Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 9 2017 lúc 14:57

Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, triều đình Nguyễn đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chứ không hề đầu hàng giặc:

- Ở mặt trận Đà Nẵng, triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy đã bước đầu làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp

- Ở mặt trận Gia Định, khi quân Pháp tấn công, quân triều đình vẫn kiên quyết tổ chức tấn công. Kể cả hành động thủ hiểm ở đại đồn Chí Hòa cũng không phải là hành động đầu hàng. Vì đại đồn Chí Hòa được xây dựng theo tư duy quân sự phong kiến để phòng thủ trước cuộc tấn công của kẻ thù

- Phải đến hiệp ước Nhâm Tuất (1862) mới bắt đầu đánh dấu quá trình đầu hàng từng bước của nhà Nguyễn trước thực dân Pháp

Đáp án cần chọn là: C

Bình luận (0)
Long Châu
Xem chi tiết
✰༺Nɧư ɴԍuʏệт༻ acc2 
21 tháng 3 2022 lúc 14:08

C

Bình luận (0)
Phương_Nguyễn^^
21 tháng 3 2022 lúc 14:08

C

Bình luận (0)
Tạ Tuấn Anh
21 tháng 3 2022 lúc 14:08

C

Bình luận (0)
thư mai
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Hải
20 tháng 3 2021 lúc 19:58

Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) là hiệp ước đầu tiên của Nhà Nguyễn Kí với thực dân Pháp

* Hoàn cảnh lịch sử nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862):

- Đến tháng 3-1862, sau khi chiếm Đại đồn  Chí Hòa, thực dân Pháp lần lượt chiếm 3 tỉnh miền Đông là Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và một tỉnh miền Tây là Vĩnh Long.

- Cuộc kháng chiến của 3 tỉnh miền Đông ngày càng phát triển mạnh, các toán nghĩa quân của Trương Định, Lê Duy, Trần Thiện CHính đã chiến đấu anh dũng và lập được nhiều chiến công. Ngày 10-12-1861, Nguyễn TRung Trực chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Ét-pê-răng của giặc trên sông Vàm Cỏ Đông làm nức lòng nhân dân ta. Quân Pháp gặp nhiều khó  khăn, bối rối, hoang mang dao động.

- Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang ngày càng phát triển khiến quân Pháp vô cùng bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

* Nguyên nhân triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất với thực dân Pháp:

- Do triều đình có tư tưởng sợ Pháp, không nhàn thấy tình hình của Pháp mà chỉ thấy sức mạnh vượt trội về vũ khí của Pháp.

- Triều đình muốn hòa hoãn với Pháp ở Nam Kì để tập trung lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Triều đình không tin tưởng vào năng lực kháng chiến của nhân dân. Có ảo tưởng thông qua thương thuyết có thể lấy lại các tỉnh đã mất.

Bình luận (0)
HhHh
20 tháng 3 2021 lúc 20:00

 

Hiệp ước đầu tiên mà triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân pháp là Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862).Nội dung của Hiệp ước này là:

- Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến......
=> Nhận xét:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

 

Bình luận (0)
Lê Hoàng Ân 8/2
Xem chi tiết
sky12
11 tháng 4 2022 lúc 20:18

Tham khảo:

-Nguồn:Loigiaihay

 Việc triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp (1858 - 1884). Cụ thể là:

Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.

Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): Chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Qua những hiệp ước trên, ta thấy triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.

Bình luận (0)
kodo sinichi
12 tháng 4 2022 lúc 10:50

Tham khảo:

-Nguồn:Loigiaihay

 Việc triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp (1858 - 1884). Cụ thể là:

- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): Chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Qua những hiệp ước trên, ta thấy triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 9 2019 lúc 2:43

Các văn thân sĩ phu phong kiến là người chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng trung quân- ái quốc, Với họ hai phạm trù này không thể tách rời nhau. Tuy nhiên, từ sau hiệp ước 1862, triều đình Nguyễn dần đi vào con đường thỏa hiệp, đầu hàng thực dân Pháp, trung quân và ái quốc không còn gắn liền với nhau. Nếu trung với vua thì có tội với nước và ngược lại. Điều này đã tạo ra sự mâu thuẫn, bế tắc trong tư tưởng của các văn thân sĩ phu, dẫn đến những lựa chọn khác nhau như treo ấn từ quan về quê ở ẩn, bất tuân lệnh vua ở lại cùng nhân dân kháng chiến, tự sát…

Đáp án cần chọn là: B

Bình luận (0)
Phạm Văn Lương
Xem chi tiết
Trương Khánh Hồng
22 tháng 4 2016 lúc 11:28

NĂM 1958 - 1984

Bình luận (0)
Ducanhdeptraibodoi
28 tháng 4 2019 lúc 21:16

Năm 1859, Pháp chiếm Gia Định. Năm 1860, Pháp dồn lực lượng vào cuộc chiến với Trung Hoa. Nhà Nguyễn không tận dụng được thời cơ giải phóng Gia Định mà án binh bất động. 1861, Pháp chiếm Định Tường. Nhà Nguyễn chủ trương nghị hoà. Cuối năm 1861 đầu 1862, Pháp đánh Biên Hoà. Bà Rịa, Vĩnh Long..., quan quân nhà Nguyễn tháo chạy. Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) được ký, theo đó nhà Nguyễn nhượng 3 tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và đảo Côn Lôn cho Pháp, cùng với những nhượng bộ khác rất nặng nề như: mở cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho tư bản Pháp tự do buôn bán, bồi thường cho Pháp 4 triệu france...

Năm 1867, chỉ trong vòng vài ngày, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) mà không gặp phải sự kháng cự đáng kể nào.

Năm 1873, Pháp đánh Hà Nội. Nhà Nguyễn không có phản ứng nên Pháp nhân cơ hội chiếm luôn các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình... Quân và dân địa phương chiến đấu nhưng triều đình Huế không ủng hộ, trái lại còn ra lệnh bắt họ rút lui (điển hình là trường hợp Hoàng Tá Viêm). Năm 1874, hiệp ước Giáp Tuất được ký kết, theo đó nhà Nguyễn nhượng Pháp thêm 3 tỉnh miền Tây, mở cửa sông Hồng, cửa Thị Nại, Hải Phòng, Hà Nội cho Pháp buôn bán và đặt lãnh sự, truy bắt và giải nộp cho Pháp những người nổi loạn ở Nam Kỳ trốn ra phía Bắc. Hiệp ước 1874 đánh dấu bước mới trong quá trình đầu hàng của triều Nguyễn.

Năm 1883, Pháp đánh kinh thành Huế. Nhà Nguyễn ký điều ước Harmand thừa nhận quyền "bảo hộ" của Pháp ở nước ta. Năm 1884, Hiệp ước Patenôtre ký ngày gồm 19 điều khoản, xác định rõ thêm vai trò “bảo hộ” của nước Pháp đối với Việt Nam. Nước ta bị chia cắt làm ba: Nam Kỳ thuộc địa, Bắc Kỳ “bảo hộ” (thực chất do các công sứ Pháp trực trị) và Trung Kỳ của Nam triều do khâm sứ Pháp điều khiển. Hiệp ước Patenôtre hoàn toàn biến nước ta thành thuộc địa của Pháp. Nói cách khác, đến đây triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
13 tháng 1 2019 lúc 12:38

Với những điều khoản mà triều đình Huế kí với Pháp trong Hiệp ước Hácmăng, Patơnốt đã đánh dấu quá trình hoàn thành xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp – cũng là sự kiện đánh dấu sự đầu hang hoàn toàn cảu triều đình nhà Nguyễn.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 1 2018 lúc 1:57

Đáp án A

Với những điều khoản mà triều đình Huế kí với Pháp trong Hiệp ước Hácmăng, Patơnốt đã đánh dấu quá trình hoàn thành xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp – cũng là sự kiện đánh dấu sự đầu hang hoàn toàn cảu triều đình nhà Nguyễn.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 6 2017 lúc 16:46

Đáp án D

Trong quá trình đầu hàng từng bước của triều Nguyễn thì việc kí với thực dân Pháp Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã đánh dấu kết thúc quá trình này – Việt Nam chính thức đặt dưới sự bảo hộ của Pháp.

Bình luận (0)