An Bùi
  Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi kế tiếp.MẸ VÀ QUẢ (Nguyễn Khoa Điềm)Những mùa quả mẹ tôi hái đượcMẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồngNhững mùa quả lặn rồi lại mọcNhư mặt trời, khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lênCòn những bí và bầu thì lớn xuốngChúng mang dáng giọt mồ hôi mặnRỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đờiBảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được háiTôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?Câu 1: Xác định chủ đề, thể thơ và nhữ...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Hải Nguyễn thị
Xem chi tiết
Quyết Thân Thị
Xem chi tiết
Trần Thị Su
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
14 tháng 4 2022 lúc 20:27

Ở khổ thơ thứ 1,tình cảm của nhân vật tôi đối với người mẹ:

Nhân vật "tôi" đã  đã thức nhận được sự vất vả của người mẹ khi hiện thân của sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. 

Câu 2

Khổ cuối:

BPTT:Ẩn dụ 

Chỉ:Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

Tác dụng:

+Làm cho hình ảnh tăng sức gợi hình,gợi cảm

+Bộc lộ cảm xúc lo lắng của người con đối với người mẹ

Khổ 2:

BPTT:So sánh

Chỉ:Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Tác dụng:Diễn ta hình ảnh sao cho sinh động,hay hơn khi mà so sánh những quả"bí" quả "bầu" biết mang những "giọt mồ hôi mặn" trên mình

Bình luận (0)
Thuỳ Duyên
Xem chi tiết
Ninh Thanh Tú Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
20 tháng 4 2020 lúc 14:46

Bptt :

* điệp ngữ ( từ ''Những mùa quả'')

từ ''Những mùa quả'' được lặp lại 2 lần làm :

+Đó là thứ “quả” mẹ vẫn chăm sóc trong khu vườn của mẹ.

+Nhấn mạnh sự trông chờ, niềm tin, hi vọng của mẹ vào những gì mà mẹ đã nhọc nhằn, lam lũ để chăm sóc. Các con chính là sự trông chờ của mẹ, thành công của các con chính là thứ “quả” mà mẹ mong chờ nhất.

* So sánh : Những mùa quả lặn rồi lại mọc như mặt trời khi như mặt trăng

-Tác dụng của phép so sánh: mọc rồi lại lặn như mặt trời, mặt trăng là quy luật của tự nhiên. Mặt trăng, mặt trời gợi lên hình ảnh của thời gian. Gợi lên thời gian tuần hoàn, gợi lên hình ảnh mẹ vẫn bao năm tần tảo sớm hôm chăm sóc cho vườn quả, cho các con mà không quản nhọc nhằn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thanh Nhàn ♫
20 tháng 4 2020 lúc 14:50
– Nghệ thuật hoán dụ: Bàn tay mẹ mỏi: chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ.Nghệ thuật ẩn dụ quả xanh non, chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con, câu hỏi tu từ: Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?Tác dụng: Tạo điểm nhấn về lòng biết ơn và sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của người con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ.

Tham Khảo

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thái Sơn
20 tháng 4 2020 lúc 14:52

★๖ۣۜMĭηʑ☆๖ۣۜŇɦạϮッт๏áɴ๖ۣۜнọςッ ơi bạn nhầm đề rồi copy trên mạng nhầm rồi bạn ơi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Anh
Xem chi tiết
nthv_.
14 tháng 9 2021 lúc 8:58

a. Biện pháp tu từ: hoán dụ: "bàn tay mẹ mỏi"

Tham khảo:

b.

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
Bài thơ là một hiện minh thuyết phục về luật nhân - quả trong cuộc sống con người - thế giới khách quan với tính biện chứng sâu sắc của nó. Hình tượng Mẹ và Quả xuyên suốt toàn bài thơ làm sáng rõ thêm cho luật nhân - quả (nhân nào thì quả ấy...) đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi chúng ta.
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Hai câu thơ mở đầu là một sự khẳng định, định hướng tính biện chứng về luật nhân - quả. Vì sao như vậy? Vì:
"Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng"
chứ không trông chờ, cậy nhờ vào tay của ai khác. Dẫu tay của ai khác có thể khoẻ, chắc (!) hơn tay mẹ nhưng phẩm chất của mẹ là tự lực cánh sinh. Là người từng trải mẹ không thiếu kinh nghiệm về sự trả giá đó. Mẹ chỉ thu hoạch được, hái được những mùa quả từ tay mẹ vun trồng mà thôi. Những mùa quả với mẹ cần thiết biết bao, không thể thiếu nó được. Và nữa, những mùa quả không phải lúc nào cũng có, thậm chí có khi "thất bát" trắng tay nhưng thường là tuần tự theo một chu kỳ nhất định, lặn rồi lại mọc – như mặt trời khi như mặt trăng. Cho nên theo mẹ không thể “Đại Lãn chờ sung" mà được, phải có thời gian vun trồng, chăm sóc và chờ đợi. Sự “vun trồng” của mẹ phụ thuộc vào mẹ, vun trồng chu đáo kỹ lưỡng ắt sẽ được quả tốt, ngược lại, thì...
Thời gian chăm sóc - chờ đợi là thời gian quả lặn. Còn khi thu hoạch (quả chín, quả đến kỳ hái được), chính là thời gian quả mọc. Hai từ "lặn" và "mọc" thật ấn tượng. Đây là một ẩn dụ đầy tính sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khi nói về luật nhân - quả trong chu kỳ trồng trọt của nhà nông.
Nhưng vấn đề không dừng lại ở quy luật trồng trọt của nhà nông. Điều chính yếu là trong bài thơ này là Nguyễn Khoa Điềm nói đến công lao dưỡng dục sinh thành của người mẹ đối với con cái. Tay mẹ như có phép thần nên "lũ chúng tôi" (là con của mẹ) cứ thế lớn lên qua sự chăm sóc nuôi dưỡng của mẹ.
"Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi".
Các câu thơ đọc lên nghe thật ấm áp, dân giã, tưởng như không có gì dân giã hơn, bởi đó là lời ăn tiếng nói hàng ngày gắn bó thân thiết của nhà nông. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn quả bí, quả bầu với đặc trưng của nó là "lớn xuống", hình dáng lại "mang dáng giọt mô hôi mặn" nhằm diễn tả nỗi khổ nhọc, vất vả của mẹ. Biết bao giọt mồ hôi mặn của mẹ đã nhỏ xuống âm thầm, lặng lẽ để “kết nên” những quả bí, quả bầu.
Điều thiết thực là, chính những quả bí, quả bầu này (có thể còn nhiều loại hoa màu khác) lại là nguồn sống nuôi dưỡng cho "lũ chúng tôi" lớn lên. Hẳn là mẹ rất vui và tin tưởng vào sự "vun trồng" của mình sẽ được đền bù xứng đáng. Không có người mẹ nào nuôi con mà kể công lao. Trái lại, con cái nhiều khi... Thế nên, dân gian mới truyền đời
"Mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi mẹ tính tháng ngày công".
Ngẫm thật chạnh lòng phải không bạn?! Chính vậy mà cha ông vẫn luôn răn dạy con trẻ rằng:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Như vậy, đủ thấy các bậc làm cha làm mẹ luôn mong muốn gì ở các con? Nguyễn Khoa Điềm đã lý giải điều đó một cách chân thành, mộc mạc và thấm thía qua khổ thơ cuối của bài. Từ chuyện quả thật do cây tạo ra đến quả - con người do dưỡng dục mà thành – là một chuyển ý bất ngờ độc đáo của nhà thơ:
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tứ của bài thơ chính là ở hai câu này. Đời của mẹ đã bao lần hái được quả nhưng điều để mẹ toại nguyện hơn cả là mong muốn các con trở thành một thứ "quả lành có ích" cho đời vì mẹ đã "thất thập cổ lai hy" rồi. Tưởng thế là đủ không cần phải nói gì thêm. Đọc tiếp hai câu cuối của bài thơ mới thấy chữ HIẾU của đứa con đặt ra vượt hẳn trên sự nghĩ bình thường của mẹ, của nhân gian:
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
Thật là tài tình. Đứa con Nguyễn Khoa Điềm nghĩ được như vậy quả là đại hiếu đối với mẹ. Đằng sau nỗi day dứt thường niên đó là một tấm lòng "cho tròn chữ hiếu mới là đạo con" của nhà thơ. Rằng, bất cứ ai đọc Mẹ và Quả, hẳn đều cảm ơn mẹ - chính mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục nên một người con tuyệt vời là tác giả của bài thơ trên.
Dẫu không phải xếp lớp "tập này tập nọ" nhưng công chúng yêu thơ đã "đọc anh" là "bắt mắt" liền.

Âm hưởng sử thi và trữ tình công dân là hai cảm hứng chủ đạo, thông qua bút pháp tả thực và điển hình hoá cao độ trên cái nền cuộc sống đầy biến động được tinh lọc qua nhãn quan sáng suốt, nên Nguyễn Khoa Điềm luôn trụ vững với thời gian, tạo một vị thế xứng đáng trong nền thơ dân tộc. Mẹ và Quả trên đây là một trong rất nhiều bài thơ hay "không thể kể hết" của nhà thơ.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 4 2019 lúc 4:43

* Phép điệp: Những mùa quả.

* Phép đối: Lũ chúng tôi lớn lên – Bí và bầu lớn xuống.

Bình luận (0)
satoshi-gekkouga
Xem chi tiết
satoshi-gekkouga
4 tháng 3 2021 lúc 20:19

Cứ 1 chỗ viết hoa là 1 câu thơ nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Thắng
4 tháng 3 2021 lúc 20:33
Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả đạn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bầu và bí thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rõ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi 🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mtamcutii
15 tháng 3 lúc 21:20

- Hai khổ thơ đầu nói đến lòng mong mỏi, đợi chờ cũng như công phu khó nhọc của người mẹ

- Từ chuyện trồng cây, tác giả tạo ra mối quan hệ với chuyện trồng người

- Tác giả tự xem mình là quả, trái người mẹ trồng. Phải cố gắng học tập trau dồi, xứng đáng với tấm lòng người mẹ hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ, kì vọng vào tương lai

- Đứa con lo sợ mẹ rời xa. Đó chính là biểu hiện cao của ý thức, trách nhiệm đền đáp công ơn nuôi nấng dạy dỗ mình.

+ “Mẹ” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, thể hiện tư tưởng của bài thơ.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 1 2019 lúc 2:39

 Đoạn văn cần đáp ứng yêu cầu cả về hình thức và nội dung. Cụ thể nêu được những ý sau:

- Vai trò to lớn của người mẹ đối với con:

+ Có công sinh thành, nuôi dưỡng chăm sóc, dạy dỗ con cái nên người.

+ Luôn bao bọc, chở che, hi sinh tất cả vì con.

- Phê phán những người mẹ sống thiếu trách nhiệm, thương con một cách mù quáng.

- Trách nhiệm làm con: Phải biết vâng lời mẹ, chăm sóc mẹ khi ốm đau, làm những điều tốt để mẹ vui lòng,…

Bình luận (0)