những biện pháp để phòng chống thiên tai
Thiên tai gây ra những rủi ro, thiệt hại khác nhau.
- Quan sát các hình dưới đây và nếu biện pháp phòng chống thiên tai.
- Việc làm trong mỗi hình trên để ứng phó với thiên tai nào?
Phòng chống thiên tai
- Các biện pháp phòng chống thiên tai:
+ Không trú dưới gốc cây khi có giông sét;
+ Lắng nghe thông tin về thiên tai từ ti vi, loa, đài,…
+ Đi sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương;
+ Chằng chống nhà cửa,…
- Việc làm ở mỗi hình trên để ứng phó với lũ.
- Xác định các nội dung của kế hoạch truyền thông về biện pháp phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
Gợi ý:
- Xây dựng kế hoạch truyền thông về biện pháp phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai cho người dân địa phương nơi em sinh sống.
- Giới thiệu về kế hoạch truyền thông đã xây dựng
Ở nơi em sống thường xảy ra thiên tai nào? Hãy đề xuất biện pháp để phòng, chống.
- Nơi em sống thường xảy ra thiên tai sạt lở đất.
- Biện pháp để phòng, chống sạt lở đất:
+ Trồng rừng và bảo vệ rừng.
+ Xây dựng các công trình nhà ở kiên cố.
+ Tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ thiên nhiên.
+ Di chuyển khỏi vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai.
- Thực hiện kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
- Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch truyền thông
Tham khảo
1.1 Trong khi xảy ra bão
- Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật…
- Không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ.
- Nên ở trong nhà, nơi chú ẩn không đi ra ngoài, tránh xa cửa sổ và cửa ra vào.
- Chuẩn bị sẵn đèn pin đề phòng mất điện, không sử dụng nến để thắp sáng để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế, khu vực bếp gas, vì dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ.
- Đề phòng lốc xoáy do bão gây ra; nên ở bên trong và ở trung tâm ngôi nhà hoặc tầng hầm.
- Nếu bạn được lệnh sơ tán, hãy mang theo các đồ dùng thiết yếu cho gia đình bạn và di chuyển ngay đến một nơi trú ẩn được chính quyền địa phương sắp xếp.
- Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu nạn, cứu hộ.
1.2 Sau khi xảy ra bão
- Tiếp tục theo dõi tin tức và cập nhật tình hình thời tiết.
- Chú ý đến các yếu tố nguy hiểm như đường dây điện bị đứt và nước nhiễm điện, vì thông thường khi bão tan khả năng lũ lụt vẫn còn xảy ra.
- Không đến gần hoặc đi vào các tòa nhà đã bị hư hại, ngập nước, tuân thủ theo các biển cảnh báo khi lái xe, không đi vào đường bị ngập nước hoặc có chướng ngại vật (ngay cả với phương tiện lớn), vì phương tiện có thể bị nước cuốn trôi hoặc nguy hiểm.
- Kết quả:
Người dân giảm thiệu được tình trạng thiệt hại về tài sản.
CÂU 6 :VẬN DỤNG ĐƯA RA CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI?
- Trước khi thiên tai xảy ra: sơ tán dân, chằng chống nhà cửa,...
- Trong khi thiên tai xảy ra: đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản.
- Sau khi thiên tai xảy ra: cần khắc phục hậu quả của thiên tai.
Xây dựng kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp để phòng tránh thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
Đọc thông tin và kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy đề xuất một số biện pháp để phòng chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung.
Một số biện pháp
- Trồng rừng phòng hộ ven biển
- Chống sạt lở đất
- Di dân
Đọc thông tin và sơ đồ hình 15, em hãy nêu một số biện pháp góp phần bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai.
Tham khảo!
Một số biện pháp góp phần bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
+ Trồng rừng và bảo vệ rừng.
+ Xây dựng các công trình thủy lợi.+ Di chuyển người dân khỏi nơi có nguy cơ xảy ra thiên tai.
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
+ Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai.