so sánh bài Nam Quốc Sơn Hà và bài Bình Ngô Đại Cáo có gì tiến bộ và thay đổi
Có bạn nào thuộc bài Nam Quốc Sơn Hà và bài Bình Ngô Đại Cáo không?
Mình chỉ thuộc nam quốc sơn hà thôi:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Nam Quốc Sơn Hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Như đẳng hành khan thủ bại hư
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Bình ngô đại cáo
Cái văn:
Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân,
Điếu phạt chi sư mạc tiên khử bạo.
Duy, ngã Đại Việt chi quốc,
Thực vi văn hiến chi bang.
Sơn xuyên chi phong vực ký thù,
Nam bắc chi phong tục diệc dị.
Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc,
Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương.
Tuy cường nhược thì hữu bất đồng,
Nhi hào kiệt thế vị thường phạp.
Cố Lưu Cung tham công dĩ thủ bại,
Nhi Triệu Tiết hiếu đại dĩ xúc vong.
Toa Đô ký cầm ư Hàm Tử quan,
Ô Mã hựu ế ư Bạch Đằng hải.
Kê chư vãng cổ,
Quyết hữu minh trưng.
Khoảnh nhân Hồ chính chi phiền hà.
Chí sử nhân tâm chi oán bạn.
Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân;
Ác đảng hoài gian, cánh dĩ mại ngã quốc.
Hân thương sinh ư ngược diệm,
Hãm xích tử ư hoạ khanh.
Khi thiên võng dân, quỷ kế cái thiên vạn trạng;
Liên binh kết hấn nẫm ác đãi nhị thập niên.
Bại nghĩa thương nhân, càn khôn kỷ hồ dục tức;
Trọng khoa hậu liễm, sơn trạch mi hữu kiết di.
Khai kim trường tái mạo lam chướng nhi phủ sơn đào sa,
Thái minh châu tắc xúc giao long nhi căng yêu thộn hải.
Nhiễu dân thiết huyền lộc chi hãm tịnh,
Điển vật chức thuý cầm chi võng la.
Côn trùng thảo mộc giai bất đắc dĩ toại kỳ sinh,
Quan quả điên liên câu bất hoạch dĩ an kỳ sở.
Tuấn sinh linh chi huyết dĩ nhuận kiệt hiệt chi vẫn nha;
Cực thổ mộc chi công dĩ sùng công tư chi giải vũ.
Châu lý chi chinh dao trọng khốn,
Lư diêm chi trữ trục giai không.
Quyết Đông Hải chi thuỷ bất túc dĩ trạc kỳ ô,
Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác.
Thần dân chi sở cộng phẫn,
Thiên địa chi sở bất dung.
Dư:
Phấn tích Lam Sơn,
Thê thân hoang dã.
Niệm thế thù khởi khả cộng đới,
Thệ nghịch tặc nan dữ câu sinh.
Thống tâm tật thủ giả thuỳ thập dư niên,
Thường đảm ngoạ tân giả cái phi nhất nhật.
Phát phẫn vong thực, mỗi nghiên đàm thao lược chi thư,
Tức cổ nghiệm kim, tế suy cứu hưng vong chi lý.
Đồ hồi chi chí,
Ngộ mị bất vong.
Đương nghĩa kỳ sơ khởi chi thì,
Chính tặc thế phương trương chi nhật.
Nại dĩ:
Nhân tài thu diệp,
Tuấn kiệt thần tinh.
Bôn tẩu tiên hậu giả ký phạp kỳ nhân,
Mưu mô duy ác giả hựu quả kỳ trợ.
Đặc dĩ cứu dân chi niệm, mỗi uất uất nhi dục đông;
Cố ư đãi hiền chi xa, thường cấp cấp dĩ hư tả.
Nhiên kỳ:
Đắc nhân chi hiệu mang nhược vọng dương,
Do kỷ chi thành thậm ư chửng nịch.
Phẫn hung đồ chi vị diệt,
Niệm quốc bộ chi tao truân.
Linh Sơn chi thực tận kiêm tuần,
Khôi Huyện chi chúng vô nhất lữ.
Cái thiên dục khốn ngã dĩ giáng quyết nhiệm,
Cố dữ ích lệ chí dĩ tế vu nan.
Yết can vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập;
Đầu giao hưởng sĩ, phụ tử chi binh nhất tâm.
Dĩ nhược chế cường, hoặc công nhân chi bất bị;
Dĩ quả địch chúng thường thiết phục dĩ xuất kỳ.
Tốt năng:
Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn,
Dĩ chí nhân nhi dị cường bạo.
Bồ Đằng chi đình khu điện xế,
Trà Lân chi trúc phá hôi phi.
Sĩ khí dĩ chi ích tăng,
Quân thanh dĩ chi đại chấn.
Trần Trí, Sơn Thọ văn phong nhi sỉ phách,
Lý An, Phương Chính giả tức dĩ thâu sinh.
Thừa thắng trường khu, Tây Kinh ký vị ngã hữu;
Tuyển binh tiến thủ, Đông Đô tận phục cựu cương.
Ninh Kiều chi huyết thành xuyên, lưu tinh vạn lý;
Tốt Động chi thi tích dã, di xú thiên niên.
Trần Hiệp tặc chi phúc tâm, ký kiêu kỳ thủ;
Lý Lượng tặc chi gian đố, hựu bạo quyết thi.
Vương Thông lý loạn nhi phần giả ích phần,
Mã Anh cứu đấu nhi nộ giả ích nộ.
Bỉ trí cùng nhi lực tận, thúc thủ đãi vong;
Ngã mưu phạt nhi tâm công, bất chiến tự khuất.
Vị bỉ tất dị tâm nhi cải lự,
Khởi ý phục tác nghiệt dĩ tốc cô.
Chấp nhất kỷ chi kiến dĩ giá hoạ ư tha nhân,
Tham nhất thì chi công dĩ di tiếu ư thiên hạ.
Toại linh Tuyên Đức chi giảo đồng, độc binh vô yếm;
Nhưng mệnh Thạnh Thăng chi noạ tướng, dĩ du cứu phần.
Đinh vị cửu nguyệt Liễu Thăng toại dẫn binh do Khâu Ôn nhi tiến,
Nản niên thập nguyệt Mộc Thạnh hựu phân đồ tự Vân Nam nhi lai.
Dư tiền ký tuyển binh tái hiểm dĩ tồi kỳ phong,
Dư hậu tái điều binh tiệt lộ dĩ đoạn kỳ thực.
Bản nguyệt thập bát nhật Liễu Thăng vị ngã quân sở công, kế truỵ ư Chi Lăng chi dã;
Bản nguyệt nhị thập nhật Liễu Thăng hựu vị ngã quân sở bại, thân tử ư Mã An chi sơn.
Nhị thập ngũ nhật Bảo Định bá Lương Minh trận hãm nhi táng khu,
Nhị thập bát nhật Thượng thư Lý Khánh kế cùng nhi vẫn thủ.
Ngã toại nghênh nhận nhi giải,
Bỉ tự đảo qua tương công.
Kế nhi tứ diện thiêm binh dĩ bao vi,
Kỳ dĩ thập nguyệt trung tuần nhi điễn diệt.
Viên tuyển tì hưu chi sĩ,
Thân mệnh trảo nha chi thần.
Ẩm tượng nhi hà thuỷ càn,
Ma đao nhi sơn thạch khuyết.
Nhất cổ nhi kình khô ngạc đoạn,
Tái cổ nhi điểu tán quân kinh.
Quyết hội nghĩ ư băng đê,
Chấn cương phong ư cảo diệp.
Đô đốc Thôi Tụ tất hành nhi tống khoản,
Thượng thư Hoàng Phúc diện phọc dĩ tựu cầm.
Cương thi tái Lượng Giang Lượng Sơn chi đồ,
Chiến huyết xích Xương Giang Bình Than chi thuỷ.
Phong vân vị chi biến sắc,
Nhật nguyệt thảm dĩ vô quang.
Kỳ Vân Nam binh vị ngã quân sở ách ư Lê Hoa, tự đỗng nghi hư hạt nhi tiên dĩ phá phủ;
Kỳ Mộc Thạnh chúng văn Thăng quân sở bại ư Cần Trạm, toại lận tạ bôn hội nhi cận đắc thoát thân.
Lãnh Câu chi huyết chử phiếu, giang thuỷ vị chi ô yết;
Đan Xá chi thi sơn tích, dã thảo vị chi ân hồng.
Lưỡng lộ cứu binh ký bất toàn chủng nhi câu bại,
Các thành cùng khấu diệc tướng giải giáp dĩ xuất hàng.
Tặc thủ thành cầm, bỉ ký trạo ngạ hổ khất liên chi vĩ;
Thần võ bất sát, dư diệc thể thượng đế hiếu sinh chi tâm.
Tham tướng Phương Chính, Nội quan Mã Kỳ, tiên cấp hạm ngũ bách dư sưu, ký độ hải nhi do thả hồn phi phách tán;
Tổng binh Vương Thông, Tham chính Mã Anh, hựu cấp mã sổ thiên dư thất, dĩ hoàn quốc nhi ích tự cổ lật tâm kinh.
Bỉ ký uý tử tham sinh, nhi tu hảo hữu thành;
Dư dĩ toàn quân vi thượng, nhi dục dân chi đắc tức.
Phi duy mưu kế chi cực kỳ thâm viễn,
Cái diệc cổ kim chi sở vị kiến văn.
Xã tắc dĩ chi điện an,
Sơn xuyên dĩ chi cải quan.
Càn khôn ký bĩ nhi phục thái,
Nhật nguyệt ký hối nhi phục minh.
Vu dĩ khai vạn thế thái bình chi cơ,
Vu dĩ tuyết thiên địa vô cùng chi sỉ.
Thị do thiên địa tổ tông chi linh hữu,
Dĩ mặc tương âm hữu nhi trí nhiên dã.
Ô hô!
Nhất nhung đại định,
Hất thành vô cạnh chi công;
Tứ hải vĩnh thanh,
Đản bố duy tân chi cáo.
Bá cáo hà nhĩ,
Hàm sử văn tri.
So sánh quan niệm về quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi Trong Bình Ngô Đại Cáo với Quan niệm của Lý Thường Kiệt trong Nam Quốc Sơn Hà
Tham khảo:
- Giống nhau: Đều khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc trên hai phương diện: lãnh thổ riêng, hoàng đế riêng.
- Khác nhau: Trong "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi bổ sung thêm 3 yếu tố: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử dân tộc. Sự sâu sắc thể hiện ở chỗ Nguyễn Trãi khẳng định văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất khẳng định sự tồn tại bền vững của một quốc gia độc lập. =)?
* Bài tập sáng tạo: Chỉ ra một số điểm giống nhau, khác nhau về bối cảnh ra đời các bản "tuyên ngôn độc lập" trong văn học Việt Nam: Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).
5. Qua việc đọc ba văn bản nghị luận Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Nam quốc sơn hà - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước (theo Nguyễn Hữu Sơn), nêu một số điểm khác biệt giữa:
a. Văn bản nghị luận văn học và văn bản nghị luận xã hội?
b. Văn bản nghị luận trung đại với văn bản nghị luận hiện đại?
THAM KHẢO!
a.
Phương diện | Văn bản nghị luận văn học | Văn bản nghị luận xã hội |
Đối tượng nghị luận | Vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học. | Vấn đề, hiện tượng trong đời sống hoặc vấn đề về tư tưởng, đạo lí. |
Phạm vi nghị luận | Gói gọn trong tác phẩm văn học. | Bao quát các vấn đề trong cuộc sống. |
Mục đích nghị luận | Nêu ra quan điểm về vấn đề, hiện tượng văn học. | Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng, tư tưởng trong đời sống. |
Lí lẽ và dẫn chứng | Chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ tác phẩm văn học. | Đa dạng hơn so với văn bản nghị luận văn học. |
tham khảo
__
b.
Phương diện | Văn bản nghị luận trung đại | Văn bản nghị luận hiện đại |
Hình thức | - Cố định ở một số thể loại riêng biệt: chiếu, hịch, cáo, tấu... - Sử dụng Hán văn. - Câu văn thường tuân theo các quy tắc: biền ngẫu, dụng điển. - Chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo. | - Ngôn ngữ đời thường, hiện đại. - Lập luận phụ thuộc vào lí lẽ và dẫn chứng. - Có thể sử dụng biện pháp tu từ để tạo nên yếu tố biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho bài viết. |
Nội dung | Thường bàn tới những vấn đề tầm cỡ quốc gia, liên quan đến quốc kế, dân an. | Đề tài rộng, phong phú. |
Qua việc đọc ba văn bản nghị luận Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Nam quốc sơn hà - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước (theo Nguyễn Hữu Sơn), nêu một số điểm khác biệt giữa:
a. Văn bản nghị luận văn học và văn bản nghị luận xã hội?
b. Văn bản nghị luận trung đại với văn bản nghị luận hiện đại?
a.
Phương diện | Văn bản nghị luận văn học | Văn bản nghị luận xã hội |
Đối tượng nghị luận | Vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học. | Vấn đề, hiện tượng trong đời sống hoặc vấn đề về tư tưởng, đạo lí. |
Phạm vi nghị luận | Gói gọn trong tác phẩm văn học. | Bao quát các vấn đề trong cuộc sống. |
Mục đích nghị luận | Nêu ra quan điểm về vấn đề, hiện tượng văn học. | Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng, tư tưởng trong đời sống. |
Lí lẽ và dẫn chứng | Chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ tác phẩm văn học. | Đa dạng hơn so với văn bản nghị luận văn học. |
b.
Phương diện | Văn bản nghị luận trung đại | Văn bản nghị luận hiện đại |
Hình thức | - Cố định ở một số thể loại riêng biệt: chiếu, hịch, cáo, tấu... - Sử dụng Hán văn. - Câu văn thường tuân theo các quy tắc: biền ngẫu, dụng điển. - Chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo. | - Ngôn ngữ đời thường, hiện đại. - Lập luận phụ thuộc vào lí lẽ và dẫn chứng. - Có thể sử dụng biện pháp tu từ để tạo nên yếu tố biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho bài viết. |
Nội dung | Thường bàn tới những vấn đề tầm cỡ quốc gia, liên quan đến quốc kế, dân an. | Đề tài rộng, phong phú. |
Chỉ ra một số điểm giống nhau, khác nhau về bối cảnh ra đời các bản "tuyên ngôn độc lập" trong văn học Việt Nam: Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).
Học thuộc lòng một số đoạn trong bản dịch Bình Ngô đại cáo và các bài thơ của Nguyễn Trãi có trong bài học này (Bảo kính cảnh giới - bài 43 Dục Thúy Sơn).
Học sinh tự chọn một tác phẩm tiêu biểu để học thuộc.
có ý kiến nhận xét đọc lời dụ tướng sĩ của vua Quang Trung -Nguyễn Huệ ta nghe như âm vang của nam quốc sơn hà (lý Thường kiệt) , hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) , Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) em hãy phân tích lời tướng sĩ của vua Quang Trung -Nguyễn Huệ và làm sáng tỏ nhận xét trên
So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 bài thơ "Phò giá về kinh" và "Nam quốc sơn hà"
– Điểm giống nhau của hai bài thơ :
+ Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh khí khí phách của dân tộc.
+ Ý thơ dồn nén hàm súc, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ.
+ Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo, ẩn vào trong câu chữ.
– Sự khác nhau :
+ Nam quốc sơn hà làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và nói về chủ quyền đất nước
+ Tụng giá hoàn kinh sư làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt và nói về lịch sử chống giặc
đúng thì like mink nha
Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ông cha ta đã để lại biết bao nhiêu bài thơ bất hủ khẳng định được chủ quyền và nền độc lập của nhân dân ta. Chính vì thế mà bọn xâm lược có là ai đi chăng nữa thì nhân dân ta vẫn đoàn kết kiên cường chống lại chúng. Cùng ra đời trong cùng một thời điểm hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh tuy có những nét khác sau nhưng lại cũng có những nét tương đồng nhất định.
Trước hết cả hai bài thơ đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.
Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm ấy:
“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng nay sẽ bị đánh tơi bời. ”
Và đúng là như vậy không chỉ là bài thơ mà ngay cả lịch sử cũng đã chứng minh được quân và dân ta đã đánh cho lũ giặc cướp nước kia tơi bời khiến cho chúng chạy không kịp nữa, hồn bay phách lạc mà xéo lên nhau chạy thôi. Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược bảo vệ đất nước của nhân dân ta.
Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược ấy qua hai câu thơ:
“Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù. ”
Các địa danh được gợi lên rất cụ thể để từ đó cho thấy được nhân dân ta đã đánh chúng tơi bời như thế nào. Đó chính là kết cục cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những con người nhỏ bé đã đứng lên với ý chí của mình cướp giáo giặc ở Chương Dương, bắt quân thù ở Hàm Tử.
Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được. cả hai bài thơ đều nói về chủ quyền ấy tuy nhiên bài Nam quốc sơn hà nói rõ hơn:
“Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời. ”
Đó là sách trời đã định sẵn chủ quyền ấy. Có thể nói về phần này thì câu thơ có phần nghiêng về phía thần linh nhiều hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta đều biết rằng tác giả nói như thế để khẳng định chủ quyền của dân tộc mình.
Hay trong phò giá về kinh cũng thế, hai câu thơ cuối bài cũng thể hiện chủ quyền dân tộc:
“Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu”
Qua chữ “non nước ngàn thu” như muốn thể hiện sự lâu bền của đất nước có từ xa xưa rồi. Và cho đến ngày nay thì nó vẫn thế cho nên nếu xâm lược thì nhân dân Việt Nam sẽ dốc hết sức mình để giữ vững nền độc lập ấy.
Qua đây ta thấy hai bài thơ trên đều có những nét tương đồng nhất định. Đó chính là việc khẳng định và ý chí quyết tâm chống lại bọn xâm lược để bảo vệ đất nước ta. Đồng thời còn một nét tương đồng mà ta cần phải biết đến nữa đó chính là lòng yêu nước của Trần Quang khải và Lý Thường Kiệt
Giống nhau: Cả hai bài đều có biểu ý và biểu cảm
Khác nhau: Sông núi Nước Nam :Ẩn Kín
Phò Giá Về Kinh: lộ rõ