Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
thuylinh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
22 tháng 7 2021 lúc 20:30

Bài 6:

a) Xét ΔBAC vuông tại A và ΔBAD vuông tại A có 

BA chung

AC=AD(gt)

Do đó: ΔBAC=ΔBAD(hai cạnh góc vuông)

Suy ra: \(\widehat{CBA}=\widehat{DBA}\)(hai góc tương ứng)

hay BA là tia phân giác của \(\widehat{DBC}\)

Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
22 tháng 7 2021 lúc 20:40

Bài 3:

a) Ta có: \(A-\left(9x^3+8x^2-2x-7\right)=-9x^3-8x^2+5x+11\)

\(\Leftrightarrow A=-9x^3-8x^2+5x+11+9x^3+8x^2-2x-7\)

\(\Leftrightarrow A=3x+4\)

b) Đặt A(x)=0

nên 3x+4=0

hay \(x=-\dfrac{4}{3}\)

chinh hoang
Xem chi tiết
chinh hoang
15 tháng 9 2021 lúc 12:41

giúp mk giải gấp 2 bài này với chiều tầm 3h mình qua lấy nha.cảm ơn mọi người nhiều ah.

 

Lưu Võ Tâm Như
15 tháng 9 2021 lúc 12:44

anh Hải mà on thì chắc giải đc r :v

Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
24 tháng 11 2021 lúc 8:07

\(2b,=\left(2x^3-4x^2-4x^2+8x-2x+4-9\right):\left(2x-4\right)\\ =\left[\left(2x-4\right)\left(x^2-2x-2\right)-9\right]:\left(2x-4\right)\\ =x^2-2x-2\left(\text{ dư -9}\right)\)

Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
15 tháng 7 2021 lúc 21:35

a) Xét ΔOBH và ΔODA có 

OB=OD(gt)

\(\widehat{BOH}=\widehat{DOA}\)(hai góc đối đỉnh)

OH=OA(O là trung điểm của HA)

Do đó: ΔOBH=ΔODA(c-g-c)

Suy ra: \(\widehat{OHB}=\widehat{OAD}\)(hai góc tương ứng)

mà \(\widehat{OHB}=90^0\)(gt)

nên \(\widehat{OAD}=90^0\)

hay AH\(\perp\)AD(đpcm)

b) Xét ΔAOE vuông tại A và ΔHOC vuông tại H có

OA=OH(O là trung điểm của AH)

\(\widehat{AOE}=\widehat{HOC}\)(hai góc đối đỉnh)

Do đó: ΔAOE=ΔHOC(Cạnh góc vuông-góc nhọn kề)

Suy ra: AE=HC(hai cạnh tương ứng)(1)

Ta có: ΔAOD=ΔHOB(cmt)

nên AD=HB(Hai cạnh tương ứng)(2)

Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAHC vuông tại H có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

AH chung

Do đó: ΔAHB=ΔAHC(Cạnh huyền-cạnh góc vuông)

Suy ra: HB=HC(Hai cạnh tương ứng)(3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra AD=AE

mà E,A,D thẳng hàng(gt)

nên A là trung điểm của DE

Peter Tuấn
15 tháng 7 2021 lúc 22:48

) Xét ΔOBH và ΔODA có 

OB=OD(gt)

ˆBOH=ˆDOABOH^=DOA^(hai góc đối đỉnh)

OH=OA(O là trung điểm của HA)

Do đó: ΔOBH=ΔODA(c-g-c)

Suy ra: ˆOHB=ˆOADOHB^=OAD^(hai góc tương ứng)

mà ˆOHB=900OHB^=900(gt)

nên ˆOAD=900OAD^=900

hay AH⊥⊥AD(đpcm)

b) Xét ΔAOE vuông tại A và ΔHOC vuông tại H có

OA=OH(O là trung điểm của AH)

ˆAOE=ˆHOCAOE^=HOC^(hai góc đối đỉnh)

Do đó: ΔAOE=ΔHOC(Cạnh góc vuông-góc nhọn kề)

Suy ra: AE=HC(hai cạnh tương ứng)(1)

Ta có: ΔAOD=ΔHOB(cmt)

nên AD=HB(Hai cạnh tương ứng)(2)

Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAHC vuông tại H có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

AH chung

Do đó: ΔAHB=ΔAHC(Cạnh huyền-cạnh góc vuông)

Suy ra: HB=HC(Hai cạnh tương ứng)(3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra AD=AE

mà E,A,D thẳng hàng(gt)

nên A là trung điểm của DE

Chinh Hoàng
Xem chi tiết
Phạm Khánh Vy
19 tháng 10 2021 lúc 18:33

                      MÌNH CHỌN ĐÁP ÁN:   Cundefined

Khách vãng lai đã xóa
Thuỳ Lê Minh
Xem chi tiết
《Danny Kazuha Asako》
22 tháng 10 2021 lúc 17:33

bạn ơi cái này là tìm về cái gì?

Nguyễn Hoàng Minh
22 tháng 10 2021 lúc 17:39

ý bạn là \(x-y-z=-33?\)

Ta có \(2x=3y=5z\Rightarrow\dfrac{2x}{30}=\dfrac{3y}{30}=\dfrac{5z}{30}\Rightarrow\dfrac{x}{15}=\dfrac{y}{10}=\dfrac{z}{6}\)

Áp dụng t/c dtsbn:

\(\dfrac{x}{15}=\dfrac{y}{10}=\dfrac{z}{6}=\dfrac{x-y-z}{15-10-6}=\dfrac{-33}{-1}=33\\ \Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=33\cdot15=495\\y=33\cdot10=330\\z=33\cdot6=198\end{matrix}\right.\)

Nguyễn Trung Sơn
Xem chi tiết
Thanh Hoàng Thanh
10 tháng 3 2022 lúc 16:14

 \(a)P=\left(\dfrac{x^2+2}{x^3-1}+\dfrac{x+1}{x^2+x+1}+\dfrac{1}{1-x}\right).\left(\dfrac{x^2}{x+1}+1\right).\left(x\ne1;x\ne-1\right).\\ P=\dfrac{x^2+2+x^2-1-x^2-x-1}{\left(x-1\right)\left(x^2+x+1\right)}.\dfrac{x^2+x+1}{x+1}.\\ P=\dfrac{x^2-x}{x-1}.\dfrac{1}{x+1}.\\ P=\dfrac{x\left(x-1\right)}{x-1}.\dfrac{1}{x+1}.\\ P=x.\dfrac{1}{x+1}.\\ P=\dfrac{x}{x+1}.\)

\(P=\dfrac{1}{4}.\Rightarrow\dfrac{x}{x+1}=\dfrac{1}{4}.\\ \Leftrightarrow4x-x-1=0.\\ \Leftrightarrow3x-1=0.\\ \Leftrightarrow x=\dfrac{1}{3}\left(TM\right).\)

Vũ Hà My
Xem chi tiết
Lê Dung
13 tháng 11 2016 lúc 18:20

câu 1:

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước. Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước

câu 2:

Mở bài:

- Dẫn dắt, trích dẫn được nhận định và giới thiệu khái quát hình ảnh người lính trong hai bài thơ.

Thân bài:

- Nhấn mạnh khẳng định tính đúng đắn của nhận định. Người lính hiện lên đẹp đẽ và chân thực bởi hai nhà thơ đều là người lính trực tiếp tham gia chiến đấu.

* Vẻ đẹp chung của những người lính

- Họ đều thấm nhuần tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do để đi vào cuộc chiến đấu với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

- Họ bất chấp những gian khổ, thiếu thốn đến tột cùng của cuộc kháng chiến để hoàn thành nhiệm vụ.

- Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó, yêu thương bền chặt, chan hoà.

- Tinh thần lạc quan yêu đời, tâm hồn lãng mạn.

* Vẻ đẹp riêng.

Đồng chí

- Người lính chống Pháp xuất thân từ nông dân nghèo khổ. Họ chân đất đầu trần bước vào đời lính. Họ là những anh lính hiền lành chất phác giản dị, chân thật.

- Cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ, đói rét, bệnh tật thiếu thốn tư trang, thuốc men. Bởi đây là những năm đầu kháng chiến cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kinh”

- Hình tượng người lính đi vào cuộc chiến đấu đã có bước phát triển vượt bậc về đời sống cơ sở vật chất và tinh thần so với người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nếu bài Đồng chí nói về người lính bộ binh ở núi rừng Việt Bắc thì “Bài thơ về tiểu đội xe không kinh” lại nói về người lính thuộc binh chủng lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ . Họ không còn ‘ Áo anh rách vai…” nhưng họ lại gặp những khó khăn khác đó là bom giặc đã hủy diệt sự sống và phá hoại những chiếc xe. Song bất chấp hiểm nguy họ vẫn ung dung hiên ngang ngày đêm lao ra chiến trường đánh Mĩ.

- Ở họ luôn phơi phới một tinh thần lạc quan cách mạng, trẻ trung yêu đời dũng cảm , ý chí kiên định rất phù hợ với chất lính lái xe Trường Sơn.

- Họ là thế hệ trẻ Việt nam thời điểm lịc sử quyết liệt nhất đối mặt với kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới. Họ chính là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, là hình đẹp của anh bộ đội cụ Hồ.

* Đánh giá nâng cao mở rộng vấn đề:

.- Qua hình ảnh anh chiến sĩ Trường Sơn, chúng ta nhận ra sự gần gũi, thân quen giữa những người lính qua các thời kì. Từ anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp trong thơ Chính Hữu đến anh chiến sĩ Trường Sơn thời chống Mĩ trong thơ Phạm Tiến Duật đều có chung một nét đẹp truyền thống kiên cường, bất khuất, dũng cảm và đầy tinh thần lạc quan yêu đời. Với điều kiện thuận lợi hơn, người lính thời chống Mĩ đã được trau rèn, huấn luyện. Các anh đã kế thừa và phát huy được tinh thần cách mạng vốn đã vững vàng nay lại vững vàng hơn.

- Tuy cùng khai thác chất liệu thơ từ đời sống thực với những chi tiết thật đến trần trụi của cuộc sống người lính nhưng hai bài thơ còn khác nhau bởi bút pháp và giọng điệu riêng của mỗi tác giả và cảm hứng nổi bật ở mỗi bài.

Đồng chí.

- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện câu thơ mộc mạc, tự nhiên.

- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

Cảm hứng của Chính Hữu hướng vào vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của người lính. Còn Phạm Tiến Duật thì lại tập trung làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn và bom đạn kẻ thù của những người lính lái xe.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kinh”.

- Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, cùng với ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn, có nét khá đặc biệt gần với văn xuôi, gần với lời nói hàng ngày. Nét nổi bật là giọng điệu vui, tinh nghịch, lạc quan. Nó làm nên chất trẻ trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ chống Mĩ nói chung.

- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm nhưng có sự gia tăng đáng kể của các yếu tố tự sự. Điều đó tạo nhiều cơ sở để biểu cảm đồng thời tăng sức phản ánh hiện thực cho thơ.

Kết bài :

- Khẳng định sự đúng đắn của nhận định .

- Liên hệ, suy nghĩ trách nhiệm của bản thân.