nêu PPHH phân biệt các chất rắn riêng biệt sau FeO, Ag2O, Ba
Có 6 chất rắn riêng biệt gồm CuO, FeO, Fe 3 O 4 , MnO 2 , Ag 2 O và hỗn hợp (Fe + FeO). Có thể dùng dung dịch chứa chất nào sau đây để phân biệt 6 chất rắn trên ?
A. H 2 SO 4 đặc, nguội
B. HCl loãng, đun nóng
C. HNO 3 loãng
D, H 2 SO 4 loãng
Đáp án B
Thuốc thử cần dùng là dung dịch HCl loãng, đun nóng
CuO + HCl → dung dịch màu xanh dương
FeO + HCl → dung dịch màu xanh nhạt (gần như không màu)
Fe 3 O 4 + HCl → dung dịch màu vàng
MnO 2 + HCl → dung dịch màu vàng lục
Ag 2 O + HCl → chất rắn chuyển nâu đen sang trắng
(Fe + FeO ) + HCl → khí, dung dịch màu xanh nhạt
Phân biệt 9 chất rắn sau bằng 2 hóa chất tự chọn:
A g 2 O , B a O , M g O , M n O 2 , A l 2 O 3 , F e O , F e 2 O 3 , C a C O 3 , C u O
Hỏi 2 hóa chất đó là gì?
A. H 2 O , HCl đặc nóng
B. H 2 O , NaOH
C. H 2 O , quỳ tím
D. H 2 O , phenolphtalein
Hai thuốc thử là H 2 O và HCl đặc, nóng.
Trích mẫu thử, đánh số từ 1 đến 9, cho nước vào các mẫu thử.
- BaO tan trong nước, các chất khác không tan
BaO + H 2 O → B a O H 2
- Dùng B a O H 2 nhận biết A l 2 O 3 , vì A l 2 O 3 ta trong B a O H 2
A l 2 O 3 + B a O H 2 → B a O H 2 2 + H 2 O
- Dùng HCl đặc nóng nhận biết các mẫu thử còn lại.
+ Trường hợp tạo dd màu xanh lam là muối của Cu2+, vậy chất đầu là CuO:
CuO + 2HCl → C u C l 2 + H 2 O
+ Trường hợp tạo dd có màu xanh rất nhạt (có thể không màu) là muối của Fe2+, vậy chất đầu là FeO:
FeO + 2HCl → F e C l 2 + H 2 O
+ Trường hợp dung dịch tạo ra có kết tủa màu trắng, thì chất ban đầu là A g 2 O
A g 2 O + 2HCl → 2AgCl + H 2 O
+ Trường hợp có khí màu vàng lục nhạt thoát ra, mẫu thử là M n O 2 .
M n O 2 + 4HCl → t 0 M n C l 2 + C l 2 + 2 H 2 O
+ Trường hợp sủi bọt khí là C a C O 3 .
C a C O 3 + 2HCl → C a C l 2 + H 2 O + CO2
+ Trường hợp tạo dung dịch màu nâu vàng là muối của Fe3+, vậy mẫu thử là F e 2 O 3 .
F e 2 O 3 + 6HCl → 2 F e C l 3 + 3 H 2 O
+ Trường hợp dung dịch không màu là muối của Mg2+, vậy mẫu thử là MgO
MgO + 2HCl → M g C l 2 + H 2 O
⇒ Chọn A.
Chỉ dùng một thuốc thử thích hợp, hãy phân biệt 5 chất rắn gồm MnO2, Al2O3, Al4C3, CuO và Ag2O đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
– Dùng dung dịch HCl cho vào các mẫu thử trên, nếu:
+ Tan tạo dung dịch trong suốt là Al2O3.
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
+ Tan và có khí không màu thoát ra là Al4C3.
Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4
+ Tan và có khí màu vàng lục thoát ra là MnO2.
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
+ Tan tạo dung dịch màu xanh là CuO.
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
+ Tan và tạo kết tủa trắng là Ag2O.
Ag2O + 2HCl → 2AgCl + H2O
Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt các dd sau: C2H5OH, CH3COOH, CH3COONA. Hãy nêu PPHH để phân biệt 3 dd này viết Các PTTH. Ghi rõ dùm mik nha
_ Trích mẫu thử.
_ Nhỏ vài giọt mẫu thử vào quỳ tím.
+ Chuyển đỏ: CH3COOH.
+ Không đổi màu: C2H5OH, CH3COONa. (1)
_ Nhỏ vài giọt mẫu thử nhóm (1) vào ống nghiệm chứa Na.
+ Nếu có khí thoát ra, đó là C2H5OH.
PT: \(C_2H_5OH+Na\rightarrow C_2H_5ONa+\dfrac{1}{2}H_2\)
+ Không hiện tượng: CH3COONa.
_ Dán nhãn.
Bạn tham khảo nhé!
Trích mỗi chất một ít ra ống nghiệm làm thuốc thử
Cho quỳ tím lần lượt vào từng mẫu thử :
- Hóa đỏ : CH3COOH
Cho mẫu Na lần lượt vào hai dung dịch còn lại :
- Sủi bọt khí : C2H5OH
- Không HT : CH3COONa
\(C_2H_5OH+Na\rightarrow C_2H_5ONa+\dfrac{1}{2}H_2\)
Trích mãu thử ra ống nghiệm làm thuốc thử :
Cho quỳ tím lần lượt vào từng mẫu thử :
-mẫu làm quỳ tím hóa đỏ : CH3COOH
nhỏ vài giọt H2SO4 đặc ,đun nóng thấy xuất hiện lớp chất lỏng nổi lên trên có mùi thơm là C2H5OH
pthh:CH3COOH+C2H5OH->CH3COOC2H5+H2O
cho vài giọt H2SO4 đặc vào chất rắn, đun nhẹ thấy có hơi mùi giấm thoát ra là CH3COONa
pthh:CH3COONa+H2SO4->CH3COOH+NaHSO4
Có những chất rắn sau: FeO , P 2 O 5 , Ba ( OH ) 2 , NaNO 3 . Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là:
A. H 2 SO 4 , giấy quỳ tím.
B. H 2 O , giấy quỳ tím.
C. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím.
D. dung dịch HCl, giấy quỳ tím.
chọn B
Cho nước lần lượt vào các chất rắn. Chất rắn không tan là FeO, các chất còn lại tan
P 2 O 5 + 3 H 2 O → 2 H 3 PO 4
Nhúng quỳ tím vào các dung dịch thu được:
+) Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là sản phẩm của P 2 O 5
+) Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là Ba ( OH ) 2
+) Dung dịch không có hiện tượng gì là NaNO 3
Có 5 gói bột màu tương tự nhau: CuO; FeO; M n O 2 , A g 2 O ; (Fe+FeO) có thể dùng dd nào để phân biệt các chất trên?
A. HCl
B. NaOH
C. KOH
D. H 2 S O 4
Trích mẫu thử, đánh số thứ tự từ 1 đến 5, sau đó nhỏ dd HCl vào các mẫu thử:
- Trường hợp tạo dd màu xanh lam là muối của Cu2+, vậy chất đầu là CuO:
C u O + 2 H C l → C u C l 2 + H 2 O
- Trường hợp tạo dd có màu xanh rất nhạt (có thể không màu) là muối của Fe2+, vậy chất đầu là FeO:
F e O + 2 H C l → F e C l 2 + H 2 O
- Trường hợp chất rắn bị hòa tan có khí thoát ra, chất ban đầu là (Fe + FeO):
F e + 2 H C l → F e C l 2 + H 2
F e O + 2 H C l → F e C l 2 + H 2 O
- Trường hợp dung dịch tạo ra có kết tủa màu trắng, thì chất ban đầu là A g 2 O
A g 2 O + 2 H C l → 2 A g C l + H 2 O
- Trường hợp không xảy ra hiện tượng gì là M n O 2 .
⇒ Chọn A.
Phân biệt các chất rắn sau đây: CuO, FeO, MgO
Hoà các chất vào dd HCl:
- Tạo thành dd màu xanh đặc trưng (của muối đồng): CuO
\(CuO+2HCl\rightarrow CuCl_2+H_2O\)
- Tạo thành dd màu lục: FeO
\(FeO+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2O\)
- Tạo thành dd không màu trong suốt: MgO
\(MgO+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2O\)
Có 5 gói bột tương tự nhau là CuO, FeO, MnO2, Ag2O, (Fe + FeO). Có thể dùng dung dịch nào trong các dung dịch nào dưới đây để phân biệt 5 chất trên ?
A. HNO3
B. AgNO3
C. HCl
D. Ba(OH)2
Đáp án C
CuO + 2HCl →CuCl2 + H2O
FeO + 2HCl →FeCl2 + H2O
MnO2 + 4HCl →MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Ag2O + 2HCl →2AgCl + H2O
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Có 5 chất bột riêng biệt: FeS, Ag2O, CuO, MnO2, FeO đựng trong các lọ mất nhãn. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử, trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất trên. Viết các phương trình hóa học minh họa
Phương trình hóa học:
2HCl + FeS → H2S ↑ + FeCl2
2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
4HCl đặc + MnO2 → t ∘ MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O