Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
15 tháng 8 2023 lúc 9:49

tham khảo

- Vị trí địa lí của Vùng biển Việt Nam:

+ Vùng biển của Việt Nam là một phần của Biển Đông.

+ Biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Phạm vi của vùng biển Việt Nam:

+ Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm 5 bộ phận là: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

+ Đối với vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất về đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước, được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng với tọa độ địa lí xác định.

 

+ Vùng biển miền Trung mở rộng ra Biển Đông, bao gồm nhiều đảo, quần đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hoà).

+ Vùng biển Nam Bộ bao gồm một phần vịnh Thái Lan, có nhiều đảo và quần đảo như Phú Quốc, Côn Sơn,...

* Nêu tên các huyện đảo của Việt Nam

- Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô - thuộc tỉnh Quảng Ninh

- Huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ - thuộc thành phố Hải Phòng.

- Huyện đảo Cồn Cỏ - thuộc tỉnh Quảng Trị.

- Huyện đảo Hoàng Sa - thuộc thành phố Đà Nẵng.

- Huyện đảo Lý Sơn - thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

- Huyện đảo Trường Sa - thuộc tỉnh Khánh Hòa.

- Huyện đảo Phú Quý - thuộc tỉnh Bình Thuận.

- Huyện đảo Côn Đảo - thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc - thuộc tỉnh Kiên Giang.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 9:49

Tham khảo

♦ Phạm vi:

- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một phần của Biển Đông.

- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

♦ Vị trí:

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta.

+ Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây nam (tỉnh Kiên Giang).

+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông.

- Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu lục khác.

- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.

 Các huyện đảo của Việt Nam: 

- Huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng);

- Huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng);

- Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh);

- Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu);

- Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị);

- Huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng);

- Huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang);

- Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);

- Phú Quý (Bình Thuận);

- Phú Quốc (Kiên Giang);

- Trường Sa (Khánh Hòa);

- Vân Đồn (Quảng Ninh).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 5 2019 lúc 4:48

Biển Đông ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên ở Việt Nam: Tài nguyên, thiên tai, địa hình bờ biển, khí hậu, sinh vật (sgk Địa lí 12 trang 36-39). Đáp án B bao quát nhất

=> Chọn đáp án B

Bình luận (0)
Đỗ Lan Anh
Xem chi tiết
Meowww
18 tháng 11 2021 lúc 19:13

+Yếu tố tự nhiên ở miền đồng bằng : M:phù sa ,đất đai màu mỡ,khí hậu nóng ẩm,nguồn nước dồi dào,...

+Yếu tố tự nhiên ở miền núi :M:rừng ,đồi núi,nương,sông,suối,.....

+Yếu tố tự nhiên ở miền ven biển :M:bãi cát,biển,vỏ sò,hải sản,.........

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Quang Điện
18 tháng 11 2021 lúc 18:58

chịu!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trang Minh trang
18 tháng 11 2021 lúc 18:58

ai mà biết

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Duc Nhat
Xem chi tiết

Tham khảo :

Câu 14 :

a/ Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa :

- Chế độ nhiệt : nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ .

- Chế độ gió : trên biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4 , các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam .

- Chế độ mưa : lượng mưa trên biển đạt 1100 - 1300mm/năm .

b/  - Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải :

+ Khai thác hợp lý thuỷ hải sản .
+ Hạn chế tình trạng tràn dầu .
+ Hạn chế chất thải sinh hoạt và sản xuất đổ ra biển…

Câu 15 :

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

     + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

    + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

     + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

     + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

      ● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

      ● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

     + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

     + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

     + Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

    + Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

     + Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện .

Câu 16 :

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam, bởi vì :

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1%, cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m.

- Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ miền Tâv Bắc tới miền Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị nhấn chìm thành các quần đảo như vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh) trong vịnh Bắc Bộ.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung nước ta.

Bình luận (0)
Ng Hiền Anh
Xem chi tiết
Long Sơn
17 tháng 3 2022 lúc 20:03

a) bãi biển: Trà Cổ, Non Nước, Mỹ Khê, Sầm Sơn,...

b) Tham khảo

– Địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, đây là vùng địa hình đồng bằng châu thổ và có diện tích lớn thứ 2 ở nước ta. – Khí hậu nằm trong vùng khí hậu phía bắc và có khí hậu là nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Đầu mùa đông se lạnh còn cuối mùa đông ngoài lạnh ra còn có các cơn mưa phùn nên có hơi ẩm.

Bình luận (0)
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
17 tháng 3 2022 lúc 20:03

 

Một số bãi biển nổi tiếng ở nước ta: Bãi Cháy (Quảng Ninh) Đồ Sơn (Hải Phòng) Sầm Sơn (Thanh Hóa) 
Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 23:30

Tham khảo

- Địa hình:

+ Địa hình ven biển: khá đa dạng, gồm: các tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm, phá, vịnh cửa sông, vũng vịnh nước sâu, bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn,...

+ Địa hình thềm lục địa: nông, mở rộng ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, thu hẹp ở khu vực miền Trung. Vùng thềm lục địa được tiếp nối với địa hình trên đất liền, tạo nên sự thống nhất về tự nhiên giữa đất liền và vùng biển.

+ Địa hình đảo: Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).

- Khí hậu: Vùng biển đảo nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa hải dương.

+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là khoảng trên 23 °C.

+ Lượng mưa trung bình năm khoảng 1100 mm/năm trở lên.

+ Hướng gió trên Biển Đông thay đổi theo mùa: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế; Các tháng còn lại, gió hướng tây nam chiếm ưu thế, riêng vịnh Bắc Bộ, gió chủ yếu có hướng đông nam.

+ Vùng biển đảo nước ta chịu nhiều thiên tai như: áp thấp nhiệt đới, bão, dông, lốc,...

Hải văn

+ Độ muối trung bình là khoảng 32 %0 - 33%0, có sự thay đổi theo mùa, theo từng khu vực và theo độ sâu.

+ Chế độ thuỷ triều đa dạng, bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều.

+ Trên vùng biển có các dòng biển hoạt động theo mùa: vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; vào mùa hạ, dòng biển có hướng tây nam - đông bắc. Ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan có những dòng biển riêng.

Sinh vật

+ Sinh vật biển rất phong phú và đa dạng với các loài cá, tôm, mực, rắn biển, rùa biển, san hô,...

+ Trên các đảo và ven biển còn có rừng nhiệt đới thường xanh, rừng ngập mặn với một số loài cây đặc trưng như: sú, vẹt, đước, mắm,...

Khoáng sản

+ Thềm lục địa Việt Nam có dầu mỏ, khí đốt.

+ Ngoài ra, vùng ven biển nước ta còn có một số loại khoáng sản khác như: ti-tan, ni-ken, cát,... Đáy biển Việt Nam còn có trữ lượng băng cháy khá lớn.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 11 2019 lúc 18:21

Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ.

- Chế độ gió: trên biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam.

- Chế độ mưa: lương mưa trên biểu đạt 1100 – 1300 mm/năm.

Bình luận (0)
khang AXC
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
31 tháng 10 2023 lúc 1:01

- Gió mùa: Một trong những đặc điểm quan trọng của khí hậu nhiệt đới gió mùa là sự thay đổi của hướng gió theo mùa. Ở Việt Nam, gió mùa chính chia thành hai loại: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Trong mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10), gió mùa Tây Nam đưa khí ấm và ẩm từ biển Đông vào bờ biển Việt Nam, gây ra mùa mưa. Trong mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4), gió mùa Đông Bắc đem theo không khí khô và lạnh từ phía Bắc Trung Quốc xuống, gây ra mùa khô.

- Nhiệt độ: Vùng biển của Việt Nam thường có nhiệt độ cao, đặc biệt là trong mùa hè. Nhiệt độ biển thường nằm trong khoảng từ 25°C đến 30°C, với mùa hè có nhiệt độ biển cao nhất.

- Sự biến đổi của lượng mưa: Trong mùa hè, khi gió mùa Tây Nam đổ vào, lượng mưa tập trung nhiều và kéo dài. Các khu vực ven biển và các đảo thường nhận được lượng mưa lớn. Trong mùa đông, khi gió mùa Đông Bắc thổi, lượng mưa giảm đáng kể và gây ra mùa khô.

- Nguồn gốc của gió và mưa: Gió mùa Tây Nam đem theo hơi ẩm từ biển Đông, trong khi gió mùa Đông Bắc mang không khí khô và lạnh từ phía Bắc. Sự tương tác giữa hai dòng không khí này gây ra mùa mưa và mùa khô, tạo nên tính chất gió mùa trong khí hậu biển của Việt Nam.

- Sự thay đổi của điều kiện biển: Trong mùa mưa, vùng biển thường đầy ắp sự sống với nhiều loài cá và sinh vật biển khác nhau, do nhiệt độ biển cao và nguồn dinh dưỡng từ lượng mưa lớn. Trong mùa khô, nhiệt độ biển thường tăng lên và có thể gây ra hiện tượng nước biển nhiệt đới.

Bình luận (0)
KURUMI TOKISAKI
Xem chi tiết