Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 1 2018 lúc 3:42
Gợi ý

- Chỉ rõ các điệp ngữ trong đoạn là: mùa xuân, lộc, tất cả.

- Vị trí điệp ngữ: đầu câu.

- Cách điệp ngữ: cách nhau.

- Tác dụng: tạo nhịp điệu cho câu thơ, các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn trong câu thơ như nốt nhấn trong bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, tấp nập của bức tranh đất nước lao động, chiến đấu.

Bình luận (0)
Lê Khánh Quân
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 3 2022 lúc 22:35

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm văn học quý giá trong đó không thể không nhắc đến tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Bài thơ đã thể hiện hình ảnh thiên nhiên của đất nước khi vào xuân. Điều này được thể hiện rõ qua khổ thơ thứ hai và ba của bài. Mở đầu khổ thơ hai là hình ảnh của đất nước vào mùa xuân "Mùa xuân người cầm súng/ Lộc giắt đầy quanh lưng/ Mùa xuân người ra đồng/Lộc trải dài nương mạ/Tất cả như hối hả/Tất cả như xôn xao..". Nhà thơ đã thật tài tình khi đặt hai hình ảnh "người cầm súng" và "người ra đồng" ngay trong cùng một khổ thơ. Đây chắc hẳn (TP tình thái) đều là những người làm nên màu xuân của đất nước. Nếu những người cầm súng là những người bảo vệ Tổ quốc, đem lại cuộc sống yên bình, ấm no cho nhân dân thì những người ra đồng lại là những người làm ra trái ngọt, hạt gạo để nuôi những "người cầm súng". Hơn thế nữa, các hình ảnh này còn được kết hợp với "lộc giắt đầy quanh lưng" và "lộc trải dài nương mạ". Điều này vừa làm nên cái hay, cái đẹp cho câu thơ vừa nhấn mạnh những gì mà hai con người này tạo ra chính là "lộc" của đất nước. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ điệp cấu trúc "tất cả như" kết hợp với hai từ láy "hối hả" và "xôn xao" vừa tạp nhịp điệu cho câu thơ vừa thể hiện tâm trạng, cảm xúc của thi nhân. Đến khổ thơ thứ ba, tác giả đã bày tỏ niềm tự hào và niềm tin của mình vào một tương lai ngày mai tươi sáng, tốt đẹp "Đất nước bốn ngàn năm/Vất vả và gian lao/Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước"(Câu ghép). Cụm từ "bốn ngàn năm" đã thể hiện truyền thống lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc. Chưa dừng lại ở đó, với biện pháp so sánh cùng hệ thống tính từ "vất vả, gian lao" không chỉ khiến câu thơ thêm tính gợi hình, gợi cảm mà còn thể hiện những khó khăn, gian khổ mà đất nước đã và đang phải trải qua. Nhưng dù con đường ấy có chông gai như thế nào, thì đất nước ta vẫn tiến lên phía trước.

Bình luận (0)
Nguyen Tuan Anh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 5 2019 lúc 12:17

Đáp án A

Phép lặp

Bình luận (0)
Lê Ngọc Việt
2 tháng 2 lúc 19:29

C

 

Bình luận (0)
phạm kim liên
Xem chi tiết
︵✰Ah
13 tháng 2 2022 lúc 10:04

Tham Khảo

Câu 1 :

"Người cầm súng" và "người ra đồng" là hai hình ảnh biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất của đất nước ta ở thời điểm bài thơ ra đời.Hình ảnh "người cầm súng" lại đi liền với hình ảnh "lộc giắt đầy quanh lưng" đã gợi cho người đọc liên tưởng đến những vòng lá ngụy trang của người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận.Hình ảnh "người ra đồng" được sử dụng kết hợp với hình ảnh "lộc trải dài nương mạ" gợi liên tưởng đến những cánh đồng tươi tốt, xanh thẳm, màu mỡ.

Câu 2 

Nghệ thuật điệp ngữ 

Điệp từ "lộc" đã gợi lên quang cảnh mùa xuân tươi đẹp đang vươn ra những chồi lộc non và đồng thời cũng gợi lên thành quả của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 3 

Bài làm

Ta thấy vẫn vần thơ giản dị nhưng tuyệt vời, tác giả mô tả một mùa xuân Cách mạng của quê hương đất nước:

"Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng" Hai câu đầu tác giả nhấn mạnh đến mùa xuân chiến đấu, mùa xuân của "người cầm súng" với "Lộc giắt đầy quanh lưng". "Lộc" có nghĩa đen là một chồi xanh, non tơ, biểu tượng sức sống khi mùa xuân đến. Ở đây, từ "lộc" biểu hiện cho một niềm tin, một thành quả đo cách mạng đem lại, là kết quả. Người chiến sĩ với "Lộc giắt đầy quanh lưng" khi ra chiến trường với một mong muốn cao nhất là phải chiến thắng quân thù.
"Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ". Với mùa xuân của những người lao động sản xuất thì từ "lộc" tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc, tượng trưng cho sự "trúng mùa" của công việc sản xuất. Mọi người dân lao động đều mong muốn mình phải cống hiến sức lực, tài năng, để lao động xây dựng quê hương và bảo vệ Tổ quốc.

Trong khổ thơ này, "mùa xuân chiến đấu" đối xứng với "mùa xuân sản xuất", "người chiến sĩ' đối xứng với "người lao động sản xuất", tác giả đã nêu bật nhiệm vụ hàng đầu của đất nước ta lúc bấy giờ là phải vừa chiến đấu bảo vệ đất nước, vừa phải ngày đêm lao động sản xuất, xây dựng quê hương sau chiến tranh, góp phần làm cho Tổ quốc giàu mạnh. Bởi vậy, mọi người đều tự giác, tự nguyện:

"Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao" Câu thơ giản dị, điệp ngữ "tất cả như diễn tả sự thống nhất trong suy nghĩ và hành động. Từ "xôn xao" vừa gợi tả vừa gợi thanh – âm thanh nhỏ mà có chiều sâu của cuộc sống đang phát triển, đang reo vui. Lời thơ nhỏ nhẹ, chứa chất suy tư tha thiết chân thành mà vẫn sâu lắng.

Bình luận (0)
Ngọc Như
Xem chi tiết
Ngọc Như
26 tháng 2 2023 lúc 12:18

Cần gấp 

Bình luận (0)
Lưu Thị Thu Hậu
Xem chi tiết
kimtaetaekook57
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
19 tháng 3 2019 lúc 9:03

Câu chứa từ mang nghĩa chuyển là từ "lộc"

"Lộc" trong câu "Lộc giắt đầy trên lưng" không chỉ để những lá ngụy trang rừng hay những chồi non giắt trên lưng người chiến sĩ khi ra trận. Mà "lộc" còn để chỉ niềm tin niềm lạc quan của người lính vào những cuộc chiến ở phía trước.

"Lộc" trong câu "Lộc trải dài nương mạ" không chỉ để nói về những mạ cây người nông dân gieo trồng trên cánh đồng của mình mà còn để chỉ niềm lạc quan vào mùa màng bội thu, vào sự hứng khởi của người nông dân khi bắt đầu mùa vụ để có thể có mùa màng bội thu, trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến.

=> "Lộc" gắn với 2 lực lượng - chiến đấu và sản xuất => không chỉ mang nghĩa gốc mà còn mang nghĩa chuyển => ý nghĩa sâu sắc

Bình luận (0)
Xem chi tiết
๖ACE✪Hàи❄Băиɢ๖²⁴ʱ
23 tháng 3 2019 lúc 9:11

mình nghĩ là câu 4

vì từ lộc ở đây chỉ về lúa trên nương mạ

Bình luận (0)

Trả lời:Câu 4

Bình luận (0)