Viết bài văn chứng minh tính đúng đắn của câu :"đi một ngày đàng,học một sàng khôn"
(Viết thành một đoạn văn) Đề bài: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào! Hãy nêu ý kiến của riêng mình và chứng minh cho ý kiến đó.
Làm thân bài , chủ đề : nêu ý kiến của em và chứng minh câu tục ngữ “ đi 1 ngày đàng , học một sàng khôn” là đúng
viết mở bài cho bài văn nghị luận về câu " Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
Tham khảo trên internet đầy bn
Dành khoảng 5 min surf là có cả
Từ xưa, cha ông ta đã có ý thức “Đi cho biết đó biết đây” mà khuyên dạy con cháu rằng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Thực tế đó đã được cuộc sống chứng minh. Song cũng có người cho rằng: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào!Trước hết, ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. “Đi một ngày đàng” chỉ sự tiếp xúc của con người với xã hội. Khi ta đi ra ngoài ta sẽ được gặp gỡ nhiều người của xã hội, được nghe nhiều câu chuyện dở hoặc hay được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiều cách suy nghĩ về những vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó, trí hiểu biết của ta được nâng cao, mở rộng hơn, ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Không phải chỉ có sách vở mà chính thực tế cuộc sống cũng dạy cho ta nhiều điều cần thiết. Như vậy là “Đi một ngày đàng” ta đã có thêm “một sàng khôn”. Trí khôn vốn là một điều trừu tượng nhưng ở đây được cụ thể hóa, được xem như một vật có hình thể rõ ràng và có thể sắp xếp lên như một sàng ổi hoặc một sàng na. “Sàng” là dụng cụ đan bằng tre có công dụng chính là sàng gạo loại bỏ thóc. Nhưng đôi khi người ta cũng dùng sàng để dựng thức này thức nọ. Hình ảnh “sàng khôn” hàm ý chỉ một khối lượng trí khôn nhiều.Tuy nhiên, trong thực tế, ta chỉ có “một sàng khôn” khi có ý thức tìm hiểu, quan sát cuộc sông xung quanh. Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đã phải “dừng chân đứng lại” để ngắm nhìn “trời, non, nước” mới có những phát hiện tinh tế về thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi này. Nguyễn Trãi đi nhiều nơi song cũng phải quan sát, ghi chép nhiều mới có được “Dư địa chí” - cuốn sách về địa lí đầu tiên của nước ta. Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn, ông luôn có những “túi gấm” chứa đựng những thông tin mà ông ghi chép lại được từ sự quan sát cuộc sống quanh mình... Thử hỏi, cuộc sống quanh ta vô cùng sinh động, phong phú nếu không có ý thức quan sát thì sao có thể có được sàng khôn? Điều đó đã xảy ra với nhân vật anh ngốc trong truyện cổ tích “Dạy chồng”. Vợ dặn anh thấy có đám đông thì phải chạy lại mà nói “Xin chia buồn cùng tang gia”. Nghe lời vợ, anh đi đường gặp một đám cưới nhưng chẳng để ý xem nó giống và khác đám hôm trước thế nào, cứ thế chạy lại gần nói điều xui xẻo kia ra. Hậu quả là anh bị đánh một trận tơi bời. Ngày nay cũng có nhiều anh ngốc như vậy, đi nhiều nơi nhưng không biết nhìn nhận, quan sát sự việc, sự vật tường tận nên chẳng những không học được điều gì hay khôn mà lại rước về nhiều cái dại. Có người ra đường gặp bạn bè, chơi bời lêu lổng khi về mắc vào vòng nghiện ngập, trộm cắp, bệnh tật,... Họ đã không đế ý đến những tai họa mà họ có thể gặp phải. Vậy là dù có đi nhiều ngày đàng mà không có ý thức học tập thì có thể có được sàng khôn nào. Có thể xem, đó là ý nghĩa bổ sung cho ý nghĩa câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn thêm hoàn chỉnh.Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn và ý nghĩa bổ sung của nó nhắc nhở mỗi chúng ta bên cạnh ý thức giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài cần chú ý việc quan sát, học hỏi những điều hay lẽ phải đồng thời đến cả cái dở, cái xấu. Có như vậy, những buổi tham quan dã ngoại, những buổi đi chơi xa... mới thực sự có ích.
viết một bài văn đi một ngày đàng học một sàng khôn
REFER
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, em rất thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh “sàng khôn” để ẩn dụ cho một khối lượng tri thức, kinh nghiệm phong phú và dồi dào. Đó chính là thành quả, thành công đạt được sau cả con đường di chuyển. Từ đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta là để tăng vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, chúng ta cần phải bước ra thế giới ngoài kia, gặp gỡ, va chạm để biết thêm nhiều hơn những điều chỉ viết trên sách vở. Bởi chỉ có thực hành và trải nghiệm mới giúp ta tích lũy được vốn kiến thức của riêng mình.
Câu tục ngữ đã đề cập đến phương pháp học - một vấn đề vô cùng quan trọng. Kiến thức trong sách vở là rất nhiều, nhưng chỉ là lý thuyết. Chúng ta cần phải thực hành trong cuộc sống thực tiễn mới có thể hoàn thiện bản thân hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ta cũng cần phải cân bằng giữa lý thuyết và thực hành. Không nên chỉ nghiêng về một phía để tránh những kết quả tiêu cực.
Hiện nay, trong nhà trường đã rất thành công khi kết hợp nhuần nhuyễn giữa thực hành và lý thuyết, giúp học sinh phát triển toàn diện. Đó chính là phương pháp học tập mà cha ông ta vẫn luôn mong muốn và hướng đến từ xa xưa. Dù vậy, vẫn có một bộ phận học sinh quá thiên về lý thuyết, với phương pháp học tủ, học vẹt, dẫn tới kiến thức bị sáo rỗng, khiếm khuyết. Đây là một sai lầm cần phải chấn chỉnh và thay đổi ngay.
Như vậy, câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn đã giúp chúng ta hiểu thêm về tầm quan trọng của phương pháp học. Từ đó, hiểu được sự quan tâm của thế hệ cha ông ta về việc giáo dục cho con cháu.
Tham khảo:
Cuộc sống của con người luôn phải trải quá trình rèn luyện không ngừng. Bởi rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” - đây là một câu tục ngữ với lời khuyên đúng đắn dành cho con người.
Trước hết, trong vế thứ nhất, “đi” là động từ, chỉ một hành động của con người, sử dụng đôi chân để chi chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” nghĩa là đường, một sự vật được con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Như vậy, “đi một ngày đàng” có nghĩa là một ngày tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa: hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. Như vậy, sàng ở đây là lọc những thứ có giá trị. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Tóm lại câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
Cuộc sống là một hành trình, mỗi người bước đi trên hành trình đó đều sẽ học được nhiều điều bổ ích. Câu chuyện về chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng, nếu năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không có những trải nghiệm từ những công việc thực tế trong cuộc sống, ông cũng đã không thể trở thành - Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày hôm nay. Nhiều nhà văn nổi tiếng như Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương, Nguyễn Tuân… cũng cần đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều mảnh đời trong xã hội mới có thể viết được những tác phẩm chân thực, có giá trị theo năm tháng. Đặc biệt nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau của nhiều nước khác nhau trên thế giới. Quá trình ấy Bác luôn tích cực, chủ động học hỏi những thứ mình không biết, phát huy những thứ mình đã biết. Sau đó Bác chọn lọc những gì phù hợp với Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, làm cho nước nhà độc lập, thống nhất, sánh vai với các cường quốc trên thế giới… Tất cả đều là những minh chứng cho việc “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Có ai đó đã từng nói rằng: “Cái ta biết chỉ là giọt nước. Cái ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông”. Chính vì vậy nếu chịu khó khám phá, trải nghiệm nhiều thì chúng ta sẽ hoàn thiện bản thân mình hơn. Chính vì vậy, chúng ta cần tích cực trải nghiệm từ thực tế cuộc sống, không nên chỉ tìm kiếm kiến thức trên sách vở mà phải biết kiểm chứng bằng cách trải nghiệm. Đồng thời, mỗi người nên giao lưu, tương tác với những người xung quanh vì ta cũng có thể học được rất nhiều điều bổ ích từ họ. Học sinh càng cần phải tích cực tham gia các hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức được học và nâng cao hiểu biết.
Cuộc đời là những chuyến đi, bởi sau mỗi chuyến đi đó con người sẽ trưởng thành hơn. Thành công không dành cho những người ngại dấn thân, ngại khám phá. Thành công chỉ đến với những người chủ động học hỏi, tự trải nghiệm cuộc sống này.
Tham khảo:
Cuộc sống của con người luôn phải trải quá trình rèn luyện không ngừng. Bởi rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” - đây là một câu tục ngữ với lời khuyên đúng đắn dành cho con người.
Trước hết, trong vế thứ nhất, “đi” là động từ, chỉ một hành động của con người, sử dụng đôi chân để chi chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” nghĩa là đường, một sự vật được con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Như vậy, “đi một ngày đàng” có nghĩa là một ngày tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa: hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. Như vậy, sàng ở đây là lọc những thứ có giá trị. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Tóm lại câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
Cuộc sống là một hành trình, mỗi người bước đi trên hành trình đó đều sẽ học được nhiều điều bổ ích. Câu chuyện về chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng, nếu năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không có những trải nghiệm từ những công việc thực tế trong cuộc sống, ông cũng đã không thể trở thành - Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày hôm nay. Nhiều nhà văn nổi tiếng như Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương, Nguyễn Tuân… cũng cần đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều mảnh đời trong xã hội mới có thể viết được những tác phẩm chân thực, có giá trị theo năm tháng. Đặc biệt nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau của nhiều nước khác nhau trên thế giới. Quá trình ấy Bác luôn tích cực, chủ động học hỏi những thứ mình không biết, phát huy những thứ mình đã biết. Sau đó Bác chọn lọc những gì phù hợp với Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, làm cho nước nhà độc lập, thống nhất, sánh vai với các cường quốc trên thế giới… Tất cả đều là những minh chứng cho việc “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Có ai đó đã từng nói rằng: “Cái ta biết chỉ là giọt nước. Cái ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông”. Chính vì vậy nếu chịu khó khám phá, trải nghiệm nhiều thì chúng ta sẽ hoàn thiện bản thân mình hơn. Chính vì vậy, chúng ta cần tích cực trải nghiệm từ thực tế cuộc sống, không nên chỉ tìm kiếm kiến thức trên sách vở mà phải biết kiểm chứng bằng cách trải nghiệm. Đồng thời, mỗi người nên giao lưu, tương tác với những người xung quanh vì ta cũng có thể học được rất nhiều điều bổ ích từ họ. Học sinh càng cần phải tích cực tham gia các hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức được học và nâng cao hiểu biết.
Cuộc đời là những chuyến đi, bởi sau mỗi chuyến đi đó con người sẽ trưởng thành hơn. Thành công không dành cho những người ngại dấn thân, ngại khám phá. Thành công chỉ đến với những người chủ động học hỏi, tự trải nghiệm cuộc sống này.
Viết bài văn giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng,học một sàng khôn"
(KHÔNG TRA GOOGLE Ạ)
Tham khảo:
Ông cha ta từ xưa đã có có rất nhiều câu tục ngữ hay, đúc rút thành bài học sâu sắc để lại cho con cháu đời sau. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là câu tục ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu sắc, răn dạy con cháu phải đi đó đây, va chạm vào cuộc sống để tiếp thu học hỏi, nâng cao sự hiểu biết cho bản thân mình.
Để hiểu được ý nghĩa sâu sắc trong câu tục ngữ, trước tiên chúng ta cần cắt nghĩa được hình ảnh trong câu. Nhân dân ta đã sử dụng những hình ảnh rất trừu tượng nhưng lại khá cụ thể “ngày đàng”, “sàng khôn” để truyền tải thông điệp tới mọi người. “Đàng” là một cách nói của nhiều vùng miền trên cả nước, đồng nghĩa với “đường”. Người xưa thường nói khoảng cách bằng ngày đường, một ngày đường hoặc hai ngày đường để tới một địa điểm nào đó. “Sàng” là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình người nông dân. “Sàng” to gần bằng cái mâm ăn cơm, được đan bằng tre, nứa dùng để sàng lúa gạo, phục vụ trong lao động, sản xuất và đời sống hàng ngày. Ở đây, tác giả dân gian có một cách nói rất thú vị là “sàng khôn”. Thường thì trí khôn là thứ khó có thể cân, đo, đong, đếm nhưng với cách nói “sàng khôn” khiến cho người đọc người nghe dễ hình dung về số lượng. Bởi lẽ, nhân dân ta từ xa xưa chủ yếu làm nông nghiệp nên cách nói “sàng khôn” phù hợp, dễ hiểu và mang tính chất dân dã đối với mọi người. “Sàng” dùng để sàng lọc lúa gạo, ngũ cốc nên cách nói “sàng khôn” cũng ám chỉ sự chắt lọc, sàng lọc kiến thức, thu nhận kiến thức một cách có chọn lọc chứ không vơ cả. Bởi vậy, nhân dân ta mới nói “sàng khôn”, chứ không nói “rõ khôn” hay “túi khôn”. Câu tục ngữ mang ý nghĩa, con người cứ đi “một ngày đàng” thì sẽ học được cả “một sàng khôn”, còn loanh quanh mãi lũy tre làng thì không khôn lên được.
Từ việc cắt nghĩa hình ảnh trong câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, ông cha ta muốn răn dạy con cháu phải luôn không ngừng học hỏi, đi khắp đó đây, từng trải cuộc sống để nâng cao tầm hiểu biết của bản thân. Ông cha ta từ xa xưa đã nhận thức được sự rộng lớn của tri thức là mênh mông, vô bờ, nếu không chịu học hỏi sẽ tự làm mình trở nên kém hiểu biết, bởi vậy luôn đề cao sự chăm chỉ học hỏi, mở rộng kiến thức.
Câu tục ngữ làm ta nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” có con ếch cả đời chẳng đi đâu, chỉ quanh quẩn trong cái giếng nên tầm nhìn hạn chế, kém hiểu biết. Đến khi được ra khỏi cái giếng thì vẫn giữ thái độ huênh hoang, không sợ ai cả, không chịu nhìn nhận thế giới rộng lớn bên ngoài nên đã bị có trâu giẫm bẹp.
Trong xã hội phát triển hội nhập như ngày nay, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” lại càng có một ý nghĩa lớn lao hơn. Khoa học kỹ thuật, y học…trên thế giới ngày càng phát triển tiến bộ vượt bậc, công nghệ thông tin ngày càng phát triển và thay đổi không ngừng, điều đó càng cần chúng ta phải nỗ lực không ngừng, chịu khó học hỏi, đi khắp năm châu các nước tiên tiến trên thế giới để học hỏi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lao động, sản xuất. Có thế thì đất nước ta mới trở nên giàu mạnh, nhân dân mới ấm no, hạnh phúc. Nếu không chịu học hỏi, tiếp thu thì đất nước sẽ bị tụt hậu, bị bỏ lại phía sau. Trong bối cảnh này, thì câu tục ngữ cùng lời răn dạy của cha ông ta là bài học quý báu hơn bao giờ hết.
Qua câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, ông cha ta muốn răn dạy con cháu đời đời phải luôn không ngừng nỗ lực học tập, đi đó đây để nâng cao tầm hiểu biết. Đặc biệt đối với thế hệ trẻ ngày nay, mùa xuân tương lai của đất nước đang nằm trong tay tuổi trẻ, những người nhiệt huyết và hăng hái cần trau dồi tri thức để đưa đất nước phát triển và đi xa hơn nữa.
chứng minh câu " đi 1 ngày học 1 sàng khôn " em hãy chứng minh tính đúng đắn của của câu tục ngũư
mình cần gấp ạ
a. Nghĩa đen
- Đi: đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… và tham gia nhiều hoạt động trong xã hội
- Sàng khôn: nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu kiến thức mới mẻ và nhiều.
b. Nghĩa bóng
- Bên ngoài xã hội có nhiều điều cần phải học tập
- Kiến thức vô cùng phong phú nên chúng ta nên không ngừng học tập
- Luôn biết mở mang kiến thức mọi lúc mọi nơi
- Luôn biết nắm bắt, đúc kết kinh nghiệm học được
Biết được tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học
2. Bình luận về câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- Câu tục ngữ có ý nghĩa hoàn toàn đúng
- Nên đi đây, đi đó để trau dồi kiến thức, hiểu biết
- Đi càng nhiều càng tốt,nhưng phải đi đúng cách
- Hiểu biết càng nhiều thì cách xử sự luôn tốt
- Hiểu biết nhiều vấn đề thì rất tốt cho bản thân
Việc học như vậy sẽ có nhiều kinh nghiệm và giúp sức được cho xã hội
Đi một ngày đàng học một sàng khôn viết bài văn nghi luận giả thích
tk
Ông cha ta từ xưa đã có có rất nhiều câu tục ngữ hay, đúc rút thành bài học sâu sắc để lại cho con cháu đời sau. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là câu tục ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu sắc, răn dạy con cháu phải đi đó đây, va chạm vào cuộc sống để tiếp thu học hỏi, nâng cao sự hiểu biết cho bản thân mình.
Để hiểu được ý nghĩa sâu sắc trong câu tục ngữ, trước tiên chúng ta cần cắt nghĩa được hình ảnh trong câu. Nhân dân ta đã sử dụng những hình ảnh rất trừu tượng nhưng lại khá cụ thể “ngày đàng”, “sàng khôn” để truyền tải thông điệp tới mọi người. “Đàng” là một cách nói của nhiều vùng miền trên cả nước, đồng nghĩa với “đường”. Người xưa thường nói khoảng cách bằng ngày đường, một ngày đường hoặc hai ngày đường để tới một địa điểm nào đó. “Sàng” là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình người nông dân. “Sàng” to gần bằng cái mâm ăn cơm, được đan bằng tre, nứa dùng để sàng lúa gạo, phục vụ trong lao động, sản xuất và đời sống hàng ngày. Ở đây, tác giả dân gian có một cách nói rất thú vị là “sàng khôn”. Thường thì trí khôn là thứ khó có thể cân, đo, đong, đếm nhưng với cách nói “sàng khôn” khiến cho người đọc người nghe dễ hình dung về số lượng. Bởi lẽ, nhân dân ta từ xa xưa chủ yếu làm nông nghiệp nên cách nói “sàng khôn” phù hợp, dễ hiểu và mang tính chất dân dã đối với mọi người. “Sàng” dùng để sàng lọc lúa gạo, ngũ cốc nên cách nói “sàng khôn” cũng ám chỉ sự chắt lọc, sàng lọc kiến thức, thu nhận kiến thức một cách có chọn lọc chứ không vơ cả. Bởi vậy, nhân dân ta mới nói “sàng khôn”, chứ không nói “rõ khôn” hay “túi khôn”. Câu tục ngữ mang ý nghĩa, con người cứ đi “một ngày đàng” thì sẽ học được cả “một sàng khôn”, còn loanh quanh mãi lũy tre làng thì không khôn lên được.
Từ việc cắt nghĩa hình ảnh trong câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, ông cha ta muốn răn dạy con cháu phải luôn không ngừng học hỏi, đi khắp đó đây, từng trải cuộc sống để nâng cao tầm hiểu biết của bản thân. Ông cha ta từ xa xưa đã nhận thức được sự rộng lớn của tri thức là mênh mông, vô bờ, nếu không chịu học hỏi sẽ tự làm mình trở nên kém hiểu biết, bởi vậy luôn đề cao sự chăm chỉ học hỏi, mở rộng kiến thức.
Câu tục ngữ làm ta nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” có con ếch cả đời chẳng đi đâu, chỉ quanh quẩn trong cái giếng nên tầm nhìn hạn chế, kém hiểu biết. Đến khi được ra khỏi cái giếng thì vẫn giữ thái độ huênh hoang, không sợ ai cả, không chịu nhìn nhận thế giới rộng lớn bên ngoài nên đã bị có trâu giẫm bẹp.
Trong xã hội phát triển hội nhập như ngày nay, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” lại càng có một ý nghĩa lớn lao hơn. Khoa học kỹ thuật, y học…trên thế giới ngày càng phát triển tiến bộ vượt bậc, công nghệ thông tin ngày càng phát triển và thay đổi không ngừng, điều đó càng cần chúng ta phải nỗ lực không ngừng, chịu khó học hỏi, đi khắp năm châu các nước tiên tiến trên thế giới để học hỏi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lao động, sản xuất. Có thế thì đất nước ta mới trở nên giàu mạnh, nhân dân mới ấm no, hạnh phúc. Nếu không chịu học hỏi, tiếp thu thì đất nước sẽ bị tụt hậu, bị bỏ lại phía sau. Trong bối cảnh này, thì câu tục ngữ cùng lời răn dạy của cha ông ta là bài học quý báu hơn bao giờ hết.
Qua câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, ông cha ta muốn răn dạy con cháu đời đời phải luôn không ngừng nỗ lực học tập, đi đó đây để nâng cao tầm hiểu biết. Đặc biệt đối với thế hệ trẻ ngày nay, mùa xuân tương lai của đất nước đang nằm trong tay tuổi trẻ, những người nhiệt huyết và hăng hái cần trau dồi tri thức để đưa đất nước phát triển và đi xa hơn nữa.
chứng minh câu tực ngữ " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"
Kiến thức từ trước cho đến nay luôn luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Con người chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Có thể thấy được chính sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mà cha ông ta ngày trước mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để nói về việc sự tìm tòi kiến thức.
Câu tục ngữ thật đặc sắc “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” dường như đã là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Ta như cần phải biết được kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Có lẽ chính bởi vậy không ngừng tìm kiếm, mỗi chúng ta cũng không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm những điều gì. Mỗi ngày chúng ta đi “một ngày đàng” đi ra thế giới rộng lớn hơn để có thể học được những bài học hay hơn có giá trị hơn. Trên những con đường ta đi đó lại bắt gặp những điều hay, điều hay và lạ, chính những điều hay và lạ này đã giúp cho chính chúng ta như thấy được thêm kiến thức để làm hành trang bước vào cuộc sống vốn dĩ đã rất khó khăn.
Còn khi chúng ta xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng: chúng ta hãy đứng dậy để ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Qủa thực rằng chính thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, hay bạn cứ mãi mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi làm sao có thể biết được xã hội, đất nước ngoài kia như thế nào.
Câu tục ngữ trên thật súc tích và ngắn gọn, dường như cũng đã vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Có lẽ rằng tất cả chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đặt chân lên những vùng đất mới bởi khi chúng ta mà đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Con người như được mở mang thêm nhiều bài học thú vị, và chắc chắn sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.
Thực sự, ta như thấy được câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, và cũng sẽ biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Ta như thấy được chính vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Qủa thật rằng con người không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và như thế chỉ để nhìn thế giới này đang trôi. Chính con người bạn dường như cũng sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, còn nếu như mà bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.
Trên thực tế thì có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng dường như ta phải khẳng định rằng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn thì sao? Bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Có thể thấy được trong cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và bạn đồng thời cũng có thể ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó. Và ta cũng hiểu được rằng đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác, khi việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc sẽ ghi nhớ rất lâu cho chính chúng ta. Bởi vậy mà người ta đã từng nói rằng “Trăm nghe không bằng một thấy” là bởi thế.
Ngày nay ta như biết được rằng kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Mỗi chúng ta phải không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây chính là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.
Có thể nhận thấy được rằng việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Còn đối với những kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta chắc chắn rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, bên cạnh đó bạn cũng sẽ chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế mà thôi. Đó quả thật là những điều nhàm chán nhất.
Và chính đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì ta như biết được dường như chính các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Có thể thấy được rằng chính môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.
Xã hội, đất nước của chúng ta dường như đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Có lẽ chính bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác bạn nhé!
Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.
Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường.
Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.
Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.
Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.
Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó.
Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.
Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.
Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.
Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.
Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.