Những câu hỏi liên quan
Phương Ry
Xem chi tiết
BiBi Nguyen
Xem chi tiết
Mac Willer
2 tháng 5 2021 lúc 22:06

Kiến trúc:xuất hiện tháp ep phen

kinh tế:lỗ 3 tỷ usd

văn hoá: đi đến đâu, chửi đến đó

Bình luận (0)
BiBi Nguyen
Xem chi tiết
Đậu Hũ Kho
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 8 2018 lúc 18:09

* Sự phát triển của thủ công nghiệp:

    - Nghề thủ công truyền thống tiếp tục pahts triển và đạt trình độ cao như: dệt,gốm...

    - Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài...

    - Khai thác mỏ- một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    - Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

    - Ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng.

* Sự phát triển của thương nghiệp:

    - Nội thương:

        + Chợ, làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.

        + Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn.

        + Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

        + Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.

    - Ngoại thương:

        + Thuyền buôn các nước (kể cả các nước châu Âu như: Bồ ĐàoNha, Hà Lan, Pháp, Anh) đến Việt Nam buôn bán càng Tấp nập.

        + Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

* Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ XVI-XVII:

    - Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn.

    - Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.

    - Do cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây thuận lợi.

    - Do vị trí địa lý của nước ta thuận lợi cho việc giao thông đi lại ở các vùng miền và thu hút được thương nhân các nước.

Bình luận (0)
Thái Phạm
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
12 tháng 4 2017 lúc 11:40

- Đặc điểm:

+ Cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán mất dần vị thế.

Đây là thể loại văn học chính thống của nhà nước phong kiến mà nội dung của nó chứa đựng tư tưởng của Nho giáo, vì vậy nếu ở thời Lê sơ khi chế độ quân chủ quyền chế đạt đến đỉnh cao, hệ tư tưởng Nho giáo chiếm địa vị độc tôn thì văn học chữ Hán phát triển mạnh mẽ. Thế kỉ XVI - XVIII, khi chế độ phong kiến ngày càng khủng hoảng thì thơ văn chữ Hán cũng suy giảm.

+ Sự phát triển mạnh mẽ của thơ văn chữ Nôm : Đây là thời kì xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng với những tác phẩm bất hủ như Chinh phụ ngâm,...

+ Sự hình thành và phát triển của văn học dân gian: Sự suy thoái của văn học chính thống và những tác động của chính trị, xã hội... đã tạo điều kiện để thể loại văn học dân gian phát triển. Với các sáng tác tập thể của nhân dân, các tác phẩm đã nói lên tâm tư, nguyện vọng về cuộc sống tự do, thoát khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, ca ngợi quê hương...

- Ý nghĩa:

+ Đem lại sự đa dạng phong phú cho văn học Việt Nam.

+ Thể hiện năng lực sáng tạo của nhân dân và làm cho văn học mang đậm màu sắc nhân dân.



Bình luận (0)
trịnh hồng nhung
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
3 tháng 5 2016 lúc 16:24

Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI - XVIII

- Từ cuối thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVII. Do Nhà nước không quan tâm đến sản xuất, nội chiến giữa các thế lực phong kiến => nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên.

- Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp 2 Đàng phát triển.

 + Ruộng đất ở cả 2 Đàng mở rộng nhất là ở Đàng trong.

Nguyên nhân khiến kinh tế nông nghiệp đàng ngoài giảm sút: Do xung đột giữa các tập đoàn phong kiến. Chính quyền Lê-Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Quan lại lộng quyền

 + Thuỷ lợi được củng cố.

 + Giống cây trồng càng phong phú.

 + Kinh nghiệp sản xuất được đúc kết.

- Ơ cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

Bình luận (0)
trịnh hồng nhung
3 tháng 5 2016 lúc 16:04

giúp mình với

 

Bình luận (0)
Gia như
Xem chi tiết
Hải Đăng Nguyễn
23 tháng 3 2022 lúc 20:02

Refer

Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu mục nát. + Số quan lại thu thuế tăng. + Quan lại, cường hào bóc lột nhân dân, ăn chơi xa sỉ. + Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành, tham nhũng vô độ.

Bình luận (0)
TV Cuber
23 tháng 3 2022 lúc 20:02

refer

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần.

- Việc mua quan, bán tước phổ biến, số quan lại ngày càng tăng. Quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó” và khét tiếng tham nhũng.

- Nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân phải nộp nhiều thứ thuế.

- Thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số miền núi cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn. Họ phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong…

=> Cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực, nên đứng dậy đấu tranh.

Bình luận (0)
Vũ Quang Huy
23 tháng 3 2022 lúc 20:03

tham khảo

Tình hình xã hội ở Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII:

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. - Việc mua quan, bán tước phổ biến, số quan lại ngày càng tăng. Quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.

Bình luận (0)