Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 60
Số lượng câu trả lời 10
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (1)


 

Câu 7: Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho vào nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn.

B. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại.

C. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thay rửa các lớp đáy bể lọc.

D. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt.

Câu 8: Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất khi cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc?

A. Bột đá vôi và muối ăn.                                      B. Bột than và sắt.

C. Đường và muối.                                                D. Giấm và rượu.

Câu 9: Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là:

A. Lọc

B. Chưng cất

C. Bay hơi

D. Để yên cho muối lắng xuống rồi gạn nước.

Câu 10: Một hỗn hợp gồm bột sắt và đồng, có thể tách riêng hai chất bằng cách nào sau đây?

A. Hòa tan vào nước.                         B. Lắng, lọc.

C. Dùng nam châm để hút.                 D. Tất cả đều đúng.

Câu 11: Khi đun canh riêu cua, thấy lớp riêu cua nổi lên trên, có thể hớt lớp riêu cua ra bát bằng thìa. Quá trình này sử dụng phương pháp tách chất nào?

A. Lọc.                   B. Chiết.                  C. Cô cạn.                 D. Lắng, gạn.

Câu 12: Đâu là quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống

A. Làm bay hơi muối biển, thu được muối ăn.

B. Phù sa trong nước sông lắng xuống, tách khỏi nước

C. Đãi vàng từ đất cát trong quặng vàng.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13: Quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống nào sau đây là phương pháp lọc.

A.   Tách xăng có lẫn nước.

B.   Phơi thóc mới gặt.

C.   Gỉ sắt tạo thành trên giàn mưa của nhà máy lọc nước.

D.   Phù sa bồi đắp cồn đất trên sông.

.

Câu 2: Lứa tuổi từ 11-15 tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là

A. chất béo.                              B. protein.

C. calcium.                               D. carbohydrate.

Câu 3: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

A. Thịt.                                                        B. Gạo.

C. Rau xanh.                                               D. Gạo và rau xanh.

Câu 4: Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

A. Vitamin.                                                   B. Protein (chất đạm).

C. Lipit (chất béo).                                       D. Carbohydrate (chất đường, bột).

Câu 5: Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh là:

A. 1 – 2 tuần.                    B. 2 – 4 tuần.                     C. 24 giờ.                     D. 3 – 5 ngày.

Câu 6: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm gồm:

A. Rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh.

B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng.

C. Tránh để lẫn lôn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 7: Nhiệt độ nào là an toàn trong nấu nướng, vi khuẩn bị tiêu diệt ?

A. 80oC – 100oC                   B. 100oC - 115oC                

C. 100oC - 180oC                  D. 50oC - 60oC

Câu 8: Bệnh bướu cổ là do thiếu chất khoáng gì?

A. iodine (iot).                          B. calcium (canxi).

C. zinc (kẽm).                          C. phosphorus (photpho).

Câu 9: Vitamin nào không tan được trong chất béo?

A. Vitamin A.                           B. Vitamin D

C. Vitamin E.                           D. Vitamin B

Câu 10: Vitamin tốt cho mắt là

A.Vitamin A.                           B. Vitamin D

C. Vitamin K.                          D. Vitamin B

 

BÀI 16: HỖN HỢP CÁC CHẤT

Câu 1: Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?

A. Nước khoáng.                               B. Nước biển.

C. Sodium chloride.                           D. Gỗ.

Câu 2: Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được

A. Dung dịch.                           B. Huyền phù.

C. Dung môi.                            D. Nhũ tương.

Câu 3: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào

A. Thể của chất.                                  B. Mùi vị của chất.

C. Tính chất của chất.                          D. Số chất tạo nên.

Câu 4: Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là

A. Áo sơ mi.                                         B. Bút chì.

C. Viên kim cương.                              D. Đôi giày.

Câu 5: Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?

A. Muối ăn.                                        B. Nến.

C. Khí carbon dioxide.                       D. Dầu ăn.

Câu 6: Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?

A. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đểu.                 B. Nghiền nhỏ muối ăn.

C. Đun nóng nước .                                                           D. Bỏ thêm đá lạnh vào.

Câu 7: Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan?

A. Nước mắm.                                               B. Sữa.

C. Nước chanh đường.                                 D. Nước đường.

Câu 8: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

A. Hỗn hợp nước muối.                               B. Hỗn hợp nước đường.

C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.        C. Hỗn hợp nước và rượu.

Câu 9: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là

A. Chất tinh khiết.                                        B. Dung dịch.

C. Nhũ tương.                                              D. Huyền phù.

Câu 10: Khi hòa tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước, phần còn lại làm cho nước vôi trong bị đục. Hỗn hợp này được gọi là

A. Huyền phù.                                              B. Dung dịch.

C. Nhũ tương.                                              D. Chất tan.

Câu 11: Có bốn cốc nước với nhiệt độ khác nhau. Cốc 1 đựng nước có nhiệt độ 50oC, cốc 2 đựng nước có nhiệt độ 25oC, cốc 3 đựng nước có nhiệt độ 75oC, cốc 4 đựng nước có nhiệt độ 35oC. Hỏi cho 2 thìa đường vào mỗi cốc nào thì ở cốc nào đường tan nhanh nhất?

A. Cốc 1.                   B. Cốc 2.                  C. Cốc 3.                D. Cốc 4.

Câu 12: Chất nào tan tốt nhất trong nước nóng?

A. Chất lỏng.                                                                                      B. Chất khí.

C. Chất rắn và chất khí tan tốt như nhau, chất lỏng tan kém nhất.    D. Chất rắn.

 

BÀI 17: TÁCH CHẤT KHỎI HỖN HỢP

Câu 1: Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có

A. Kích thước hạt nhỏ hơn.                                   B. Tốc độ rơi nhỏ hơn.

B. Khối lượng nhẹ hơn.                                          D. Lớp vỏ trấu dễ tróc hơn.

Câu 2: Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?

A. Chiết.                                                     B. Dùng máy li tâm.

C. Cô cạn.                                                   D. Lọc.

Câu 3: Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?

A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.

B. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.

C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.

D. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.

Câu 4: Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?

A. Dùng máy li tâm.                                                       B. Cô cạn.

C. Chiết.                                                                         D. Lọc.

Câu 5: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

A. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.

B. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.

C. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.

D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.

Câu 6: Cho hình ảnh về dụng cụ bên:

I.                  Đọc  văn bản sau và trả lời  câu hỏi:

 

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

 

     Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

     Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

      Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

 

 

Câu 1 (1,0đ). Hãy xác định phương thức biểu đạt  trong văn bản trên?

Câu 2(1,0đ).Xác định trạng ngữ, công dung của trạng ngữ trong đoạn trích  trên?

Câu 3(1,0đ).  Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh , điệp ngữ và nêu tác dụng của  biện pháp tu từ đó được sử dụng trong văn bản trên ?

Câu 4(1,0đ).Bài học, ý nghĩa của văn bản  trên? (Nội dung của văn bản).