫn, chúng ta sẽ vẫn thấy văn học hấp dẫn và thú vị hơn, hiểu vấn đề sâu sắc hơn. Hiện nay, tài liệu tham khảo tràn ngập thị trường, để mua được những cuốn sách tốt, chúng ta nên nhờ thầy cô có uy tín giới thiệu. Khi đọc tài liệu tham khảo, chúng ta không nên “bê” nguyên một bài viết của người khác vào làm bài của mình. Những người cầm bút nên nhớ không bao giờ được Đạo Văn. Đọc sách tham khảo không phải chỉ để chép mà còn để xem cách thức làm bài, triển khai vấn đề ...

 

            Thứ hai, để có thể hiểu được một tác phẩm văn học, chúng ta cần khám phá tác phẩm trong các mối liên hệ. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, nhưng cũng là con đẻ của hoàn cảnh lịch sử, thời đại và là nơi ghi dấu ấn tâm hồn, tư tưởng, tài năng của và tâm huyết của nhà văn trong một thời điểm nhất định. Muốn nắm bắt tác phẩm cần phải biết tác phẩm đó gắn liền với hoàn cảnh lịch sử nào. Khi tìm hiểu văn học cũng phải đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với giai đoạn văn học, trào lưu văn học, thời kì hoặc phương pháp sáng tác... Mỗi tác phẩm văn chương thường có hai phần nổi bật là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tìm hiểu nội dung là nhằm chỉ ra tư tưởng và quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống, tìm hiểu hình thức là chỉ ra tài năng nghệ thuật của nhà văn, cũng như sự thống nhất và phù hợp của hình thức với nội dung. Nên từ hình thức tìm ra nội dung và tránh diễn xuôi tác phẩm, văn thơ. “Mọi chân lí sẽ trở nên sai lầm, nếu chúng ta cứ xét đoán nó trên cơ sở của nhưng kinh nghiệm hằng ngày” (Ph.Angghen ). Thế giới hình tượng trong tác phẩm được xây dựng nên từ các chi tiết nghệ thuật. Tìm hiểu tác phẩm phải luôn xuất phát từ chi tiết. Mỗi chi tiết trong tác phẩm là một ô cửa mở ra cả thế giới, bởi nó có khả năng sinh nở ra những ý nghĩa mới .

 

            Nói chung, về văn xuôi, chúng ta nhất định phải nắm đc diễn biến câu chuyện, cách kể và giọng điệu của nhà văn, nhân vật trung tâm và những chi tiết, sự kiện xoay quanh nhân vật trung tâm đó.

 

            Về thơ, cần phải nắm được cảm hứng chủ đạo của thơ, kết cấu cảm hứng của bài thơ, đoạn thơ, những chi tiết, hình ảnh mà nhà thơ sử dụng để bộc lộ cảm xúc.

 

           Về kịch, phải nắm được những mâu thuẫn, xung đột, các lời thoại quan trong... Từ các chi tiết nghệ thuật ấy, tìm ra tư tưởng và tình cảm mà nhà văn gửi gắm cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn.

 

            Còn làm sao để có thể viết được một bài văn hay? Văn chương không phải là chuyện cứ làm cho câu cú cầu kỳ, chữ nghĩa đến một bay bổng, uốn éo là hay. Một câu văn hay là một câu văn đơn giản, khúc chiết, rõ ràng và đủ ý. Chỉ có những lúc khi tâm hồn thăng hoa thì văn chương sẽ đạt đến một mức độ thuần túy, thanh khiết, chứ không bao giờ “bay bổng”. Muốn diễn đạt đến mức tinh tế thì phải chuẩn xác ngôn ngữ. Đơn giản nhưng chính là cái phức tạp nhất. Bằng cách nào? Đọc nhiều sách, và một cách đơn giản và thiết thực hơn là có một cuốn từ điển Tiếng Việt. Trong số chúng ta, phần lớn ai cũng có những cuốn từ điển ngoại ngữ mà không hề xuất hiện một cuốn từ điển Tiếng Việt, kể cũng nực cười. Chúng ta chỉ nên đọc chứ không nên tra. Chỉ có những người không hiểu gì về văn học và việc làm văn mới cho là văn chương lai láng, mơ mộng, càng dài càng tốt, muốn viết thế nào thì tùy .

 

            Văn học là một môn khoa học nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy, cần kết hợp tăng cường chất văn vừa tăng cường chính xác trong bài văn, nhất là tỏng việc trích dẫn kiến thức và dẫn chứng. Từ xưa, cụ Tú Xương đã dạy “ Văn chương nào phải đơn thuốc / Chớ có khuyên xằng, chết bỏ bu.”

 

            Khi viết văn, cần tuân thủ các nguyên tắc. Để đạt điểm cao, bài văn phải được trình bày sáng sủa, sạch đẹp. Vì vậy, trong quá trình triển khai ý làm bài, các em nên trình bày mỗi ý thành một đoạn văn, được phân biệt với dấu chấm xuống dòng. Cách trình bày như thế vừa giúp bài văn sạch đẹp hơn, gây thiện cảm đới với thầy cô giáo, các ý trong bài nổi bật hơn, thầy cô không thể bỏ sót ý, nên bài văn có lợi hơn về điểm số.

 

            Diễn đạt là quá trình vô cùng quan trọng, sánh ngang với việt tìm ý cho bài văn. Không có ý, thì ko có gì để viết, nhưng có ý đầy trong đầu, mà không biết cách nói ra, thì ý dù hay, dù sâu sắc đến đâu cũng trở thành vô nghĩa. Cũng cần tránh trình trạng diễn đạt mập mờ, dễ gây hiểu nhầm cho người đoc. Vì vậy, chúng ta cần rèn luyện cho mình một cách diễn đạt đúng, nghĩa là nói và viết đúng ngữ pháp. Nếu chưa giỏi diễn đạt, hãy viết các câu văn ngắn, ít thành phần câu, tránh cầu kì, rườm rà và dễ bị mắc lõi ngữ pháp. Và sau đó, khi đã tiến bộ, cần sử dụng linh hoạt các kiểu câu, linh hoạt các hình ảnh, các phép tu từ, chuyển nghĩa để lời văn có cảm xúc và chất văn

 

            Giống như quá tình tư duy, quá trình nhận thức của con người, khi học và làm văn, cũng cần qua ba bước là “HIỂU – NHỚ - VẬN DỤNG”. Muốn nhớ được kiến thức thì trước hết phải hiểu nó. Muốn hiểu thì phải chịu khó tìm tòi, suy nghĩ. Học văn không phải là cắm đầu ghi cho đầy vở, mà là phải hiểu, nhớ và ghi lại các ý hay, quan trọng. Gặp những vấn đề chưa hiểu, chúng ta cứ mạnh dạn hỏi, chắc chắn không thầy cô giáo nào từ chối. Kiến thức càng sắp xếp khoa học, chặt chẽ, rành mạch bao nhiêu thì càng dễ nhớ bấy nhiêu. Để tránh học vẹt, khi học văn, chúng ta không nên cầm sách học thuộc lòng, mà nên học theo phương pháp tái hiện

           

          Sau giờ học trên lớp, hãy dành thời gian tĩnh tâm (khoảng 20- 30 phút) để nhớ lại kiến thức vừa học. Việc hệ thống kiến thức theo các bảng, theo mô hình nhánh cây... và việc liên hệ giữa văn học và cuộc sống cũng giúp chúng ta nhớ kiến thức lâu và sâu sắc.

 

          Sau khi đã hiểu và nhớ, cần vận dụng lại bằng cách làm bài tập,.. Để dễ nhớ dẫn chứng và học văn đạt kết quả tốt, cần đọc tác phẩm. Ta nên đọc tác phẩm trước khi được học trên lớp, khi chưa hề nghe giảng. Điều này rất quan trọng, bởi những ấn tượng bạn đầu của các em khi tiếp xúc với tác phẩm sẽ được nhớ lâu và giúp định hướng tác phẩm.

 

          Nhìn chung, để học văn đạt hịêu quả, chúng ta phải học văn bằng chính trái tim và cái đầu của mình, tự tìm một con đường riêng cho mình . Maxim Gorky đã từng nói “văn học là nhân học”. Đến với văn học, chúng ta sẽ tự mình đến với những cung bậc và cảm xúc khác nhau của đời thường. Đến với văn học, chúng ta sẽ nhìn đời sâu sắc hơn cũng như khám phá thêm nhiều điều bổ ích lí thú của cuộc sống. Vậy thì, chúng ta hãy học vằn một cách khoa học ngay từ hôm nay để có những kiến thức vững chắc và những bài văn hay. 

Bình luận (0)
Hoàng Ngọc Tuyết Nhung
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Trung
16 tháng 12 2017 lúc 14:13

Trong cuộc đời của mỗi người, hẳn ai cũng từng biết qua một vài quyển sách, càng bổ ích hơn khi được đọc hoặc nghiên cứu về chúng. Hôm nay, tui xin giới thiệu với các bạn quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một mà tôi đang được học ở trường. Đây là một quyển sách chứa đựng thật nhiều kiến thức vế các phần như: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tôi sẽ trình bày đôi nét vế quyển sách này để các bạn biết rõ hơn vế nó.

Quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và đào tạo, được tái bản lần thứ năm. Để có được một quyển sách với nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu. Nào là phải chọn lọc rồi biên soạn lại, trình bày bìa và minh họa, chọn size chữ, chọn bản in,…Nhân đây, tui xin nhắc đến một số người đã góp công trong việc phát hành quyển sách này. Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục và đào tạo. Vế phần nội dung do Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), Nguyễn Hoành Khung (Chủ biên phần Văn), Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt), Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn), Lê A, Diệp Quang Ban, Hồng Dân,... Chịu trách nhiệm xuất bản do chủ tịch HĐQT kiêm tổng Tổng Giám đốc Ngô Trần Ái và phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nguyển Quý Thao. Biên tập lần đầu Kim Chung, Ngọc Khanh, Hiền Trang. Biên tập tái bản Phạm Kim Chung. Trình bày bìa và minh họa là Trần Tiểu Lâm. Nguyễn Thanh Thúy chịu trách nhiệm biên tập kĩ thuật. Sửa bản in do Phòng sửa bản in (NXB Giáo dục). Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục. Sách có mã số 2H811T9 và số đăng ký KHXB: 01-2009/CXB/219 – 1718/GD, được in 70 000 cuốn tại Công ty TNHH MTV XSKT & Dịch vụ In Đà Nẵng. In xong nộp lưu chiểu tháng 02 năm 2009.

Cầm quyển sách trên tay, ta sẽ dễ dàng đọc được dòng chữ “Ngữ Văn 8 – Tập một” in thật to ở bìa sách. Bìa thuộc dạng bìa cứng , có bề mặt nhẵn, được trang trí với màu cam thật đẹp mắt, trên cùng, ở gốc trái có in dòng chữ màu đen: “Bộ Giáo dục và đào tạo” khoảng 2-3 milimet. Bên dưới dòng chữ ấy là tên sách:”Ngữ Văn” được tô màu xanh dương làm nổi bật trên nền bìa cam có phông chữ khoảng 28 – 30 milimet cùng với số “8” màu trắng có size từ 30 – 35 milimet được in thật to bên dưới, phía bên phải và bên trái số “8” ấy có đế hang chữ “Tập một”. Thân bìa được trang trí thêm hoa, lá vàng, xanh để tăng thêm phần sinh động. Phía dưới cùng là hang chữ “Nhà xuất bản Giáo dục” với bản hiệu logo màu đỏ. Bìa sách cuối có nền màu trắng, hai bên trái, phải ở trên cùng lần lượt in hình “Huân chương Hồ Chí Minh và Vương miệng kim cương chất lượng quốc tế. Bên dưới là tên các loại sách thuộc các môn học khác nằm trong chương trình lớp 8 được in với màu đen đặc sắc trên một khung nền màu xanh như: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục công dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai),..., Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8...)Dưới cùng, nằm bên gốc phải là tem đảm bảo và giá là 7 200 đồng. Kế bên là các mã vạch màu đen dung để phân biệt. Sách gồm 176 trang không tính bìa, được in theo khổ giấy là 17 x 24 cm. Bên trong sách được in với loại giấy thường gồm phần nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa mang tính logic.

Chúng ta đã được rèn luyện, củng cố nâng cao một số kĩ năng trong quá trình tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, lien kết đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 sẽ được nâng cấp trên một vài phương diện. Sự kết hợp phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận mà chúng ta đã được học qua với phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm sẽ tạo nhiều điều kiện để ta đọc – hiểu văn bản làm cơ sở để đi vào nghiên cứu phương thức biểu đạt thuyết minh. Đây là kiểu văn bản lần đầu được dạy trong nhà trường ở Việt Nam, tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống.

Chúng ta cũng đã được biết qua các tác phẩm văn học hết sức nổi tiếng được thể hiện dưới hình thức truyện hoặc thơ của các nhà văn lỗi lạc trong và ngoài nước. Điển hình là một số tác phẩm văn học nổi tiếng như: Tôi đi học của Thanh Tịnh, Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao, Cô bé bán diêm (trích) của An-đéc-xen, Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê) của Xét-van-tét, Chiếc lá cuối cùng (trích) của O Hen-ri, Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên) của Ai-ma-tốp, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (trích Ngục Trung Thư) của Phan Bội Châu, Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh,…Tôi xin giới thiệu đôi nét vế một tác phẩm văn học Việt Nam mà tôi cho là hay nhất trong suốt quá trình học đó là tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Với ngòi bút hiện thực, sinh động của ông, đoạn trích đã tố cáo, vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời, đã đẩy họ vào con đường cùng với tình cảnh quá cơ cực khiến họ phải liều mạng chống lại. Và chị Dậu là một hình ảnh tiêu biểu. Truyện còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Bên cạnh các tác phẩm văn học Việt Nam nổi tiếng còn có những tác phẩm văn học nước ngoài với lời văn hết sức tinh tế và độc đáo. Tiêu biểu như đoạn trích “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Truyện kể về một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh của một em bé bán diêm. Ngay từ nhỏ em đã phải sống trong sự thiếu vắng tình thương của mẹ cùng với sự lạnh lung, ghẻ độc của cha. Năm mộng tưởng cao đẹp đã cùng em và bà về nơi Thượng Đế. Qua lời văn của tác giả, ta thấy truyện còn tố cáo xă hội đã bất nhân, lạnh lung, đối xử tàn tệ với trẻ em của xã hội tư bản và lòng thương cảm sâu sắc của tác giả đối với một em bé bất hạnh mà An-đéc-xen muốn truyền đạt cho chúng ta.
Nhưng chưa hết đâu, ở phần Tiếng Việt chúng ta sẽ được mở mang thêm nhiều kiến thức với nhưng bài học vô cùng bổ ích như: Cấp độ khái quát của từ ngữ, Trường từ vựng, Từ tượng hình – Từ tượng thanh, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, Trợ từ - Thán từ, Tình thái từ, Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt), Nói quá, Nói giảm – Noi tránh, Câu ghép, Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Ôn luyện về dấu câu,…Ở bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ giúp ta hiểu rõ hơn vế ý nghĩa, đặc tính của các từ, rèn luyện cho ta cách chọn lọc và sử dụng từ ngữ thật chuẩn xác. Tiếp đến là bài Trường từ vựng, ý nghĩa công dụng của nó gần giống như bai trên nhưng nó chứa đựng một hàm ý sâu xa hơn và đòi hỏi kĩ năng sử dụng các tính chất của trường từ vựng cao hơn. Khi đã thực vững vàng thì ta sẽ được học tiếp bài Từ tượng hình – Từ tượng thanh, giúp ta phân biệt rõ rang từ nào là chỉ âm thanh, từ nào là chỉ hình ảnh, trao dồi cho ta nhiều vốn liếng vế từ ngữ hay rối từ đó có thể thành lập được những câu văn hay để đưa vào bài viết. Càng thú vị hơn khi ta được học bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, nó giúp ta biết thêm về một số ngôn từ ở nhiều địa phương khác nhau trên đất nước và vài biệt ngữ nghe vô cùng lạ tai thường được sử dụng trong một số tấng lớp xã hội nhất định.Hãy nhớ nhé, tôi xin khẽ nhỏ với các bạn một kinh nghiệm của tui từ khi tiếp xúc và làm quen với quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một này là: “Những kiến thức đã học ở phần Tiếng Việt sẽ là chiếc cầu nối đưa ta cập bến và đi tới sự thành công ở phần Tập làm văn.” Vì ở phần Tiếng Việt nó sẽ giúp ta nắm vựng ngữ pháp vế dấu câu, cách chọn lọc, sử dụng từ ngữ từ đó có thể “đúc kết” ra những bài văn hay, sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Đừng nên bao giờ nghĩ rằng chỉ cần học phần Tiếng Việt còn Tập làm văn thi không. Tôi xin mách rằng: ai mà có tư tưởng ấy thì hãy xóa bỏ thật nhanh nó đi nếu như không muốn mất đi tư chất của một học sinh học Văn. Vì ở phần Tập làm văn chúng ta sẽ được học một số bài cũng không kém phần quan trọng như: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, Bố cục của văn bản, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Liên kết các đoạn văn trong văn bản, Luyện tập tóm tắt văn tự sự, Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Tìm hiểu chung về văn thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh, Chương trình địa phương(phần Văn), Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng,…Tôi xin sơ lược về một số bài và công dụng của nó. Ở các bài: Bố cục của văn bản, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Liên kết các đoạn văn trong văn bản nhằm giúp ta hiểu thật rành rẽ hơn về kết cấu, cấu tạo của đoạn văn, bài văn và cách sử dụng phương tiện lien kết để có sự mạch lạc, rõ rang giữa các đoạn văn. Còn trong ba bài: Tìm hiểu về văn thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh được sắp xếp trong chương trình giảng dạy theo độ khó tăng dần, nhằm thúc đẩy ta làm quen và thích nghi nhanh với phương thức biểu đạt mới, luyện tập cho ta có thể mạnh dạng và chủ động hơn trong mọi đề văn thuyết minh dưới hình thức nói hoặc viết.
Như vậy, qua đó ta cũng đã thấy được vô ngàn kiến thức bổ ích cấn phải tìm hiểu sâu hơn trong quyên sách Ngữ Văn 8 – tập một này. Nó giúp ta tiếp cận vói những tác phẩm văn học nổi tiếng được truyền qua nhiều thế hệ từ đó mới thấy được chân giá trị của nghệ thuật, đối với người học văn, nó còn làm cho tâm hồn ta bay bổng, thanh thản, nhẹ nhàng hơn để giảm bớt đi những áp lực nặng nề của cuộc sống. Hơn nữa, sách còn mang ý nghĩa giáo dục to lớn, toi luyện cho ta nhiều kiến thức trong việc giao tiếp hàng ngày dù là thể hiện dưới mọi hình thức. “Có đam mê đọc sách mới thấy được những giá trị tiềm tàng của sách”
Tôi luôn mong rằng sách sẽ đồng hành với mình thật lâu dài nên tôi đã tự đạt cho mình một châm ngôn:”Một trang sách hay, muôn ngàn kien thức”.Nếu mất đi một trang sách thi tôi sẽ mất đi biết bao nhiêu là tri thức nên bản thân tôi tự nhủ phải làm mọi cách để cho sách có thể nguyên vẹn trong suốt thời gian ở bên tôi. Đừng nên nghĩ đến việc sang lớp 9 là sẽ vứt cuốn sách Ngữ Văn 8 –Tập một này đi nhé! Như thế sẽ không tốt chút nào, dù nó là vật vô tri nhưng cũng đã gắn bó với mình suốt một năm học qua, với lại kiến thức cũ ở lớp 8 sẽ còn gặp lại ở lớp 9, nếu có những khuất mắt thì chúng ta có thể lật lại từng trang sách xưa để ôn luyện. Vì vậy, dù không còn học quyển sách Ngữ Văn 8 – tập một thì vẫn nên để nó gọn gang, vuông vắn vào kệ sách, khi cần thiết có thể xem lại bất cứ lúc nào.
với tôi, sách là người bạn thân thiết, mãi đồng hành cùng tôi trên ghế nhà trường. Và tôi luôn nâng niu, trân trọng từng trang sách, từng bài học, từng lời văn,…vì tôi biết sách luôn kề vai sát cánh bên tôi, bồng bế tôi qua nhưng nẽo đường khúc khuỷa để tiến về đỉnh vinh quang của học vấn.
“Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ” Thật vậy, câu nói này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và nó vẫn còn mang ý nghĩa tồn tại trong mọi thời đại. Ngọn đèn tri thức chính là sách và ngọn đèn ấy chẳng bao giờ bị dập tắt cho dù nó có đứng trước những thay đổi thất thường của thời tiết.

Ôi ! Quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một chứa đựng biết bao nhiêu là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Sách như ngọn đèn sáng soi bước đường tôi đi và sách cũng như chiếc chìa khóa vạn năng mở toan các cánh cửa trên con đường học vấn tôi đang lê bước và một sự đóng góp lớn lao trong việc “Trăm năm trồng người”. Đó chính là công sức to lớn của những thầy, cô giáo luôn tận tụy, hết mình vì học sinh, luôn tìm tòi nhưng cách giảng thật hay, thật dễ hiểu để học sinh chúng tôi có thể tiếp thu dễ dàng những kiến thức bổ ích mà thấy, cô đang truyền đạt. Như vậy, sách cũng như những người thầy, người cô láy đò đưa chúng tôi sang sông cặp bến của tương lai tươi sáng.

Bình luận (0)
Phúc
27 tháng 12 2017 lúc 21:13

ong cuộc đời của mỗi người, hẳn ai cũng từng biết qua một vài quyển sách, càng bổ ích hơn khi được đọc hoặc nghiên cứu về chúng. Hôm nay, tui xin giới thiệu với các bạn quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một mà tôi đang được học ở trường. Đây là một quyển sách chứa đựng thật nhiều kiến thức vế các phần như: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tôi sẽ trình bày đôi nét vế quyển sách này để các bạn biết rõ hơn vế nó.

Quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và đào tạo, được tái bản lần thứ năm. Để có được một quyển sách với nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu. Nào là phải chọn lọc rồi biên soạn lại, trình bày bìa và minh họa, chọn size chữ, chọn bản in,…Nhân đây, tui xin nhắc đến một số người đã góp công trong việc phát hành quyển sách này. Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục và đào tạo. Vế phần nội dung do Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), Nguyễn Hoành Khung (Chủ biên phần Văn), Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt), Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn), Lê A, Diệp Quang Ban, Hồng Dân,... Chịu trách nhiệm xuất bản do chủ tịch HĐQT kiêm tổng Tổng Giám đốc Ngô Trần Ái và phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nguyển Quý Thao. Biên tập lần đầu Kim Chung, Ngọc Khanh, Hiền Trang. Biên tập tái bản Phạm Kim Chung. Trình bày bìa và minh họa là Trần Tiểu Lâm. Nguyễn Thanh Thúy chịu trách nhiệm biên tập kĩ thuật. Sửa bản in do Phòng sửa bản in (NXB Giáo dục). Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục. Sách có mã số 2H811T9 và số đăng ký KHXB: 01-2009/CXB/219 – 1718/GD, được in 70 000 cuốn tại Công ty TNHH MTV XSKT & Dịch vụ In Đà Nẵng. In xong nộp lưu chiểu tháng 02 năm 2009.

Cầm quyển sách trên tay, ta sẽ dễ dàng đọc được dòng chữ “Ngữ Văn 8 – Tập một” in thật to ở bìa sách. Bìa thuộc dạng bìa cứng , có bề mặt nhẵn, được trang trí với màu cam thật đẹp mắt, trên cùng, ở gốc trái có in dòng chữ màu đen: “Bộ Giáo dục và đào tạo” khoảng 2-3 milimet. Bên dưới dòng chữ ấy là tên sách:”Ngữ Văn” được tô màu xanh dương làm nổi bật trên nền bìa cam có phông chữ khoảng 28 – 30 milimet cùng với số “8” màu trắng có size từ 30 – 35 milimet được in thật to bên dưới, phía bên phải và bên trái số “8” ấy có đế hang chữ “Tập một”. Thân bìa được trang trí thêm hoa, lá vàng, xanh để tăng thêm phần sinh động. Phía dưới cùng là hang chữ “Nhà xuất bản Giáo dục” với bản hiệu logo màu đỏ. Bìa sách cuối có nền màu trắng, hai bên trái, phải ở trên cùng lần lượt in hình “Huân chương Hồ Chí Minh và Vương miệng kim cương chất lượng quốc tế. Bên dưới là tên các loại sách thuộc các môn học khác nằm trong chương trình lớp 8 được in với màu đen đặc sắc trên một khung nền màu xanh như: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục công dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai),..., Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8...)Dưới cùng, nằm bên gốc phải là tem đảm bảo và giá là 7 200 đồng. Kế bên là các mã vạch màu đen dung để phân biệt. Sách gồm 176 trang không tính bìa, được in theo khổ giấy là 17 x 24 cm. Bên trong sách được in với loại giấy thường gồm phần nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa mang tính logic.

Chúng ta đã được rèn luyện, củng cố nâng cao một số kĩ năng trong quá trình tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, lien kết đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 sẽ được nâng cấp trên một vài phương diện. Sự kết hợp phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận mà chúng ta đã được học qua với phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm sẽ tạo nhiều điều kiện để ta đọc – hiểu văn bản làm cơ sở để đi vào nghiên cứu phương thức biểu đạt thuyết minh. Đây là kiểu văn bản lần đầu được dạy trong nhà trường ở Việt Nam, tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống.

Chúng ta cũng đã được biết qua các tác phẩm văn học hết sức nổi tiếng được thể hiện dưới hình thức truyện hoặc thơ của các nhà văn lỗi lạc trong và ngoài nước. Điển hình là một số tác phẩm văn học nổi tiếng như: Tôi đi học của Thanh Tịnh, Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao, Cô bé bán diêm (trích) của An-đéc-xen, Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê) của Xét-van-tét, Chiếc lá cuối cùng (trích) của O Hen-ri, Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên) của Ai-ma-tốp, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (trích Ngục Trung Thư) của Phan Bội Châu, Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh,…Tôi xin giới thiệu đôi nét vế một tác phẩm văn học Việt Nam mà tôi cho là hay nhất trong suốt quá trình học đó là tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Với ngòi bút hiện thực, sinh động của ông, đoạn trích đã tố cáo, vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời, đã đẩy họ vào con đường cùng với tình cảnh quá cơ cực khiến họ phải liều mạng chống lại. Và chị Dậu là một hình ảnh tiêu biểu. Truyện còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Bên cạnh các tác phẩm văn học Việt Nam nổi tiếng còn có những tác phẩm văn học nước ngoài với lời văn hết sức tinh tế và độc đáo. Tiêu biểu như đoạn trích “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Truyện kể về một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh của một em bé bán diêm. Ngay từ nhỏ em đã phải sống trong sự thiếu vắng tình thương của mẹ cùng với sự lạnh lung, ghẻ độc của cha. Năm mộng tưởng cao đẹp đã cùng em và bà về nơi Thượng Đế. Qua lời văn của tác giả, ta thấy truyện còn tố cáo xă hội đã bất nhân, lạnh lung, đối xử tàn tệ với trẻ em của xã hội tư bản và lòng thương cảm sâu sắc của tác giả đối với một em bé bất hạnh mà An-đéc-xen muốn truyền đạt cho chúng ta.
Nhưng chưa hết đâu, ở phần Tiếng Việt chúng ta sẽ được mở mang thêm nhiều kiến thức với nhưng bài học vô cùng bổ ích như: Cấp độ khái quát của từ ngữ, Trường từ vựng, Từ tượng hình – Từ tượng thanh, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, Trợ từ - Thán từ, Tình thái từ, Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt), Nói quá, Nói giảm – Noi tránh, Câu ghép, Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Ôn luyện về dấu câu,…Ở bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ giúp ta hiểu rõ hơn vế ý nghĩa, đặc tính của các từ, rèn luyện cho ta cách chọn lọc và sử dụng từ ngữ thật chuẩn xác. Tiếp đến là bài Trường từ vựng, ý nghĩa công dụng của nó gần giống như bai trên nhưng nó chứa đựng một hàm ý sâu xa hơn và đòi hỏi kĩ năng sử dụng các tính chất của trường từ vựng cao hơn. Khi đã thực vững vàng thì ta sẽ được học tiếp bài Từ tượng hình – Từ tượng thanh, giúp ta phân biệt rõ rang từ nào là chỉ âm thanh, từ nào là chỉ hình ảnh, trao dồi cho ta nhiều vốn liếng vế từ ngữ hay rối từ đó có thể thành lập được những câu văn hay để đưa vào bài viết. Càng thú vị hơn khi ta được học bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, nó giúp ta biết thêm về một số ngôn từ ở nhiều địa phương khác nhau trên đất nước và vài biệt ngữ nghe vô cùng lạ tai thường được sử dụng trong một số tấng lớp xã hội nhất định.Hãy nhớ nhé, tôi xin khẽ nhỏ với các bạn một kinh nghiệm của tui từ khi tiếp xúc và làm quen với quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một này là: “Những kiến thức đã học ở phần Tiếng Việt sẽ là chiếc cầu nối đưa ta cập bến và đi tới sự thành công ở phần Tập làm văn.” Vì ở phần Tiếng Việt nó sẽ giúp ta nắm vựng ngữ pháp vế dấu câu, cách chọn lọc, sử dụng từ ngữ từ đó có thể “đúc kết” ra những bài văn hay, sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Đừng nên bao giờ nghĩ rằng chỉ cần học phần Tiếng Việt còn Tập làm văn thi không. Tôi xin mách rằng: ai mà có tư tưởng ấy thì hãy xóa bỏ thật nhanh nó đi nếu như không muốn mất đi tư chất của một học sinh học Văn. Vì ở phần Tập làm văn chúng ta sẽ được học một số bài cũng không kém phần quan trọng như: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, Bố cục của văn bản, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Liên kết các đoạn văn trong văn bản, Luyện tập tóm tắt văn tự sự, Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Tìm hiểu chung về văn thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh, Chương trình địa phương(phần Văn), Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng,…Tôi xin sơ lược về một số bài và công dụng của nó. Ở các bài: Bố cục của văn bản, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Liên kết các đoạn văn trong văn bản nhằm giúp ta hiểu thật rành rẽ hơn về kết cấu, cấu tạo của đoạn văn, bài văn và cách sử dụng phương tiện lien kết để có sự mạch lạc, rõ rang giữa các đoạn văn. Còn trong ba bài: Tìm hiểu về văn thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh được sắp xếp trong chương trình giảng dạy theo độ khó tăng dần, nhằm thúc đẩy ta làm quen và thích nghi nhanh với phương thức biểu đạt mới, luyện tập cho ta có thể mạnh dạng và chủ động hơn trong mọi đề văn thuyết minh dưới hình thức nói hoặc viết.
Như vậy, qua đó ta cũng đã thấy được vô ngàn kiến thức bổ ích cấn phải tìm hiểu sâu hơn trong quyên sách Ngữ Văn 8 – tập một này. Nó giúp ta tiếp cận vói những tác phẩm văn học nổi tiếng được truyền qua nhiều thế hệ từ đó mới thấy được chân giá trị của nghệ thuật, đối với người học văn, nó còn làm cho tâm hồn ta bay bổng, thanh thản, nhẹ nhàng hơn để giảm bớt đi những áp lực nặng nề của cuộc sống. Hơn nữa, sách còn mang ý nghĩa giáo dục to lớn, toi luyện cho ta nhiều kiến thức trong việc giao tiếp hàng ngày dù là thể hiện dưới mọi hình thức. “Có đam mê đọc sách mới thấy được những giá trị tiềm tàng của sách”
Tôi luôn mong rằng sách sẽ đồng hành với mình thật lâu dài nên tôi đã tự đạt cho mình một châm ngôn:”Một trang sách hay, muôn ngàn kien thức”.Nếu mất đi một trang sách thi tôi sẽ mất đi biết bao nhiêu là tri thức nên bản thân tôi tự nhủ phải làm mọi cách để cho sách có thể nguyên vẹn trong suốt thời gian ở bên tôi. Đừng nên nghĩ đến việc sang lớp 9 là sẽ vứt cuốn sách Ngữ Văn 8 –Tập một này đi nhé! Như thế sẽ không tốt chút nào, dù nó là vật vô tri nhưng cũng đã gắn bó với mình suốt một năm học qua, với lại kiến thức cũ ở lớp 8 sẽ còn gặp lại ở lớp 9, nếu có những khuất mắt thì chúng ta có thể lật lại từng trang sách xưa để ôn luyện. Vì vậy, dù không còn học quyển sách Ngữ Văn 8 – tập một thì vẫn nên để nó gọn gang, vuông vắn vào kệ sách, khi cần thiết có thể xem lại bất cứ lúc nào.
với tôi, sách là người bạn thân thiết, mãi đồng hành cùng tôi trên ghế nhà trường. Và tôi luôn nâng niu, trân trọng từng trang sách, từng bài học, từng lời văn,…vì tôi biết sách luôn kề vai sát cánh bên tôi, bồng bế tôi qua nhưng nẽo đường khúc khuỷa để tiến về đỉnh vinh quang của học vấn.
“Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ” Thật vậy, câu nói này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và nó vẫn còn mang ý nghĩa tồn tại trong mọi thời đại. Ngọn đèn tri thức chính là sách và ngọn đèn ấy chẳng bao giờ bị dập tắt cho dù nó có đứng trước những thay đổi thất thường của thời tiết.

Ôi ! Quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một chứa đựng biết bao nhiêu là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Sách như ngọn đèn sáng soi bước đường tôi đi và sách cũng như chiếc chìa khóa vạn năng mở toan các cánh cửa trên con đường học vấn tôi đang lê bước và một sự đóng góp lớn lao trong việc “Trăm năm trồng người”. Đó chính là công sức to lớn của những thầy, cô giáo luôn tận tụy, hết mình vì học sinh, luôn tìm tòi nhưng cách giảng thật hay, thật dễ hiểu để học sinh chúng tôi có thể tiếp thu dễ dàng những kiến thức bổ ích mà thấy, cô đang truyền đạt. Như vậy, sách cũng như những người thầy, người cô láy đò đưa chúng tôi sang sông cặp bến của tương lai tươi sáng.

Bình luận (0)
trịnh minh anh
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
24 tháng 3 2022 lúc 20:04

a, Mở bài : 

-  Giới thiệu chung về món ăn, vật cần làm.

b, Thân bài :

- Giới thiệu về các nguyên liệu để làm nên vật, món ăn,..

- Giới thiệu về cách làm

- Sau khi hoàn thành thì trình bày thành phẩm của mình .

c, Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của em về vật đó.

- Nêu giá trị của vật đó.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 8 2017 lúc 9:19

Muốn làm một văn bản thuyết minh, chúng ta cần phải:

   - Xác định rõ đối tượng cần thuyết minh

   - Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.

   - Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp

   - Tìm bố cục thích hợp

  Một số phương pháp thuyết minh sự vật thường gặp:

   - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

   - Phương pháp liệt kê.

   - Phương pháp nêu ví dụ.

   - Phương pháp dùng số liệu.

   - Phương pháp so sánh.

   - Phương pháp phân loại, phân tích.

Bình luận (0)
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
5 tháng 8 2017 lúc 17:00

Đáp án là C

Bình luận (0)