Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trung NC
Xem chi tiết
Lệ Trần
16 tháng 1 2022 lúc 20:54

Ví dụ: như trong ngành Sinh học có các phạm trù: "đồng hóa, "dị hóa". ... tiêu diệt được của vật chất cũng như các hình thức tồn tại của nó tức là vận động, ... cần phân biệt các dạng tồn tại khách quan của vật chất và khái niệm về vật chất.

Khách vãng lai đã xóa
đình nhật linh nguyễn
Xem chi tiết
Cẩm Anh
Xem chi tiết
Minh Ngọc
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 10 2021 lúc 19:37

Em tham khảo:

Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là

a) Ẩn dụ hình thức

VD:                                        Về thăm quê Bác làng Sen

                                        Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

b) Ẩn dụ cách thức

VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

c) Ẩn dụ phẩm chất

VD:                                       Người Cha mái tóc bạc 

                                            Đốt lửa cho anh nằm.

d) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

VD: Nhìn thấy ớn, nghe mệt, nói ngọt, giọng chua lè, thơm điếng cả mũi,...

ngô lê vũ
Xem chi tiết
Long Sơn
16 tháng 11 2021 lúc 15:01

Tham khảo:

Tính chất của oxi là một chất không có mùi, không có màu sắc, không có vị. Oxi tan ít trong nước và có khối lượng nặng hơn không khí. Khi chịu áp suất của khí quyển thì oxi sẽ hóa lỏng ở -183 độ. Khi hóa lỏng sẽ có màu xanh nhạt.

Phải có oxygen trong đất, nước không khí thì các sinh vật mới sống được.

Phương Mai
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
2 tháng 3 2022 lúc 9:24

Bạn ơi cái này ngay trong SGK cũng có bạn chịu khó mở lại xem chứ đăng lên đây mất công lắm

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
23 tháng 7 2019 lúc 15:46

    - Ví dụ về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể: hỗ trợ kiếm thức ăn giữa các cá thể trong đàn kiến, ong,… hỗ trợ nhau tìm đường di cư trong đàn chim di cư…

    - Ví dụ về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: các con hổ, báo cạnh tranh nhau giành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống (vùng lãnh thổ) của từng cặp hổ, báo bố mẹ. Cá mập khi thiếu thức ăn chúng cạnh tranh và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé (ăn thịt chính đồng loại của mình), cá con nở ra trước ăn phôi non hay trứng còn chưa nở.

    - Quan hệ hỗ trợ hay cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển hưng thịnh:

      + Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn,… Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.

      + Nhờ có cạnh tranh mà mật độ quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thài các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Tuyết Nhi Melody
26 tháng 4 2017 lúc 20:55

Trả lời:

Ví dụ về hỗ trợ và cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định:

- Ví dụ về hỗ trợ giữa các cá thế trong quần thể: Ngoài các ví dụ đã nêu ở các câu hỏi trên, học sinh có thể quan sát trong tự nhiên và đưa ra nhiều ví dụ khác như hỗ trợ kiếm thức ăn giữa các cá thể trong đàn kiến. ong,... hỗ trợ nhau tìm đường di cư trong đàn chim di cư,...

- Ví dụ về cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: các con hổ, báo cạnh tranh nhau giành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống (vùng lãnh thổ) của từng cặp hổ báo bố mẹ. Cá mập khi thiếu thức ăn chúng cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé (ăn thịt chính đồng loại của mình), cá con nở ra trước ăn phôi non hay trứng còn chưa nở.

- Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển hưng thịnh:

Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn... Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.

Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thế trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN.

Thien Tu Borum
27 tháng 4 2017 lúc 23:37

Bài 2. Hãy nêu các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điếm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?

Trả lời:

Ví dụ về hỗ trợ và cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định:

- Ví dụ về hỗ trợ giữa các cá thế trong quần thể: Ngoài các ví dụ đã nêu ở các câu hỏi trên, học sinh có thể quan sát trong tự nhiên và đưa ra nhiều ví dụ khác như hỗ trợ kiếm thức ăn giữa các cá thể trong đàn kiến. ong,... hỗ trợ nhau tìm đường di cư trong đàn chim di cư,...

- Ví dụ về cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: các con hổ, báo cạnh tranh nhau giành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống (vùng lãnh thổ) của từng cặp hổ báo bố mẹ. Cá mập khi thiếu thức ăn chúng cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé (ăn thịt chính đồng loại của mình), cá con nở ra trước ăn phôi non hay trứng còn chưa nở.

- Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển hưng thịnh:

Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn... Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.

Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thế trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN


Minh Lệ
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
20 tháng 7 2023 lúc 9:54

Tham khảo!

• Những hình thức học tập có ở con người: Quen nhờn, in vết, học nhận biết không gian, học liên hệ, học giải quyết vấn đề, học xã hội.

Ví dụ minh họa về các hình thức học tập ở con người:

Hình thức

học tập

Ví dụ minh họa

ở con người

Quen nhờn

Ném 1 con rắn nhựa vào 1 người, người đó sẽ có phản ứng hốt hoảng bỏ chạy. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì người đó sẽ không có phản ứng sợ hãi nữa.

In vết

Trẻ em vài tháng tuổi thường có "tính bám" đối với người thường xuyên chăm sóc mình (thường là người mẹ).

Học nhận biết không gian

Qua một vài lần được đi tới một địa điểm mới, con người đã định vị được đường đi đến địa điểm đó.

Học liên hệ

Kiểu học kinh điển: Khi ăn một quả chanh, vị chua của quả chanh làm người ăn tiết rất nhiều nước bọt. Sau đó vài lần, khi chỉ nghe đến từ "quả chanh", người đó sẽ có phản ứng tiết nước bọt.

Kiểu học hành động: Khi không đội mũ bảo hiểm, người tham gia giao thông sẽ bị phạt. Nếu hình thức phạt được thực hiện thường xuyên và đủ tính răn đe,  người tham gia giao thông sẽ chấp hành nghiêm túc quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Học giải quyết vấn đề

Thầy dạy toán yêu cầu học sinh giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, học sinh giải được bài tập đó.

Học xã hội

Trẻ em học cách ăn bằng đũa bằng cách quan sát cách ăn bằng đũa của những người xung quanh.

• Lấy thêm các ví dụ về mỗi hình thức học tập ở động vật:

Hình thức

học tập

Ví dụ minh họa

ở động vật

Quen nhờn

Thả một hòn đá nhỏ bên cạnh rùa, rùa sẽ rụt đầu vào chân vào mai. Lặp lại hành động thả đá nhiều lần thì rùa không rụt đầu và chân vào mai nữa.

In vết

Khi mới nở ra, chim non có "tính bám" và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên (thường là chim mẹ), nhờ đó, chúng được  bố mẹ chăm sóc và bảo vệ nhiều hơn.

Học nhận biết không gian

Chim bay đi rất xa để kiếm ăn nhưng sau đó vẫn có thể quay trở về tổ của mình nhờ việc hình thành trí nhớ về đặc điểm không gian của môi trường.

Học liên hệ

Kiểu học kinh điển: Kết hợp đồng thời tiếng gõ kẻng với việc cho cá ăn, sau nhiều lần, chỉ cần nghe thấy tiếng gõ kẻng thì cá đã nổi lên mặt nước.

Kiểu học hành động: Chim ăn côn trùng qua một số lần ăn thử các loại côn trùng có màu sắc và hình dạng khác nhau, chúng nhận ra được loại côn trùng nào ăn được, chúng sẽ tiếp tục ăn còn loại côn trùng nào ăn vào sẽ bị ngộ độc, chúng sẽ không ăn nữa.

Học giải quyết vấn đề

Tinh tinh biết cách xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao.

Học xã hội

Hổ con quan sát cách hổ mẹ săn mồi để hoàn thiện kĩ năng săn mồi.