Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thành Đạt
Xem chi tiết
Vũ Minh Tuấn
28 tháng 2 2020 lúc 18:37

* Nguyên nhân:

- Do điều kiện sống không thích hợp: lượng thức ăn không đủ, khí hậu biến đổi,..

- Do sự săn bắt trái phép của nhiều thợ săn đồng thời sự phá hoại chúng.

- Ô nhiễm môi trường.

* Biện pháp :

- Không săn và nuôi các loại lưỡng cư quý hiếm (cóc tam đảo ếch giun...)

- Cần bảo vệ thiện nhiên, tài nguyên, nơi ở của các loài lưỡng cư , phát triển chăn nuôi, và thành lập các khu bảo tồn

- Xử lí nặng những người săn bắt

- Tuyên truyền mọt người có ý thức bảo vệ các loài lưỡng cư.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Kiều Trang
28 tháng 2 2020 lúc 18:30

- Hiện nay số lượng lưỡng sư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường.

- Các biện pháp chủ yếu để kiểm soát được sử dụng là bảo vệ môi trường sống tự nhiên, bảo tồn giống, tái thả và tiêu diệt một số loài xâm lấn nào đó.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
BTS Jimin
Xem chi tiết
TuyetPham
Xem chi tiết
Thanh Hoàng Thanh
3 tháng 3 2022 lúc 17:20

Tham khảo

Câu1:

a. Đặc điểm của ếch thích nghi với môi trường sống ở nước:

- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước giảm sức cản của nước.

- Da phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí → giảm ma sát khi bơi, dễ dàng thực hiện quá trình trao đổi khí qua lớp da.

- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) thích nghi với hoạt động bơi lội.

b. - Để bảo vệ các loài lưỡng cư chúng ta cần có những biện pháp:

+ Cấm săn bắn và gây nuôi một số loài quý hiếm cần được bảo vệ.

+ Bảo vệ môi trường sống của chúng.

+ Đưa những loài lưỡng cư quý hiếm vào vườn quốc gia để chăm sóc, bảo vệ, phát triển nó.

+ Xây dựng khu bảo tồn, vườn thú.

+ Tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ loài lưỡng cư có ích.

Câu 2: 

Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

- Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.

- Cổ dài: tăng khả năng quan sát.

- Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt.

- Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.

- Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.

- Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

Câu 4:

a. - Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.

- Bộ lông: Lông mao.

- Bộ răng: Răng phân hóa răng cửa, răng nanh, răng hàm.

- Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

- Thần kinh: bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.

- Sinh sản: Thai sinh.

- Nuôi con: Bằng sữa mẹ.

- Nhiệt độ cơ thể: Hằng nhiệt.

Bình luận (0)
Mề ta nì su ề
Xem chi tiết
Mai Hiền
28 tháng 3 2021 lúc 15:21

Câu 1:

* Vai trò của lưỡng cư:

   - Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng.

   - Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ có hại, ấu trùng, muỗi, ruồi,…

   - Lưỡng cư có giá trị làm thuốc: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa kinh giật.

   - Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh học.

   - Lưỡng cư làm phong phú thêm lượng sinh vật cho sinh quyển.

Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng rỗng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức nhân nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.

* Biện pháp :

- Không săn và nuôi các loại lưỡng cư quý hiếm.

- Cần bảo vệ thiện nhiên, tài nguyên, nơi ở của các loài lưỡng cư, phát triển chăn nuôi, và thành lập các khu bảo tồn.

- Xử lí nặng những người săn bắt.

- Tuyên truyền mọt người có ý thức bảo vệ.


 

Bình luận (0)
Mai Hiền
28 tháng 3 2021 lúc 15:24

Câu 2:

Vai trò của chim

- Lợi ích:

+ Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm

+ Cung cấp thực phẩm

+ Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh.

+ Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch.

+ Giúp phát tán cây rừng.

- Có hại:

+ Ăn hạt, quả, cá…

+ Là động vật trung gian truyền bệnh

Tính hằng nhiệt của Chim có ưu thế hơn so với tính biến nhiệt ở ĐV biến nhiệt:

- Con vật ít phải lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

- Khi thời tiết quá lạnh con vật không phải ngủ đông hoặc trú đông.

- Cường độ dinh dưỡng sẽ được ổn định và hoạt động của chúng ít bị ảnh hưởng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

Bình luận (0)
Mai Hiền
28 tháng 3 2021 lúc 15:25

Câu 3:

Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

+ Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.

+ Cổ dài: tăng khả năng quan sát.

+ Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt.

+ Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.

+ Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.

+ Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

+ Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.

+ Cổ dài: tăng khả năng quan sát.

+ Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt.

+ Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.

+ Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.

+ Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

Bình luận (0)
Lê Trần Quỳnh Anh
Xem chi tiết

- làm thực phẩm cho con người

- tiêu diêu sau bo và vật chủ trung gian truyền bệnh.

- một số lưong cư có thể gây độc 

- một số làm thuốc chữa bệnh 

Mặc dù các nhà khoa học đã quan sát thấy sự sụt giảm trong các quần thể của một số loài trong châu Âu kể từ năm 1950 , nhận thức rằng suy giảm các quần thể lưỡng cư có thể gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt các loài trên toàn thế giới ngày chỉ từ Những năm 1980 . Trong năm 1993 đã có hơn 500 loài của những con ếch và kỳ giông có mặt trên năm châu lục cho thấy một sự suy giảm dân số . Ngày nay, hiện tượng quần thể lưỡng cư giảm sút ảnh hưởng đến hàng ngàn loài trong tất cả các loại hệ sinh thái và do đó được công nhận là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất, về các loài bị tuyệt chủng hoặc bị đe doạ, chống lại đa dạng sinh học của hành tinh chúng ta .

Ban đầu, các báo cáo về sự suy giảm này đã không được xem xét bởi toàn bộ cộng đồng khoa học. Một số nhà khoa học lập luận rằng các quần thể động vật, chẳng hạn như động vật lưỡng cư, đã trải qua những biến động tự nhiên theo thời gian. Ngày nay, mọi người đều đồng ý rằng hiện tượng suy giảm này lan rộng khắp thế giới và dự kiến ​​kéo dài trong một thời gian dài .

Những sự tuyệt chủng và té ngã của quần thể động vật lưỡng cư là một vấn đề toàn cầu, với các nguyên nhân đa dạng và phức tạp. Trong số đó có các yếu tố địa phương như sự phân mảnh và phá hủy môi trường sống tự nhiên , cũng như sự giới thiệu của con người các loài ăn thịt mới vào hệ sinh thái bị nghi vấn, sự khai thác quá mức các loài lưỡng cư (thực phẩm, thuốc men ...) độc tính và độ chua của môi trường sống lưỡng cư, sự nổi lên của các bệnh mới , biến đổi khí hậu , tăng cường bức xạ cực tím(hậu quả của thiệt hại đối với tầng ôzôn ) và tương tác có khả năng giữa các yếu tố này.

Theo quan điểm của ngày càng nhiều loài bị đe dọa, một chiến lược bảo tồn đã được áp dụng ở cấp quốc tế để chống lại nhiều nguyên nhân của sự suy giảm lưỡng cư. Các biện pháp chủ yếu để kiểm soát được sử dụng là bảo vệ môi trường sống tự nhiên, bảo tồn giống , tái thả và tiêu diệt một số loài xâm lấn nào đó .

Thực tế phần lớn động vật lưỡng cư có lối sống trên mặt đất và dưới nước, và làn da của họ có khả năng thẩm thấu cao , cho thấy chúng có thể dễ bị tổn thương hơn các loài động vật có xương sống trên cạn , khác với các độc tố có trong các môi trường , cũng như thay đổi nhiệt độ của lượng mưa và độ ẩm . Các nhà khoa học đang bắt đầu xem xét đa dạng sinh học của động vật lưỡng cư như là một chỉ số hàng đầu về ô nhiễm gây ra bởi các hoạt động của con người và các hiệu ứng nó có thể có đối với các loài động vật khác.

Bình luận (0)
©ⓢ丶κεη春╰‿╯
15 tháng 3 2018 lúc 16:45

1. Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng :
- tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về đêm.
- tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh cho vật như ruồi, muỗi,....
2. Nguyên nhân khiến lưỡng cư giảm sút :
- săn bắn làm thực phẩm.
- sử dụng thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường .

\(\Rightarrow\)mk nghĩ là vậy đấy cậu chép vào đi

:3

Bình luận (0)
La Gia Linh
Xem chi tiết
marian
8 tháng 3 2016 lúc 19:40

1. Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng :

- tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về đêm.

- tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh cho vật như ruồi, muỗi,....

2. Nguyên nhân khiến lưỡng cư giảm sút :

- săn bắn làm thực phẩm.

- sử dụng thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường .

Bình luận (0)
Vy Yến Phan
1 tháng 3 2017 lúc 18:51

Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi,...
Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. Ếch đồng là vật thí nghiệm trong môn sinh lí học.
Hiện nay số lường cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt đế’ làm thực phẩm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.
Câu 3: Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bố sung cho hoạt động của chim về ban ngày?
Hướng dẫn trả lời:
Đa số loài chim kiếm mồi vào ban ngày còn đa số lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ, nên bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày.

Bình luận (0)
La Gia Linh
9 tháng 3 2016 lúc 8:47

cảm ơn

 

Bình luận (0)
Ender MC
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
23 tháng 3 2022 lúc 15:26

tham khảo

 

Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng.

- Thằn lằn bóng đuôi dài (lớp bò sát) có các đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn so với ếch đồng như :
+ Da khô, có vảy sừng bao bọc : ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
+ Có cổ dài : phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
+ Mắt có mí cử động, có nước mắt : bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
+ Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu :bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ
+ Thân dài, đuôi rất dài : động lực chính của sự di chuyển
+ Bàn chân có năm ngón có vuốt : tham gia di chuyển trên cạn

Trình bày vai trò của lớp lưỡng cư - Mai Thuy

Bình luận (0)
Thạc Huy
Xem chi tiết
Cherry
17 tháng 3 2021 lúc 21:03

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức, ý thức của bản thân về môi trường và thiên nhiên, tình trạng và biệc pháp. - Môi trường là nơi chúng ta sinh sống và những nơi lân cận chúng ta. - Hiện nay nạn gây ô nhiễm môi trường đang là 1 vấn đề nóng. - Ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng đến thiên nhiên. - Thiên nhiên là tạo hóa ban tặng. - Biện pháp: Trồng cây xanh, làm sạch nguồn nước,... Thứ hai: Kêu gọi mọi người chung tay cùng mình bảo vệ thiên nhiên.

Bình luận (0)
ひまわり(In my personal...
17 tháng 3 2021 lúc 21:04

Vai trò của lưỡng cư :

   - Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng : ếch ,...

   - Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ có hại, ấu trùng muỗi, ruồi,…

   - Lưỡng cư có giá trị làm thuốc: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa kinh giật.

   -  là vật thí nghiệm trong sinh học : ếch đồng 

   - Lưỡng cư làm phong phú thêm lượng sinh vật cho sinh quyển.

  Bảo vệ 

+ Cấm săn bắn và gây nuôi một số loài quý hiếm cần được bảo vệ.

+ Bảo vệ môi trường sống của chúng.

+ Đưa những loài lưỡng cư quý hiếm vào vườn quốc gia để chăm sóc, bảo vệ, phát triển nó.

+ Xây dựng khu bảo tồn, vườn thú.

+ Tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ loài lưỡng cư có ích.

  

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
29 tháng 4 2016 lúc 20:31

Nguyên nhân: Bò bị khai thác bừa bãi với sự khai phá tràn làn

Các biện pháp: 

- Ngăn chặn nạn phá rừng 

- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm

- Xây dựng các vườn thực vật, khu bảo tồn

- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm

- Tuyên truyền giáo dục cho nhân dân bảo vệ môi trường

Bình luận (1)
ncjocsnoev
29 tháng 4 2016 lúc 20:34

- Nguyên nhân : Nhiều loài cây có giá trị kinh tế đã bik khai thác bừa bãi ,cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống

- Biện pháp :

+ Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.

+ Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực phẩm quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.

+ Xây dựng các vườn thực vật , vườn quốc gia , các khu bảo tồn ...... để bảo vệ các loài thực vật , trong đó có thực vật quý hiếm .

+ Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm .

+ Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

Bình luận (0)
ko tên
16 tháng 4 2019 lúc 20:27

Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
– Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
– Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật qúy hiếm.
– Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
– Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
– Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
– Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Bình luận (0)