Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyễn khánh ly
Xem chi tiết
nguyễn khánh ly
17 tháng 9 2023 lúc 15:56

sosss 

trần phương hân
17 tháng 9 2023 lúc 16:01

dế mèn ở truyên nào vậy?
 

trần phương hân
17 tháng 9 2023 lúc 16:04

Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng Dế có cơ thể khỏe mạnh cường tráng như một lực sĩ. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.

•Thúy•
Xem chi tiết
thanh hằng võ thiện
Xem chi tiết
Trần Minh Khang
16 tháng 3 2022 lúc 10:19

Nhân vật Thánh Gióng là một hình tượng tiêu biểu về người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Nhân vật này được xây dựng mang những vẻ đẹp tiêu biểu của người anh hùng trong quan niệm của nhân dân ta. Trước hết là sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng. Một hôm, người mẹ của Gióng đi ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé. Gióng sinh ra nhưng lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Không chỉ là sự ra đời, quá trình trưởng thành của Gióng cũng khác thường. Khi đất nước có giặc ngoại xâm, nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Gióng đã yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này. Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, bà con trong làng cùng góp gạo nuôi lớn. Khi giặc đến gần bờ cõi, Gióng bỗng vươn vai trở thành tráng sĩ - mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Thánh Gióng đã đánh tan quân giặc, bảo vệ đất nước khỏi kẻ thù xâm lược. Sau khi đánh giặc xong, Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng những nét đẹp tiêu biểu của con người Việt Nam, khiến cho người đọc càng thêm yêu mến và cảm phục.

Khách vãng lai đã xóa
Nhân Nghĩa
Xem chi tiết
Chế thanh Huyền
20 tháng 9 lúc 19:21

Dở

 

Hiền Nhi
Xem chi tiết
lạc lạc
5 tháng 1 2022 lúc 10:10

TK

Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc – xóm làng – người bà – tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng Tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà

Nguyễn Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Phương Trâm
7 tháng 12 2016 lúc 8:56

Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà chỉ mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới : Để cuối năm bán gà, cháu được quần áo mới. Ao ước của cháu có được cái quần chéo go, cái áo... Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiên liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như nói gọn cả trong tiếng gà trưa.

 
Mai Vũ Thiên Phúc
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
8 tháng 1 2022 lúc 15:17

Ko chép mạng thì vui lòng tự làm

•¢ɦẹρ➻¢ɦẹρ
8 tháng 1 2022 lúc 15:18

bạn lên mạng xong cắt vài ý ko liên quan ra thế là xg 

Vịnk
8 tháng 1 2022 lúc 15:23

Tham khảo_

Em rất cảm động với tình cảm bà cháu thiêng liêng trong tác phẩm thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh. Đó là thứ tình cảm thuần túy và trong sáng nhất, xuất phát từ hai trái tim tràn đầy tình yêu thương của bà và cháu. Hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn về vật chất không chỉ không làm thấp đi tình cảm bà cháu. Trái lại, càng khiến cho tình cảm ấy trở nên thiêng liêng hơn. Người bà chắt chiu, hi sinh, dành dụm từng chút một để cho cháu một tuổi thơ hạnh phúc. Còn người cháu, thì sẵn sàng ra chiến trường, chiến đấu hết mình để bảo vệ tổ quốc, quê hương và người bà ở nơi đó. Tình cảm thiêng liêng ấy, được nhà thơ Xuân Quỳnh thể hiện một cách nhẹ nhàng và sâu lắng qua bài thơ Tiếng gà trưa.

Tường Vy
Xem chi tiết