Những câu hỏi liên quan
Phan Thị Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Huyền
3 tháng 10 2023 lúc 22:58

sách này chưa được in bạn ạ hnhu năm sau mới bắt đầu in ý

Bình luận (0)
Gơ xấu xí ღ
Xem chi tiết
Gơ xấu xí ღ
Xem chi tiết
Võ Phạm Hồng Linh
Xem chi tiết
Hàn Băng Tâm
25 tháng 3 2022 lúc 20:10

Trong tương lai , em sẽ là một con người tốt bụng , giúp đỡ nhiều người, bảo vệ người mù , người khuyết tật . Vì em thấy bản thân em đã đủ để trở thành con người trong tương lai , không cần làm những việc lớn lao , chỉ làm việc nhỏ mà đúng với lương tâm thì không có gì là sai cả . Từ nhỏ , em cũng đã bắt đầu rèn luyện để khi lớn rồi sẽ trường thành con người mong muốn trong tương lai . Bản thân em vẫn cứ duy trì đến tận ngày nay và hiện tại , ai cũng khen và quý mến em khi làm những việc tốt trên ... Được khen thì chắc chắn em phải cố gắng hơn nữa trong Việc tốt mà em làm , để cần nhiều người hơn nữa quý mến và yêu quý em hơn 

Bình luận (0)
Nguyen The Khanh Toan (F...
25 tháng 3 2022 lúc 19:54

em là em :)) (cho vui thôi)

Bình luận (0)
Tạ Tuấn Anh
25 tháng 3 2022 lúc 20:07

Em sẽ là lính cứu hỏa trong tương lai

Bình luận (0)
Tuyết Nhi TV
Xem chi tiết

-Đưa lễ hội lên các mặt báo

-Tuyên truyền, bảo tồn lễ hội

-Có ý thức giữ gìn và bảo tồn lễ hội

-Khuyến khích mọi người tham gia lễ hội

-Nói cho mọi người biết về giá trị cũng như ý nghĩa sâu sắc của lễ hội

....................

Bình luận (0)
Vương Hương Giang
7 tháng 3 2022 lúc 14:57

+ Tuyên truyền về những mặt tốt của văn hóa xã hội 

+ Đưa lễ hội lên những trang mặt báo xã hội 

+ Bảo tồn những lễ hội không bị vấy bẩn, hoặc truyền tai nhau những mặt xấu không có thật ( tin đồn) về xã hội

+ Truyền tai cho nhiều người biết về những giá trị mà xã hội văn hóa đã đem lại 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
Lê Phạm Bảo Linh
23 tháng 11 2021 lúc 10:13

Nguồn: Wikipedia
Vĩnh Phúc là cái nôi của người Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng. Thời kỳ 12 sứ quân, nơi đây là địa bàn chiếm đóng của sứ quân Nguyễn Khoan.

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào ngày 12 tháng 2 năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên cũ. Khi hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.715 km², dân số 470.000 người, gồm 9 huyện: Bình Xuyên, Đa Phúc, Đông Anh, Kim Anh, Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Yên Lãng.

Năm 1952, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp do Bảo Đại đứng đầu mà đại diện là Thủ hiến Bắc Việt cũng hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành một tỉnh mới nhưng lại lấy tên là tỉnh Vĩnh Phúc Yên. Tên gọi này chỉ tồn tại đến giữa năm 1954, sau khi Hiệp định Genève được ký kết và đất nước tạm thời bị chia đôi, theo đó chính quyền Quốc gia Việt Nam chuyển vào miền Nam.

Năm 1955, huyện Phổ Yên tách khỏi tỉnh Thái Nguyên nhập vào Vĩnh Phúc, đến năm 1957, lại trở về với tỉnh Thái Nguyên.

Ngày 1 tháng 2 năm 1955, tái lập 2 thị xã Vĩnh Yên và Phúc Yên.

Ngày 7 tháng 6 năm 1957, thị trấn Bạch Hạc chuyển sang tỉnh Phú Thọ và hợp nhất với thị trấn Việt Trì để trở thành thị xã Việt Trì (nay là thành phố Việt Trì trực thuộc tỉnh Phú Thọ).

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, huyện Đông Anh (gồm 16 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Hải Bối, Kim Nỗ, Nam Hồng, Nguyên Khê, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn), xã Kim Chung của huyện Yên Lãng, thôn Đoài xã Phù Lỗ (phía nam sông Cà Lồ) của huyện Kim Anh tách khỏi Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội.[7]

Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH về việc hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú.

Ngày 26 tháng 6 năm 1976, chuyển thị xã Phúc Yên thành thị trấn Phúc Yên thuộc huyện Yên Lãng.

Ngày 5 tháng 7 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc thành huyện Vĩnh Lạc; hợp nhất 2 huyện Lập Thạch và Tam Dương thành huyện Tam Đảo; hợp nhất 2 huyện Bình Xuyên và Yên Lãng thành huyện Mê Linh; hợp nhất 2 huyện Đa Phúc và Kim Anh thành huyện Sóc Sơn.[8]

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, chuyển huyện Sóc Sơn; thị trấn Phúc Yên và 18 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê, Vạn Yên của huyện Mê Linh về thành phố Hà Nội quản lý.[9]

Ngày 26 tháng 2 năm 1979, tái lập huyện Lập Thạch và sáp nhập phần còn lại của huyện Mê Linh (sau khi chuyển thị trấn Phúc Yên và 18 xã về Hà Nội quản lý) vào các huyện Tam Đảo và Vĩnh Lạc.[10]

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, chuyển lại huyện Mê Linh đã lấy của thành phố Hà Nội năm 1978 về tỉnh Vĩnh Phú quản lý.[11]

Ngày 7 tháng 10 năm 1995, chia huyện Vĩnh Lạc thành 2 huyện: Vĩnh Tường và Yên Lạc.[12]

Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết (ngày 26 tháng 11 năm 1996) về việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc. Tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997[13]. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.370,73 km², dân số 1.066.552 người, gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện: thị xã Vĩnh Yên và 5 huyện: Lập Thạch, Mê Linh, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc.

Tháng 6 năm 1998, tách huyện Tam Đảo thành 2 huyện Tam Dương và Bình Xuyên.[14]

Ngày 9 tháng 12 năm 2003, thành lập thị xã Phúc Yên (tách ra từ huyện Mê Linh) và huyện Tam Đảo mới (tách 3 xã của huyện Lập Thạch, 4 xã của huyện Tam Dương, 1 xã của huyện Bình Xuyên và thị trấn Tam Đảo của thị xã Vĩnh Yên).[15]

Ngày 1 tháng 12 năm 2006, chuyển thị xã Vĩnh Yên thành thành phố Vĩnh Yên.[16]

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh được tách ra và sáp nhập vào thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô.[17]

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, chia huyện Lập Thạch thành 2 huyện: Lập Thạch và Sông Lô[18].

Ngày 7 tháng 2 năm 2018, chuyển thị xã Phúc Yên thành thành phố Phúc Yên.[19]

Tỉnh Vĩnh Phúc có 2 thành phố và 7 huyện như hiện nay.

Bình luận (0)
Gia Bảo Trần
Xem chi tiết
Tu van tinh yeu
Xem chi tiết
ttanjjiro kamado
2 tháng 1 2022 lúc 21:52

giáo dục địa phương ?????

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Anh
2 tháng 1 2022 lúc 21:54

Tham khảo
 

hông ít người thường nhấn mạnh yêu cầu bảo tồn, giữ gìn văn hóa dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa. Điều đó đúng, cần thiết, song có lẽ chưa đầy đủ. Chúng ta hoàn toàn có thể phát huy, phát triển, hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc trong quá trình trên. Bài viết này xuất phát từ suy nghĩ đó, mặc dù đó luôn là một thách thức lớn, đồng thời lại là một thời cơ hiếm có.

1. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại, không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kinh tế, mà còn mở rộng, lan tỏa, thâm nhập các lĩnh vực khác của đời sống, từ xã hội, môi trường đến khoa học, công nghệ, văn hóa, pháp luật, giáo dục,... Chính quá trình tác động và thấm sâu của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vào toàn bộ các lĩnh vực của một dân tộc, một quốc gia mà nhân loại đang đứng trước nhiều vấn đề hệ trọng đối với sự đứng vững, tồn tại và phát triển của từng quốc gia, dân tộc và của từng khu vực trên thế giới trong quan hệ mang tính toàn cầu đang diễn ra cực kỳ phong phú và phức tạp hiện nay. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ cho sự hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là những thách thức to lớn, nhiều khi hoàn toàn mới mẻ, đối với vấn đề giữ gìn, bảo vệ, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt, độc đáo, có tính truyền thống của mỗi dân tộc, quốc gia trong bối cảnh và đặc điểm mới của thế giới hiện đại.

Kết quả của toàn cầu hóa là tạo ra những giá trị chung, là sự xích lại gần nhau, đan xen giữa các quá trình của sự phát triển, đặc biệt trên các lĩnh vực quan trọng như kinh tế, khoa học - công nghệ, thương mại,... Tuy vậy, toàn cầu hóa không có nghĩa là tất cả các quốc gia, các dân tộc sẽ tiến tới một sự đồng nhất về mọi mặt, mà ngược lại, toàn cầu hóa chỉ có thể diễn ra khi đồng thời tạo ra những giá trị phổ quát cho nhiều quốc gia, nhiều dân tộc, mang lại cho các dân tộc những điều kiện và cơ hội tốt để phát huy và phát triển những giá trị riêng, độc đáo, đặc trưng của dân tộc mình. Và điều đó sẽ diễn ra không phải là hệ quả tự nhiên của toàn cầu hóa, mà nhất thiết phải cần một quá trình cùng điều chỉnh, cùng hợp tác và đấu tranh của các quốc gia, dân tộc tham gia toàn cầu hóa. Nêu không làm được điều này, sẽ diễn ra một quá trình mà các thế lực mạnh và đen tối sẽ lái "con tàu" toàn cầu hóa về hướng làm thui chột, làm yếu đi các giá trị văn hóa riêng của từng dân tộc, sẽ thực hiện mưu đồ áp đặt văn hóa, biến các quốc gia khác thành lệ thuộc, tự đánh mất mình trong thế giới hiện đại.

Ở đây, về mặt văn hóa,  trong quá trình toàn cầu hóa, mỗi dân tộc phải đứng trước và luôn luôn phải xử lý mâu thuẫn giữa toàn cầu hóa có xu hướng mạnh, tạo ra các giá trị phổ quát chung với bản sắc văn hóa riêng, độc đáo của dân tộc. Và đây cũng chính là một đặc điểm riêng trong quan hệ giữa toàn cầu hóa và văn hóa của các dân tộc.

Xin lưu ý rằng, không đơn thuần chỉ là vấn đề bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa của từng dân tộc trước tác động của toàn cầu hóa, mà còn có những vấn đề lớn hơn, sâu hơn: phát huy bản sắc dân tộc trong chính quá trình giao lưu, hợp tác văn hóa, phát triển và tự làm giàu có mình hơn, phong phú, hiện đại hơn trong quá trình chủ động giao tiếp và tiếp nhận, "cho và nhận" về mặt văn hóa. Không nhận biết sâu và biện chứng quá trình trên sẽ dẫn tới một cách nhìn phiến diện, với khuynh hướng bảo thủ cho rằng, để đối phó với toàn cầu hóa, mỗi dân tộc trong khi mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, phải đóng cửa về văn hóa, "khư khư" giữ gìn, bảo vệ các bản sắc riêng của mình, không chấp nhận cả cho và nhận, vốn là một quy luật nội tại của sự tồn tại và phát triển của mỗi nền văn hóa dân tộc.

Một hoạt động trong khuôn khổ “Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Nga” năm 2016 - Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ

Một hoạt động trong khuôn khổ “Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Nga” năm 2016 - Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ

 

2. Xét về mặt lịch sử và đặc trưng văn hóa, văn hóa Việt Nam không hề xa lạ với sự giao lưu, tiếp nhận, tác động lẫn nhau của văn hóa các nước và văn hóa khu vực. Quá trình này diễn ra không ngừng, theo cả chiều dài lịch sử và theo cả không gian, địa - ván hóa.

Lãnh thổ Việt Nam có một đặc điểm lợi thế là nằm trên vùng đất có sự giao thoa, thâm nhập lẫn nhau của nhiều nền văn hóa. Ngay từ buổi đầu dựng nước, Việt Nam đã có sự giao thoa giữa văn hóa Đông Nam Á với văn hóa Đông Á và sau này, cũng trong một thời gian dài, là giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ. Đến thời cận đại, xuất hiện và phát triển sự giao lưu, tác động lẫn nhau giữa văn hóa châu Á với văn hóa châu Âu trên lãnh thổ Việt Nam. Chính từ đặc điểm này mà ngay từ đầu và trong toàn bộ quá trình phát triển của mình, văn hóa Việt Nam đã trưởng thành, tạo nên những giá trị độc đáo của dân tộc dựa trên một năng lực rất đặc biệt, đó là vừa tự nuôi dưỡng và phát huy những giá trị của chính mình - văn hóa bản địa, vừa biết tiếp nhận, chọn lọc những giá trị tốt đẹp của nhiều nền văn hóa khác. Tính thống nhất, tính nhiều nguồn và tính đa dạng trở thành đặc trưng của văn hóa Việt Nam, không chỉ vì đất nưóc, dân tộc Việt Nam bao gồm 54 dân tộc đã cùng sống, lao động, xây dựng và sáng tạo từ bao đời nay, mà còn vì đó là một nền văn hóa biết tiếp nhận và làm phong phú cho mình bằng những giá trị của nhiều nền văn hóa trên thế giới, cả Đông và Tây, cả gần và xa,...

Có một đặc trưng hay một quy luật cần nhấn mạnh là, trong quá trình giao lưu, tiếp nhận đó, chỉ có những giá trị văn hóa bên ngoài nào phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam, được chọn lọc và được Việt hóa mới có thể trở thành những thành tố hữu cơ cấu thành văn hóa Việt Nam. Sự chọn lọc và sự sàng lọc để trở thành giá trị văn hóa Việt Nam đã diễn ra không ngừng, thầm lặng và cực kỳ tinh tế trong tiến trình lịch sử và tiến trình văn hóa. Ví dụ, những giá trị tốt đẹp của Phật giáo và Nho giáo, từ những thế kỷ đầu Công nguyên, đã qua quá trình sàng lọc đó để những ý tưởng từ bi, bác ái của Phật giáo trong sự hòa quyện với khát vọng hướng thiện, yêu thương con người của dân tộc ta trở thành một phẩm giá đặc trưng của con người Việt Nam, của văn hóa Việt Nam. Đó là chủ nghĩa nhân văn mộc mạc nhưng sâu sắc và bền vững trong văn hóa Việt Nam. Những giá trị đạo đức xã hội mà Nho giáo truyền bá vào Việt Nam từ hàng ngàn năm đã bắt rễ và hòa đồng với những quan điểm và khát vọng đạo đức của văn hóa bản địa Việt Nam, tạo nên những chuẩn mực vững bền về đạo đức của văn hóa truyền thống, được thể hiện từ trong gia đình, làng xóm đến cộng đồng và đất nước.

Đặc điểm trên của văn hóa Việt Nam không chỉ thể hiện trong quá khứ xa xôi, mà cả trong giai đoạn cận và hiện đại, khi mà sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa trên thế giới diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng, phức tạp hơn. Đó là giai đoạn gặp nhau, tác động lẫn nhau, vừa như là sự "đối chọi" lại vừa như là sự "hấp dẫn" lẫn nhau giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Trong tình hình đó, ở Việt Nam đã diễn ra một quá trình rất phong phú, tinh tế để cách tân văn hóa, từng bước hiện đại hóa nền văn hóa truyền thống thông qua tiếp nhận, chọn lọc những giá trị hoàn toàn mới của phương Tây và nỗ lực không mệt mỏi phát huy, giữ gìn những giá trị tốt đẹp, bền vững, phù hợp với sự phát triển của văn hóa dân tộc. Trong mối quan hệ đó, có lẽ, chỉ cần nêu một dẫn chứng mẫu mực là cuộc đời, sự nghiệp văn hóa và những kinh nghiệm ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh để chứng minh cho bước phát triển và đặc trưng của văn hóa Việt Nam thời kỳ cận và hiện đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước cũng để học hỏi, tìm kiếm những gì tốt đẹp nhất của các nền văn hóa lớn trên thế giới, từ đó Người đã chọn lọc để làm phong phú thêm cho nền văn hóa lâu đời của dân tộc ta. Ở Người là sự kết hợp tuyệt vờí những tinh hoa của nhiều nền văn hóa thế giới với những giá trị cao quý và bền vững nhất trong văn hóa dân tộc.

Sự thổ lộ chân thành và đánh giá sâu sắc của Người về những giá trị mà Người chọn lọc và tiếp nhận cho mình trong các học thuyết của Khổng Tử, Giêsu, Các Mác và Tôn Dật Tiên là một minh chứng không chỉ về kinh nghiệm ứng xử văn hóa của bản thân Người, mà có lẽ, trở thành một quan niệm tiếp nhận, chọn lọc, sàng lọc của văn hóa dân tộc ta đối với văn hóa thế giói. Theo Người, Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là thích hợp với điều kiện nước ta. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy.

 

Đứng vững trên mảnh đất Việt Nam, xuất phát từ khát vọng chung của dân tộc để giữ gìn, phát huy, khẳng định bản sắc dân tộc đồng thời tiếp nhận qua sàng lọc những giá trị của văn hóa nhân loại, cả Đông và Tây, cả quá khứ lịch sử và hiện đại là phẩm chất, là đặc trưng của văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu và hợp tác văn hóa.

 

3. Những đặc điểm, kinh nghiệm lịch sử trong tiến trình đó của văn hóa Việt Nam được thể hiện đặc biệt rõ trong hoạt động thực tiễn nhằm mở rộng và phát triển hợp tác quốc tế về văn hóa của chúng ta những năm đổi mới, những năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16-7-1998, của Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và những nghị quyết gần đây, đặc biệt là Nghị quyết 33- NQ/TW vừa qua.

Thành tựu nổi bật của hợp tác quốc tế về văn hóa trong những năm qua là đã triển khai toàn diện các lĩnh vực hợp tác, giao lưu văn hóa, thông tin đối ngoại, mở rộng quan hệ ở nhiều địa bàn, từng bước phát triển sang tất cả các châu lục. Ví dụ, mấy năm gần đây, bước đột phá của hợp tác quốc tế về văn hóa là chúng ta đã tạo được sự hiện diện của văn hóa Việt Nam tại khu vực châu Mỹ và châu Phi. Đồng thời, chúng ta cũng đã tạo được nhiều phương thức, hình thức hợp tác đa dạng, phong phú, phù hợp với từng khu vực, từng nước. Đây là bước phát triển về quy mô và chất lượng của sự hợp tác quốc tế về văn hóa, qua đó đã làm tốt hơn, có hiệu quả hơn nhiệm vụ "giới thiệu văn hóa, đất nước và con người Việt Nam với thế giới, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nưóc ngoài", tạo nên sự đồng cảm, hiểu biết và xích lại gần nhau hơn nữa giữa dân tộc ta và các dân tộc trên thế giới. Đó cũng chính là mặt mạnh, tính ưu việt của hợp tác quốc tế về văn hóa mà chúng ta đã và đang khai thác, phát huy, qua đó, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, con người và cuộc sống Việt Nam thời kỳ đổi mới được bạn bè thế giới hiểu biết rõ hơn, đúng hơn.

Trong sự hợp tác đa dạng đó, chúng ta đã tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật ở nước ngoài, đã chủ động lựa chọn, xây dựng, tạo được một số sản phẩm, ấn phẩm, công trình văn hóa, chương trình nghệ thuật có chất lượng cao phục vụ công tác giao lưu và hợp tác, được trình diễn, triển lãm ở nước ngoài. Thời gian qua, chúng ta đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế về văn hóa, nghệ thuật tại các cuộc thi, triển lãm, liên hoan quốc tế. Cùng với lực lượng hoạt động văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, lực  lượng   đông đảo hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng của các tổ chức và đoàn thể cũng đã góp phần làm phong phú, đa dạng sự giao lưu văn hóa của nước ta với cả ở trong và ngoài nước.

Những năm gần đây, chúng ta cũng đã triển khai nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật của các nước tại Việt Nam, trong đó có một số hoạt động lớn, có tính quốc tế như Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương, Tuần phim châu Âu, Festival Huế, Tuần lễ văn hóa Nga ở Việt Nam, Triển lãm văn hóa - nghệ thuật ASEAN, các trại điêu khắc quốc tế,... Đây là một bưóc phát triển mới, mở ra triển vọng lớn để Việt Nam trở thành một địa chỉ văn hóa quen thuộc của sự giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực và quốc tế.

Nhiều văn bản hợp tác quốc tế về văn hóa với các nước và với các tổ chức quốc tế được ký kết và triển khai thực hiện.

Đẩy mạnh giao lưu nhân dân, sử dụng các công cụ văn hóa và thông tin đối ngoại trong quan hệ quốc tế...

Đẩy mạnh giao lưu nhân dân, sử dụng các công cụ văn hóa và thông tin đối ngoại trong quan hệ quốc tế... Ảnh: TCCS


 

Chúng ta cũng đã tạo được ngày càng nhiều các sản phẩm thông tin đối ngoại để giới thiệu có sức thuyết phục về diện mạo đổi mới, những thành tựu của Việt Nam với nhân dân các nước, với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và với người nước ngoài ở Việt Nam. Sự phối hợp giữa văn hóa với du lịch, hàng không, thương mại trong các hoạt động ở nước ngoài, cả kinh tế, văn hóa, du lịch, thông tin..., là một dấu hiệu mới, có tác dụng tốt, tạo nên sức mạnh chung và qua đó, góp phần tăng cường hợp tác đầu tư kinh tế, thương mại.

Tuy vậy, nhiệm vụ mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa vẫn còn một số mặt yếu kém, bất cập. So với yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, hội nhập và giao lưu quốc tế, công tác này chưa đáp ứng được đầy đủ và chưa phát huy mạnh mẽ tiềm năng văn hóa von có của dan tộc. Số công trình, tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật có giá trị của ta được giới thiệu ra quốc tế còn quá ít, trong khi đó sản phẩm văn hóa độc hại, phản động, không phù hợp với văn hóa và đặc tính con người Việt Nam của nước ngoài lại xâm nhập nước ta khá lớn. Trong giao lưu và hợp tác văn hóa, còn có biểu hiện thiếu chủ động, nhiều sơ hở trong quản lý. Hoạt động giúp cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiểu biết về đất nước, về văn hóa Việt Nam chưa đạt yêu cầu và sự mong đợi của đồng bào.

4. Do sức sống nội tại và bản lĩnh của văn hóa Việt Nam, do đã từng trải nghiệm qua một quá trình lịch sử lâu dài biết sàng lọc và tiếp thu các giá trị văn hóa từ bên ngoài vào Việt Nam, và do đường lối chỉ đạo phù hợp với quy luật, nên từ những năm đổi mới, cùng với quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế, nền văn hóa đương đại Việt Nam đã trở nên phong phú, đa dạng và hiện đại hơn. Một số giá trị văn hóa truyền thống được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp hơn với thời đại và với sự phát triển đang vươn lên hiện đại hóa của dân tộc ta.

Tuy vậy, từ kinh nghiệm lịch sử và từ thực tiễn những năm gần đây, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến tác động tiêu cực của xu hướng toàn cầu hóa trên lĩnh vực văn hóa.

Toàn cầu hóa kinh tế, thông qua hợp tác quốc tế, chuyển giao cống nghệ và các quá trình kinh doanh, quản lý, tổ chức, thông qua tài trợ và đầu tư, thương mại..., một vài thế lực đã và đang có mưu đồ sâu xa, thực hiện sự tấn công vào chính trị, văn hóa, xã hội, đạo đức và tâm lý,... của đất nước ta.

Xuất hiện sự áp đặt vô hình một số giá trị văn hóa ngoại lai vào đời sống văn hóa Việt Nam. Xuất hiện và len lỏi phát triển vào văn hóa dân tộc những “giá trị văn hóa theo khuynh hướng xã hội công nghiệp hiện đại và mặt trái của kinh tế thị trường như chủ nghĩa thực dụng kinh tế, lối sống tiêu thụ, hưởng thụ, khát vọng tiền tài, tư tưởng kỹ trị và vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, sự sùng ngoại và đua đòi những lối sống và thị hiếu thấp kém, xa lạ, không phù hợp với dân tộc, những tệ nạn xã hội nguy hiểm như ma tuý, mại dâm,...Thực tiễn đó cho chúng ta rút ra một bài học, một kinh nghiệm quan trọng rằng, không thể xem thường những tác động tiêu cực của sự tấn công, sự “áp đặt” văn hóa đó.

Thời gian qua, ở nước ta đã diễn ra không ít sự đảo lộn các giá trị văn hóa, trong đó các giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống như trọng tình nghĩa, ưu tiên về mặt đạo đức, vị tha, trung thực,... bị lấn lướt, xâm hại, sự lên ngôi của những giá trị ngoại lai, xa lạ trong một bộ phận quần chúng, sự lộn xộn, lúng túng, bị động, không bình yên trong đời sống tinh thần, trong lối sống và thị hiếu, trong đạo đức, đặc biệt những biến động phức tạp của các lĩnh vực tâm linh, tôn giáo,...

Toàn cầu hóa như một cơn lốc mạnh. Mặc dầu đã có sự chuẩn bị, song chúng ta chưa lường hết được tác động phức tạp của quá trình đó, vì vậy, văn hóa của chúng ta đang chịu những sức ép, sự va đập mạnh và sâu, đang đứng trước những thử thách gay gắt chưa từng có.

 

Tỉnh táo nhận thức thực trạng và thách thức đó, có chiến lược và giải pháp hữu hiệu để vượt qua nó, đứng vững và phát triển, đó là công việc to lớn của toàn Đảng, toàn dân ta đối với nhiệm vụ xây dựng ríên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

 

Nhận thức sâu sắc đặc điểm, thách thức và quy luật đó của quá trình toàn cầu hóa, cần phải khẳng định rằng, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa, trước những thách thức và tác động phức tạp của mặt trái toàn cầu hóa trên lĩnh vực văn hóa, chúng ta sẵn sàng và chủ động mở cửa, hội nhập, hòa mình vào xu thế chung của thế giới hiện đại, đồng thời đứng vững trên những nguyên tắc quan trọng, làm cơ sở cho việc tranh thủ thời cơ, vượt qua trở ngại, thách thức và tự lực, chủ động xây dựng văn hóa dân tộc bằng sức mạnh, bản lĩnh, cốt cách của chính dân tộc ta.

Mở cửa, hội nhập, giao lưu và hợp tác nhằm tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh của nhân loại, đồng thời phải bảo vệ, bảo toàn các giá trị tốt đẹp, cao quý, bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam. Ở đây, trong văn hóa dân tộc thể hiện phép biện chứng giữa sức mạnh nội sinh và năng lực tiếp nhận, đón nhận, hay nói cách khác, phụ thuộc vào chính bản lĩnh, sức mạnh của dân tộc ta trong tiến trình hội nhập và giao lưu quốc tế. "Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác".

Cần phải tiếp tục khẳng định đây là nguyên tắc, đồng thời là bản lĩnh của dân tộc ta trong quá trình thực hiện giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế. Ở đây, hội nhập và giao lưu để vừa bảo vệ, làm bền vững hơn các bản sắc văn hóa, vừa làm phong phú hơn, giàu có hơn, hiện đại hơn bản sắc đó và toàn bộ nền văn hóa của chúng ta.

Để có thể tiếp thu những thành tựu, tinh hoa, các giá trị văn hóa của bên ngoài mà vẫn giữ được chủ quyền và bản sắc văn hóa dân tộc, làm đậm đà hơn cốt cách, tâm hồn dân tộc trong quá trình, giao lưu, tiếp nhận, kinh nghiệm lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam đã chỉ ra rằng, các yếu tố nội sinh về văn hóa của chúng ta phải giữ vai trò quyết định. Nội lực của chúng ta càng mạnh, chúng ta càng có nhiều cơ hội và khả năng để tiếp nhận, chọn lọc và hợp tác, có nghĩa là nội lực đó sẽ chỉ phối các quan hệ với các yếu tố ngoại sinh, quyết định chọn lọc và tiếp nhận các yếu tố đó, đồng thời có đủ trình độ, bản lĩnh để "đồng hoá" các yếu tố đến từ bên ngoài trở thành nhân tố của chính nền văn hóa dân tộc, thành chất xúc tác cho sự phát triển hiện đại hơn nền văn hóa đó.

Như vậy, hội nhập và giao lưu văn hóa không phải là phép cộng các yếu tố văn hóa bên trong và các yếu tố văn hóa bên ngoài, mà phải là quá trình tích hợp biện chứng, sinh động, nhuần nhuyễn để tạo ra một nền văn hóa thuần Việt Nam. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì: Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần “thuần tuý Việt Nam”.

Bản chất thực sự tốt đẹp của giao lưu văn hóa quốc tế, giữa các nền văn hóa với nhau thể hiện ở sự đối thoại bình đẳng và rộng mở. Thế giới đã gặp phải nhiều loại xung đột khác nhau: quyết liệt, dai dẳng, mất và còn, phải đương đầu với nhiều xung đột mới gay gắt hơn, tàn nhẫn hơn, đau đớn hơn do các thế lực hiếu chiến, cường quyền gây ra. Song, như UNESCO đã khẳng định về bản chất giữa các nền văn hóa không có xung đột mà chỉ có đối thoại mà thôi. Toàn cầu hóa góp phần làm cho các dân tộc xích lại gần nhau, làm phong phú thêm các nền văn hóa. Chính sự đối thoại cởi mở và bình đẳng là nguồn lực tạo ra sự phong phú và tính độc đáo của mỗi nền văn hóa. Nhận thức sâu sắc và vận dụng một cách chủ động tính quy luật đặc thù đó của hội nhập và giao lưu văn hóa, chúng ta cần kiên trì xác định nguyên tắc hợp tác bình đẳng, đối thoại cởi mở để vừa cho và vừa nhận văn hóa. Nguyên tắc này không phải là kết quả chủ quan của người lãnh đạo văn hóa, mà về bản chất, là việc đúc kết từ bản thân quy luật đặc thù của sự tồn tại và phát triển văn hóa nước ta, như các Nghị quyết của Đảng đã xác định văn hóa Việt Nam là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để “không ngừng hoàn thiện mình”.

Trên cơ sở nguyên tắc đó, chúng ta hoàn toàn không chấp nhận một mưu đồ lợi dụng toàn cầu hòa để áp đặt những giá trị của các nước lớn, của các thế lực cường quyền vào nước ta. Đồng thời, trong quá trình hợp tác và giao lưu, chúng ta chủ trương loại bỏ những yếu tố văn hóa ngoại lai, không phù hợp và trái với văn hóa dân tộc, với khát vọng vì sự phát triển của con người Việt Nam thời kỳ hiện đại, từ đó, chúng ta kiên quyết "ngăn ngừa sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy" từ bên ngoài vào nước ta.

Ở đây, tư cách chủ động hội nhập và giao lưu văn hóa là một đòi hỏi cao đối với quá trình chỉ đạo hợp tác quốc tế về văn hóa, và đó là một cuộc đấu tranh không hề đơn giản để một mặt, chống lại sự áp đặt văn hóa của các thế lực cường quyền, và mặt khác, phê phán và khắc phục căn bệnh tự ti, bắt chước, lai căng, hoa mắt trước một số sản phẩm văn hóa của nước ngoài.

Những định hướng và yêu cầu trên là cơ sở để chúng ta thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, thực hiện nhiệm vụ hợp tác và giao lưu văn hóa trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa.

Bình luận (0)
Huy Not cute
2 tháng 1 2022 lúc 21:55

Tiếng nói, chữ viết là hồn cốt của mỗi tộc người.  Tiếng nói, chữ viết tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, được cha ông ta sáng tạo, gìn giữ, cải tiến trong hành trình tạo dựng cuộc sống, phát triển cộng đồng xã hội. Trải qua các triều đại lịch sử, qua những giai đoạn phát triển, tiếng Việt đã trở thành hồn cốt của dân tộc, có sức sống lâu bền trong tâm hồn, lối sống, tư duy của con người Việt Nam.

Đây nha . Nếu đúng cho mk 1 tick

Bình luận (0)
Dương Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Nam Dương
24 tháng 12 2021 lúc 7:39

Làng nghề sẽ là nơi để người học nhận thức về truyền thống làng nghề và tay nghề. Từ đó góp phần bảo lưu và xây dựng truyền thống nguyên bản làng nghề Việt Nam. Những nghệ nhân trong các làng nghề sẽ là người phục hồi các dữ liệu đã mất, khôi phục các điển tích, các bí quyết của nghề

HT

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hà Phan Hoàng	Phúc
24 tháng 12 2021 lúc 7:39

Làng nghề truyền thống là tài nguyên du lịch nhân văn góp phần thu hút số lượng lớn khách du lịch, làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú đa dạng, tạo nên nhiều lựa chọn hấp dẫn cho du khách. Ngoài ra du lịch làng nghề truyền thống còn làm đa dạng các sản phẩm du lịch.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa