Những câu hỏi liên quan
minh ngọc nguyễn
Xem chi tiết
nguyễn thúy hằng
Xem chi tiết
Yuuka (Yuu - Chan)
13 tháng 5 2021 lúc 17:18

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời. Và ông cha ta cũng từng khẳng định điều đó qua câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Tìm hiểu về câu tục ngữ này, chúng ta thấy được những nét nghĩa quen thuộc: nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu nghĩa đen chỉ hiểu đơn giản rằng một cái cây thật nhỏ bé không thể làm nên cả rừng xanh, chỉ khi có thật nhiều cây mới làm nên một khu rừng rộng lớn. Thì nghĩa bóng lại ẩn chứa những lời khuyên đầy sâu sắc. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn. Như vậy, câu nói trên nhắc nhở con người về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân, ích kỉ.

Thực tế đã chứng minh, trong lao động hay chiến đấu, con người cần đoàn kết mới có thể giành chiến thắng. Trong chiến đấu: Nhân dân lao động thế giới cần phải đoàn kết mới có thể đánh bại được chủ nghĩa phát xít; Nhân dân Việt Nam cần phải đoàn kết mới có thể đẩy lùi quân xâm lược. Trong lao động: Người nông dân cần phải biết giúp đỡ nhau mới tạo ra một mùa màng bội thu; Doanh nghiệp Việt Nam cần hỗ trợ lẫn nhau mới có thể vươn tầm thế giới…

Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi người hãy luôn ghi nhớ câu tục ngữ này như một bài học quý giá cho bản thân mình về ý thức trách nhiệm.

Bình luận (0)
hô hô jotaro
13 tháng 5 2021 lúc 20:35

 

Từ ngàn xưa, con người đã nhận thức được rằng để có thể tồn tại và phát triển cần phải đoàn kết. Có đoàn kết mới vượt qua được những trở lực ghê gớm của thiên nhiên, xã hội... Chính vì thế, ông cha ta đã khuyên con cháu phải đoàn kết bằng câu ca dao giàu hình ảnh:

   Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Đoàn kết tạo ra sức mạnh, giúp ta làm nên những công việc lớn lao. Thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc ta từ xưa đến nay đã chứng minh hùng hồn điều đó.

 

Đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay là do đâu? Non sông Việt Nam ta đẹp đẽ như ngày hôm nay là nhờ đâu? Phải chăng chính là nhờ tinh thần đoàn kết tương trợ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, mấy chục triệu người chung một lòng, chung một chí hướng đánh giặc. Trải qua mấy chục thế kỉ, đất nước ta nhiều lần bị các triều đại phong kiến phương bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh... xâm lược. Chúng muốn cướp đất nước ta, bắt nhân dân ta làm nô lệ. Chúng ỷ quân đông, thế mạnh, mưu đồ thống trị lâu dài nhưng dân tộc ta đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh, làm nên chiến thắng. Đế quốc Nguyên – Mông nức tiếng hùng mạnh, đi đến đâu cỏ không mọc được đến đấy, đã từng thu phục bao nhiêu chư hầu, nhưng ba lần xâm lược nước ta là ba lần đại bại. Quân dân nhà Trần đoàn kết nhất trí, đồng tâm giết giặc. Từ các vị bô lão trong hội nghị Diên Hồng đến thiếu niên Trần Quốc Toản, từ lão tướng Trần Hưng Đạo đến chàng trai đan sọt làng Phù Ủng... Tất cả đều đồng lòng Sát Thát và đã làm nên chiến thắng oanh liệt muôn đời.

         

 

Bình luận (0)
Quang Huy
Xem chi tiết
Tryechun🥶
23 tháng 3 2022 lúc 12:56

tham khảo:

 

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, em ấn tượng nhất với câu tục ngữ “Có chí thì nên”.

Câu tục ngữ được ông cha ta dùng để khuyên nhủ và nhấn mạnh với con cháu về sự quan trọng của ý chí, nghị lực trong cuộc sống. Chỉ cần có đủ quyết tâm, ý chí mạnh mẽ, thì rồi chúng ta sẽ vượt qua những khó khăn, thử thách và đạt đến thành công, hoàn thành ước mơ, mục tiêu của mình.

Tại sao ý chí lại quan trọng đến như vậy? Bởi vì một khi chúng ta thực hiện những dự định, ước mơ, hoài bão, thì khó khăn, thất bại là điều rất khó để tránh được. Những lúc ấy, chính ý chí sắt thép, sẽ thôi thúc ta tiếp tục đứng lên, cố gắng hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để vươn tới thành công. Điều đó đã chứng minh qua hằng hà các các trường hợp trong thực tế. Tiêu biểu nhất chính là cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược của dân tộc ta. Từ năm này qua năm khác, từ khởi nghĩa này đến khởi nghĩa khác. Nhờ vào sự kiên trì và dũng cảm chiến đấu không ngừng, dân tộc ta đã có cuộc sống độc lập ngày hôm nay.

Tuy nhiên, ý chí không phải là tất cả để chúng ta thực hiện hoài bão của mình. Cùng với đó, chúng ta còn cần có kiến thức, kĩ năng và các yếu tố khác nữa. Để hoàn thành mục tiêu, chúng ta cần học tập, trau dồi không ngừng để nâng cao bản thân. Ý chí là yếu tố cần có chứ không phải là tất cả. Nếu đặt ra những mục tiêu quá cao xa, không phù hợp với khả năng rồi quyết tâm theo đuổi đến cùng bằng tất cả ý chí, thì cũng chỉ là công cốc mà thôi.

Tuy đã rất nhiều năm trôi qua, nhưng bài học quý giá trong câu tục ngữ Có chí thì nên vẫn sáng rọi mãi trong lòng thế hệ chúng em ngày hôm nay.

Bình luận (0)
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
23 tháng 3 2022 lúc 12:57

Tham khảo:

Trên hành trình của cuộc sống, con người thường phải đối mặt với nhiều thử thách. Ông cha ta đã để lại câu “Có chí thì nên” để khuyên nhủ thế hệ sau bài học về ý chí, nghị lực.

Câu tục ngữ khẳng định rằng khi có ý chí, nghị lực và sự kiên trì sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ không làm được gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.

Điều đó đã được chứng minh từ những tấm gương từ xưa đến nay. Mạc Đĩnh Chi, gia đình nghèo khó. Ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Như vậy, đức kiên trì, chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .

Hoặc trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân ta trong những năm vừa qua, tất cả đều thử thách ý chí kiên trì, bền gan vững chí của cả dân tộc. Biết bao con người đã ngã xuống với tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” để giành lại nên độc lập cho con cháu ngày hôm nay.

Không chỉ trong chiến đấu mà trong lao động, nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn đáng khâm phục. Những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ. Những hạt lúa dẻo thơm, những trái cây ngọt ngào đều được sản xuất ra từ chính công sức vất vả của người nông dân không ngại thiên tai, dịch bệnh…

Như vậy, câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng đắn. Người không có chí hướng, không có lý tưởng, không có lòng kiên trì nhẫn lại luôn thất bại. Gần gũi với chúng ta là tấm gương sáng của Bác Hồ. Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn… Vượt qua bao khó khăn gian khổ, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do.

 

Trái ngược với người “Có chí thì nên” là những người “Thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Họ luôn sợ hãi thử thách, khi gặp phải khó khăn thì chỉ biết lùi bước. Những người như vậy sẽ luôn thất bại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ác Hồ đã khuyên thanh niên:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Con người cần phải rèn luyện cho mình ý chí, nghị lực để có thể tiến bước đến thành công

Bình luận (0)
Đinh Minh Đức
23 tháng 3 2022 lúc 12:57

Từ xưa đến nay, ý chí và nghị lực luôn là một phẩm chất cao quý cần có của mỗi người trong cuộc sống. Nói về ý chí nghị lực nhân dân ta có câu tục ngữ: “Có chí thì nên”. Câu tục ngữ đã đề cao ý chí, nghị lực trong cuộc sống và khuyên nhủ chúng ta sống cần phải có ý chí và nghị lực. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về câu tục ngữ này.

 

Đầu tiên chúng ta cần hiểu chí ở đây nghĩa là gì? Chí chính là nghị lực, ý chí của mỗi con người, nó giúp cho con người có thể vượt qua những khó khăn thử thách để tiến tới đích, tiến tới thành công. Từ thời xưa, ý chí nghị lực đã được tìm thấy trong mỗi người Việt. Trong bao cuộc chiến tranh chống xâm lược thực dân, tinh thần, ý chí, nghị lực của nhân dân ta được phát huy cao độ.

 

Với những cuộc xâm lược của những đế quốc hùng mạnh như Pháp, Mĩ, chúng ta đứng trước một tình thế vô cùng nguy cấp. Song với ý chí nghị lực vượt khó nhân dân ta đã cùng đồng lòng đứng lên chống giặc ngoại xâm. Dù phải chịu rất nhiều gian khổ thậm chí là hi sinh nhưng nhân dân ta vẫn không hề lùi bước. Chúng ta đã chiến thắng và đánh đuổi được thực dân Pháp, đế quốc Mỹ ra khỏi đất nước, mang lại hòa bình cho dân tộc ta. Chiến thắng đó chính là chiến thắng của ý chí, nghị lực.

 

Không chỉ có vậy, ta còn thấy được ý chí nghị lực của người Việt qua bao nhiêu tấm gương sáng vẫn được lưu truyền tới ngày nay. Trong bao tấm gương đó có tấm gương của anh Nguyễn Ngọc Kí. Anh là một người bị liệt hai tay từ nhỏ, hai bàn tay của anh không thể viết được. Thấy các bạn cùng trang lứa được đi học còn anh thì ở nhà, anh rất buồn và thấy mình bất hạnh.

 

Nhưng với ý chí nghị lực của mình, anh không cam chịu số phận, anh đã tập viết bằng chân rất khó khăn, anh viết chữ không thành chữ và rất xấu. Song anh không nản lòng, anh vẫn cố gắng, miệt mài ngồi tập viết. Sau một thời gian anh đã viết được và chữ của anh ngày càng tiến bộ hơn.

 

Sau này người ta nói rằng chữ của anh chẳng khác gì với chữ của người viết bằng tay và thậm chí còn đẹp hơn nhiều người. Kết quả anh đã trở thành người thầy giáo giỏi. Anh Nguyễn Ngọc Kí chính là một tấm gương sáng ngàn đời cho chúng ta học tập và noi theo. Với ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống, anh đã hòa nhập được với mọi người và đã trở thành một con người có ích cho cộng đồng.

 

Còn trong ngày nay, ý chí và nghị lực cũng rất cần thiết đối với mỗi người. Nó cũng được phát huy ở nhiều lĩnh vực của đời sống. Trong lao động sản xuất, có rất nhiều gia đình từ nghèo đói đã vươn lên làm giàu và có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Rồi ngay trong học tập, đã có biết bao tấm gương sáng vượt khó vươn lên học giỏi và trở thành một người tài có ích cho đất nước như chị Nguyễn Thị Thảo.

 

Chị nhà rất nghèo nhưng không vì nghèo mà chị nản lòng, chị đã vươn lên, vượt qua hoàn cảnh bản thân và chị đã được học bổng, được đi du học ở nước ngoài. Hiện nay chị đang là một giảng viên giỏi một trường Đại học. Đó mới chỉ trong vài lĩnh vực, còn rất nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống mà không ít những tấm gương thể hiện nghị lực. Nhưng nói chung là tất cả những con người trong những lĩnh vực đó đều vươn lên bằng ý chí nghị lực của bản thân và có được hạnh phúc trong cuộc sống.

 

Tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng nhận thức được vai trò của ý chí nghị lực với cuộc sống của mỗi người. Có những người chỉ biết đến mình mà không nghĩ đến người khác. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, những thanh niên hư hỏng thường gây ra rất nhiều tệ nạn xã hội. Họ không vững vàng và họ đã sa vào những tệ nạn xã hội như ma túy, nghiện hút, đua xe... do những người xấu rủ rê. Nếu có ý chí nghị lực vững vàng thì có lẽ họ đã tránh những tệ nạn đó.

 

Những người có ý chí nghị lực thì họ nhận được hạnh phúc và luôn thành đạt. Còn những con người không có ý chí nghị lực thì cuộc đời họ như đã chết, chẳng còn ý nghĩa gì cả mà cuộc sống trở nên tầm thường tẻ ngắt và không có mục đích lý tưởng, ý chí vươn lên. Thậm chí họ sống chỉ là có hại cho gia đình, cho đất nước và xã hội ngày nay. Cũng bởi vậy mà mỗi chúng ta sống cần phải có ý chí nghị lực, có vậy thì cuộc sống mới trở nên có ý nghĩa, có sự cạnh tranh công bằng, đất nước ngày càng phát triển và xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, không còn những tệ nạn xã hội.

 

Những người có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống họ đều xuất phát từ những hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương hơn những người khác. Cũng xuất phát từ đó mà họ đã có ý chí vươn lên và họ thành đạt. Còn những người không có ý chí nghị lực là những người xuất phát từ sự ngu muội, không vững vàng vào lòng tin của chính mình và những người ấy lại có một kết cục bi thảm và đau thương hơn những người khác. Họ bị xã hội phê phán, lên án và chán ghét.

 

Từ nhận thức trên chúng ta hiểu rằng sống cần phải có ý chí nghị lực. Có như vậy thì cuộc sống mới có ý nghĩa và chúng ta sẽ trở thành những người thành đạt, là những người có ích, không hổ thẹn với bản thân với mọi người và với đất nước.

Tóm lại câu tục ngữ đã đề cao tinh thần sống có ý chí nghị lực, ý chí nghị lực cũng cần được giữ gìn và phát huy. Ta nhận định rằng câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng.

Bình luận (1)
Miu miu
Xem chi tiết
Selina Moon
20 tháng 2 2016 lúc 10:57

Chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.

Bình luận (0)
Cao Thư
14 tháng 3 2021 lúc 10:06

không biết làm

Bình luận (0)
Mỹ Hiền Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Anh Trần
Xem chi tiết
Trần Thị Như Quỳnh 6/4
28 tháng 2 2022 lúc 19:10

Refer

Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.

Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.

Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.

Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó.

Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập tọe đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.

Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.

Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.

Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào, chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.

Bình luận (0)
ph@m tLJấn tLJ
28 tháng 2 2022 lúc 19:11

tham khảo :
 
Để răn dạy con cháu về tầm quan trọng của sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ, ông cha ta đã sáng tạo nên câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Câu tục ngữ mượn hình ảnh tưởng như khó khăn đến không tưởng: mài mòn một thanh sắt thành cây kim nhỏ xíu, để nói về sức mạnh to lớn của sự kiên trì và nhẫn nại. Từ đó, khuyên nhủ con cháu, trong cuộc sống khi đã đặt ra mục tiêu, lý tưởng, thì dù khó khăn, vất vả cũng hãy cố gắng đến cùng. Chỉ cần ta không khuất phục thử thách, thì cuối cùng cũng sẽ chạm đến thành công.

Điều đó được chứng minh rõ ràng qua thực tiễn cuộc sống. Bởi bất kì mục tiêu nào, kì vọng nào khi thực hiện cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định, thậm chí là thất bại. Mục tiêu càng lớn lao thì thử thách càng nhiều. Chính vì thế, ta càng cần sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm vững chắc, để giữ vững đôi chân trên chặng đường chinh phục ước mơ. Chẳng hạn như một bạn học sinh, khi gặp bài toán khó. Thay vì bỏ cuộc, bạn ấy giải thật nhiều lần, tìm hiểu đề thật kĩ, tìm sự trợ giúp từ thầy cô, bạn bè, cốt để hiểu được và tự giải. Đó là thành công của sự kiên trì. Hay lớn lao hơn, chính là công cuộc giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ của dân tộc ta. Kẻ thù lớn mạnh, với vũ khí hiện đại, ta đã có những trận chiến bại, có những hi sinh mất mát, có những giờ phút nguy nan. Nhưng chẳng ai nghĩ đến bỏ cuộc, từ tiền tuyến đến hậu phương đều kiên trì chiến đấu đến cùng. Nhờ đó, ta có cuộc sống độc lập ngày hôm nay.

Sức mạnh của sự kiên trì vĩ đại đến như thế. Tuy nhiên, ta cũng cần kiên trì đúng lúc, đúng chỗ. Tránh đặt sự nỗ lực của mình vào nhầm mục tiêu quá xa vời hay không hợp lí. Vì như thế chỉ là công cốc mà thôi. Quan trọng là hãy nỗ lực cho những ước mơ phù hợp với bản thân mình và có ý nghĩa.

Chính bởi tính đúng đắn và giàu ý nghĩa tích cực, mà đến nay câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim vẫn được người dân ta yêu thích và sử dụng rộng rãi.

Bình luận (0)
💌Học sinh chăm ngoan🐋...
28 tháng 2 2022 lúc 19:12

Tham khảo:

Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.

Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.

Có thể thấy rằng, một chiếc kim bé nhỏ, nhìn có vẻ tầm thường nhưng lại tiêu tốn rất nhiều công sức của người lao động. Từ đó chúng ta có thể suy rộng ra, nếu muốn thành công thì cần phải biết cố gắng, nỗ lực và kiên trì. Có chịu khó rèn luyện, cố gắng vươn lên thì chúng ta mới vượt qua được gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao, cho dù là những việc nhỏ bé nhất.

Ứng dụng câu tục ngữ trong cuộc sống, chúng ta mới thấm nhuần tính đúng đắn và ý nghĩa lớn lao của nó. Để đạt được thành công, con người cần phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, biết giải quyết mọi khó khăn và tiến lên phía trước. Hẳn nhiều người Việt Nam chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, chú Rùa chậm chạp đã chiến thắng Thỏ trong cuộc thi chạy. Qua đó ta cũng có thể thấy rằng, những kẻ chủ quan, ỷ nại mình có tài mà không chịu cố gắng, không chịu nỗ lực thì cuối cùng kết quả chỉ là thất bại mà thôi.

Trong suốt những 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) ròng rã, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, thiếu thốn mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: “Chín năm làm một Điên Biên/Nên vàng hoa đỏ, nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Cũng không lâu sau đó, nhân dân ta lại phải tiếp tục trường kì kháng chiến chống Mỹ, bền bỉ đấu tranh, cuối cùng cũng đã “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” và toàn thắng đã về ta, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Cũng như vậy, có rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ ra đời đâu phải chỉ nhờ tài năng mà phần lớn còn phải nhờ lòng nhẫn nại và sự kiên trì của con người. Từ những hạt thóc giống quý báu đem từ Nhật về, Giáo sư Lương Đình Của phải mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm lai tạo mới cho ra được những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và cho năng suất cao. Trên thế giới, hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã miệt mài nghiên cứu, kì công lọc đi lọc lại 8 tấn quặng chỉ để tìm ra 0,1 gam chất phóng xạ ra-đi-um, giúp khai phá một nền khoa học có sức mạnh vô cùng ghê gớm khi đem phục vụ lợi ích hoà bình nhân loại.

Còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa mà chúng ta có thể thấy rằng sự kiên trì, nỗ lực vươn lên sẽ giúp chúng ta có được những thành công tốt đẹp. Và câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.

học tốt nhé.

Bình luận (0)
Su su
Xem chi tiết
Trầm Huỳnh
24 tháng 3 2023 lúc 20:36

Đề 1:

"Có chí thì nên" là một câu tục ngữ rất phổ biến trong ngôn ngữ Tiếng Việt, thể hiện những giá trị đạo đức cao đẹp về tinh thần cần có trong cuộc sống. Cụ thể, "có chí" biểu thị cho ý chí, lòng can đảm và sự quyết tâm, "nên" mang ý nghĩa cho phép, khuyến khích và quán triệt sự việc.

Theo em, câu tục ngữ “Có chí thì nên” là một lời nhắn gửi đầy ý nghĩa giúp con người nhận biết và cảm nhận được giá trị của ý chí trong cuộc sống. Nếu một người không có chí cầu tiến, không có ý chí đấu tranh, không có lòng kiên trì và quyết tâm thì sẽ khó có thể thành công trong cuộc sống, không thể đạt được những tâm nguyện và mục tiêu của mình.

Ngoài ra, câu tục ngữ này cũng khuyến khích mọi người cần phải có nhận thức và trân trọng giá trị của ông bà cha mẹ, truyền thống, quan niệm đạo đức, văn hóa của tổ tiên để phát huy truyền thống văn hóa nó trong cuộc sống hiện đại.

Trong cuộc sống đương đại, câu tục ngữ này đặc biệt có ý nghĩa với tuổi trẻ, nó khuyến khích các bạn trẻ cần phải có chí cầu tiến, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến ​​thức và kỹ năng để phát triển bản thân, góp phần phần xây dựng đất nước, tạo tương lai tươi sáng.

Tóm lại, câu tục ngữ "Có chí thì nên" cho thấy giá trị và tầm quan trọng của ý chí, lòng quyết tâm trong cuộc sống. Với những ai còn đang phân vân hoặc đang lạc lối, câu tục ngữ này sẽ là lời khuyên, động viên và đưa ra hướng đi cho con người bạn.

Đề 2:

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một câu khẩu ngữ phổ biến trong văn hóa dân tộc Việt Nam, nó khuyên chúng ta đừng quên đi cội nguồn, truyền thống và nỗ lực của người đi trước trong cuộc sống.

Theo em, câu tục ngữ này mang một thông điệp sâu sắc về sự tôn trọng, trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có xu quên hướng mất gốc, lãng quên đi nỗ lực của thế hệ đi trước để chúng ta được sống an lành và thụ hưởng những tiện nghi hiện đại, chú trọng tới cá nhân, tập trung nhiều vào bản thân và lợi ích cá nhân.

Tuy nhiên, việc lãng quên cội nguồn, truyền thống là một sai lầm lớn, dễ khiến chúng ta mất đi cảm nhận, tôn trọng và kính trọng đối với cội nguồn của đất nước, những bậc tiền bối, cha ông ta để lại. Bởi chỉ khi hiểu rõ cội nguồn, hoàn cảnh mà ta đang sống, chúng ta mới có thể đánh giá đúng về các vấn đề phát sinh, vấn đề xã hội, tôn trọng và cần kiệm giữ các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngoài ra, câu tiếp tục ngữ này còn

Bình luận (0)
TRẦN THỊ THU YÊN
Xem chi tiết

Bác Hồ kính yêu đã từng răng dạy con cháu rằng “ Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”. Có thể nói, ý chí, nghị lực luôn là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết trong cuộc sống đối với mỗi người, giúp con người đạt được điều mà mình mong muốn, giống như tục ngữ của ông cha ta cũng có câu “Có chí thì nên”.

“Chí” ở đây là ý chí, sự quyết tâm, kiên trì, bền bỉ ở mỗi người, nó được thể hiện qua ở cả sức lực và tinh thần. “Nên” tức là thành quả, là kết quả đạt được như mong muốn, thỏa mãn sự mong đợi của ta. “Có chí thì nên”, câu tục ngữ đã đề cao vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống, đây là một yếu tố rất cần thiết, thậm chí cũng như một yếu tố quyết định trên bước đường thành công của mỗi người.

Vậy thì tại sao “có chí thì nên”? Trong cuộc sống, không phải lúc nào con người ta cũng có thể gặp được toàn những điều may mắn, dễ dàng, vẫn luôn tồn tại những khó khăn, thử thách như những viên đá chắn ngang bước đường của mỗi người. Trước những điều ấy, nếu ta chỉ biết sợ hãi, nản lòng, nếu ta chỉ chỉ biết từ bỏ ngay điều mà mình đang làm thì vĩnh viễn ta sẽ chẳng thể đạt được thành công hay vượt qua được chính bản thân mình. Vậy nên, trước mỗi khó khăn, gian nan, cần biết vững tâm, bền chí, luôn tin tưởng vào khả năng của mình, dũng cảm đối mặt thử thách, vượt qua gian khó bằng tất cả sức lực và sự quyết tâm của mình, ta ắt sẽ thành công. Dù cho, có thể lần một, lần hai, lần ba,...ta thất bại, thế nhưng chính những thất bại ấy sẽ là bài học kinh nghiệm để lần bốn, lần năm ta tốt hơn và cuối cùng ta sẽ thành công, nói chung, chỉ cần có ý chí, con người sẽ đạt được thành quả.

Trong thực tế, cũng đã có rất nhiều những tấm gương sáng cho lối sống “có chí thì nên”. Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, bị bại liệt hai tay, tưởng như mọi thứ như sụp đổ trước mắt thầy, thế nhưng bằng ý chí, nghị lực và niềm say mê học tập, thầy đã tập viết bằng hai chân cho dù trải qua rất nhiều đau đớn, đến bây giờ , người thầy ấy đã trở thành một nhà giáo ưu tú và là tấm gương sáng cho bao thế hệ noi theo. Nhà bác học tài ba Thomas Edison, đã phải trải qua hàng nghìn lần thí nghiệm mới phát minh ra được dây tóc của bóng đèn sợi tóc, nếu không có sự kiên trì, quyết tâm đạt được mục đích thì liệu ông có thành công? Như vậy, bất kỳ một ngành nghề nào, bất kỳ một lĩnh vực hay hoàn cảnh nào, chỉ cần có niềm tin, có ý chí, có sự quyết tâm đi kèm với kiên trì, con người ta ắt sẽ hái được ‘quả ngọt”, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Ước mơ sẽ chẳng còn là còn xa nếu con người ta biết tự tạo ra đôi cánh cho mình để đến với ước mơ ấy. Mà đôi cánh ấy ở đâu? Đó chính là đôi cánh được dệt nên bằng mỗi sự thất bại, mỗi kinh nghiệm, mỗi lòng nhiệt huyết, quyết tâm, kiên trì, nỗ lực không ngừng của mỗi người, đôi cánh ấy có vững chãi hay không, phụ thuộc vào cái “chí” của con người ta có lớn hay không. vforum.vn Những kẻ mà có “chí” nhưng không biết biến đó thành hành động cũng sẽ chẳng thể đạt được mục đích của mình, hay những kẻ không có “chí” mà cứ luôn muốn đạt được thành công thì vĩnh viễn điều đó không những sẽ chẳng trở thành hiện thực mà kẻ đó cũng chẳng thể làm được gì có ý nghĩa cho xã hội. Khi bạn đã nỗ lực, quyết tâm và cố gắng hết mình, dù cho kết quả có như thế nào, bạn vẫn có quyền tự hào về chính bản thân mình vì những gì mình đã thực hiện được.

Câu tục ngữ của ông cha ta thật đúng đắn và giàu ý nghĩa, Thế hệ chúng ta hôm nay cần bảo tồn và phát huy truyền thống mà ông cha ta đã rày công đúc rút từ bao đời nay. Đó không chỉ là bài học về lối sống mà còn như lời kêu gọi, khích lệ, động viên mỗi người sẵn sàng đứng lên và thực hiện điều mà mình luôn mong muốn.

Bình luận (0)
Linh Linh
6 tháng 3 2019 lúc 18:46

. Bắt bọn mk lm r ko cho chép mạng . Bn cs giỏi giỏi thì tự lm ik . Bọn mk ko cs rảnh để trả lời câu hỏi của bn , bọn mk cx cs bài tập . Cx pk trả lời câu hỏi của những bn khác nx chứ . !!!!

Bình luận (0)
❤✫ Key ✫ ღ  Đóm ღ❤
6 tháng 3 2019 lúc 18:47

Cuộc sống có rất nhiều những khó khăn, và “sống” tức là đối mặt với những khó khăn đó. Ở đời có mấy ai không muốn đạt được thành công? Song không phải ai cũng có đủ niềm tin và nghị lực khắc phục những thử thách, trở ngại để tiếp tục cho đến khi thành công. Do đó mà từ xưa, ông cha ta đã dạy: “Có chí thì nên” Trải qua bao năm tháng, câu tục ngữ vẫn còn nguyên những ý nghĩa sâu sắc, khẳng định vai trò của chữ “chí’ trong cuộc sống. Vậy “chí” là gì? “Chí được hiểu là ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp; sự kiên trì, và quyết tâm. Ai có chí thì sẽ thành công. Điều đó được minh chứng qua bao tấm gương tữ xa xưa. Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết - mà chính là ở ý chí. Chắc các bạn ai cũng biết Trạng nguyên Nguyễn Hiền - Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. Để đạt được thành công đó là cả một quá trình bền bỉ. Tuy nhà rất nghèo, không có tiền cho cậu đi học nhưng ngày nào cũng vậy, dù nắng hay mưa, cậu bé hiếu học vẫn đứng ngoài cử lớp nghe thầy giảng bài. Khi đi chăn trâu, cậu viết trên lưng trâu, trên nền cát, bài tập được cậu làm trên lá chuối. Hay có ông Cao Bá Quát viết văn hay nhưng chữ lại xấu. Nhận ra điều này, ông đã không quản vất vả, ngày đêm kiên trì tập viết. Khi chữ viết đã đẹp hơn, ông còn tập viết lên cột nhà cho nét chữ thêm cứng cáp. Chẳng bao lâu sau, ông đã nổi danh vì “văn hay chữ tốt”. Chúng ta cũng biết đến bao người học trò nghèo đêm đêm bắt đom đóm cho vào vỏ trứng, lấy ánh sáng học bài. Đó chính là tên tuổi lẫy lừng của lịch sự khoa bảng Việt Nam- ông Mạc Đĩnh Chi- “ lưỡng quốc Trạng nguyên”. Có một câu chuyện cảm động về sự kiên trì của anh Nguyễn Ngọc Kí. Dù bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường đã không ngừng thôi thúc anh tập viết bằng chính đôi chân của mình. Những nét chữ nguệch ngoạc đầu tiên đã khiến anh không khỏi buồn bã. Không chỉ có vậy, đôi bàn chân còn tê cứng, sưng buốt nhiều khi như không còn nằm trong sự kiểm soát. Và con người ấy vẫn không nản lòng, ngày qua ngày vẫn chăm chỉ tập viết. Và ngày nay, chúng ta biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Kí- Anh hùng lao động- một nhà giáo ưu tú được bao thế hệ học sinh kính trọng, mến yêu. Nhìn ra thế giới, ta sẽ thấy vô vàn những tấm gương nêu cao ý chí, đáng ngưỡng mộ và hoc tập. Trong đó phải kể đến Hê-len Ki-lơ- đại sứ hòa bình. Các bạn có tin không, năm mới hai tuổi, thế giới của Hê-len đã không còn âm thanh và ánh sáng. Phải chăng ý chí, quyết tâm luôn nhắc nhở bà không được gục ngã. Những năm tháng tập nói thât không hoài phí để sau này, bà đã đứng leennnn cất tiếng nói hòa bình cho nhân loại. Ít ai biết rằng cô Pa-lu-đa, người Anh bị mù mà vẫn tự tin sải bước trên sàn catwalk, ông Ốt- xtơ-rốp-xki bị mù mà vẫn trở thành nhà văn nổi tiếng. Ý chí quả là có sức mạnh phi thường, giúp con người ta vượt qua những điều dườngnhư không tưởng. Vậy đó, “chí” là điều rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của mỗi người, không có “chí” khó mà có thể làm thành công điều gì. Học sinh chúng ta cũng cần phải có “chí”. Bắt đầu bằng những việc lắng nghe thầy cô giảng, ghi chép bài đầy đủ, sau đó không đầu hàng tước những bài toán khó, kiên trì luyện viết những câu văn hay. Với những bạn không có hay không đủ điều kiện để học hành, đừng buồn chán mà hãy cố gắng vượt lên hoàn cảnh của mình, tự nhủ những khó khăn sẽ là nguồn động lưc thôi thúc mình tiến xa. Mỗi người hãy bắt đầu từ những việc nhỏ để sau này làm dược viêc lớn, như Bác Hồ từng nói:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.”
Câu tục ngữ: “Có chí thì nên” đã trở thành một chân lí. Nó như một lời nhắc nhở, khuyên dạy chúng ta trên con đường tiến tới tương lai. Cho nên có ước mơ, hoài bão là điều rất đáng quý nhưng niềm tin, nghị lực và sự kiên trì còn đáng quý hơn, đó là những yếu tố làm nên sự thành công của con người.




 

  
 
Bình luận (0)