chứng minh những đặc sắc nghệ thuật trong bài văn nghị luận của hoài thanh
Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì ?
A. Sử dụng biện pháp so sánh
B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ
C. Sử dụng biện pháp nhân hoá
D. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ … đến…”
-Chứng minh những nét đặc sắc trong bài văn nghị luận của Hoài Thanh dựa trên những gợi ý sau:
Lí lẽ thuyết phục Lời văn giàu hình ảnh cảm xúc
Đặc sắc về nghệ thuật
Bố cục mạch lạc rõ ràng Hình ảnh gợi tả.....
Nét đặc sắc trong bài văn nghị luận của Hoài Thanh:
- Khơi dậy tình cảm, gơị lòng vị tha.
- Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
- Giúp ta biết được cái hay, cái đẹp của cảnh vật, thiên nhiên.
Câu hỏi của Elizabeth - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến
_Tham khảo
Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?
Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài:
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung
- Luận cứ xác đáng, toàn diện
- Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực
→ Tư tưởng giá trị của bài văn vẫn còn thể hiện sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề
viết văn nghị luận phân tích những nét đặc sắc và nghệ thuật của bài thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh
Văn nghị luận của Hoài Thanh( qua Ý nghĩa văn chương ) có gì đặc sắc ? Tìm 1 đoạn trong văn bản để dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn
Đề 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
Đề 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hoặc đã đọc.
Đề 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
Bài viết tham khảo
Văn bản Lời má năm xưa là một trong những văn bản hay và đầy ý nghĩa khi nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này. Từ chi tiết đó ta thấy được sự giáo dục của những người lớn trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người mẹ chính là người đã cứu sống chú chim chài một cách gián tiếp. Nhờ lời nói và sự thấu hiểu, tình yêu thương và lòng vị tha bao dung bà đã giúp con mình hiểu rằng cần phải yêu thương và quý mến các loài vật trên cuộc sống này dù là những loài nhỏ bé nhất
Văn bản không chỉ mang tới những giá trị đặc sắc về mặt nội dung mà còn sâu sắc về cả phương diện nghệ thuật. Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Qua văn bản tác giả cũng cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá) một loài chim với nhiều phẩm chất tốt đẹp biết hi sinh và giúp đỡ đồng loại, biết tự lập từ rất sớm. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình. Qua đó cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường
Có thể thấy văn bản Lời má năm xưa là một văn bản hay có giá trị về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.
Đề 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hoặc đã đọc.
Bài viết tham khảo
Trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa là một trích đoạn đặc sắc của nghệ thuật chèo nói riêng và của nghệ thuật kịch hát Việt Nam nói chung. Sự đặc sắc của Thị Mầu lên chùa là sự đặc sắc đến từ chủ đề, nội dung và hình thức nghệ thuật biểu hiện.
Cái hay trong chủ đề của trích đoạn Thị Mầu lên chùa nằm ở chỗ, Thị Mầu đã say mê và tìm cách ve vãn tiểu Kính Tâm. Nghĩa là, giữa lề lỗi, lễ giáo phong kiến đè nặng lên người con gái, lại có một Thị Mầu dám khát vọng và thể hiện tình yêu của mình ra bên ngoài. Thị Mầu chính là một sự đặc sắc, sự đối lập với Thị Kính. Cái hay nữa ở đây là, Thị Mầu lại đi thích tiểu Kính Tâm! Thật ngược đời, tréo ngoe. Nhưng dù tréo ngoe như vậy thì trích đoạn này cũng tràn đầy sự vui vẻ, đặc sắc so với những màn khác trong vở chèo Quan âm Thị Kính. Quan điểm của tác giả dân gian, như một cách để cởi trói cho người phụ nữ trong lễ giáo phong kiến, khỏi những lề lối của vòng cương tỏa, đã được gửi gắm qua nhân vật Thị Mầu.
Nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của trích đoạn này được thể hiện rõ nhất chính là ở sự biểu hiện. Nói cách khác là nghệ thuật sân khấu. Nếu chỉ soi xét về kịch bản của Thị Mầu lên chùa, ta sẽ thấy được những điểm đáng chú ý. So với nghệ thuật Tuồng, ngôn ngữ trong Chèo dễ hiểu hơn, gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Đó là những lời nói, điệu hát mà có thể sử dụng, chèn thêm được cả lục bát, mang nặng tâm tình người Việt.
Cái hay của chèo còn khác biệt với kịch nói ở chỗ đó là có những tiếng đế. Tiếng đế này là sự tương tác của khán giả, là một sự cộng hưởng, cùng tác giả. Giới hạn giữa sân khấu và khán giả ở đây bị thu hẹp. Trong khi đó, ở kịch nói mà cụ thể là ảnh hưởng từ phương Tây, khán giả không được quyền lên tiếng, đồng sáng tạo với vở kịch diễn. Điều này cũng đã được thể hiện trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa.
Có thể thấy, những nét đặc sắc trong nghệ thuật chèo đã được thể hiện khá rõ trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa. Những sự đặc sắc ấy đến từ chủ đề nghe có phần trái ngược (một cô gái đi ve vãn chú tiểu), đến từ sự biểu hiện của loại hình kịch hát. Kịch nói là sự ảnh hưởng, du nhập của phương Tây trong quá trình hiện đại hóa văn học, nghệ thuật ở Việt Nam. Thế nhưng, kịch hát vẫn có những hấp dẫn riêng, không chỉ vì đó là cái truyền thống, mà còn ở chính nghệ thuật của nó.
1. Đức tính giản dị của Bác Hồ được chứng minh qua các phương diện nào?
A. Bữa ăn hàng ngày ngày
B. Việc làm
C. Trong lời nói bài viết của mình
D. Tất cả đều đúng
2. Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn là gì?
A. Luận điểm ngắn gọn tập trung sắp xếp theo một trình tự hợp lý
B. Sử dụng nhiều phương pháp nghị luận như chứng minh, giải thích, nêu vấn đề
C. Luận chứng phong phú của thể xác thực
D. Tất cả đều đúng
3. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người
B. Tình yêu lao động của con người
C. Do lực lượng thần thánh tạo ra
D. Là tình cảm là lòng vị tha
4. Nội dung của bài ý nghĩa văn chương là gì?
A Nguồn gốc của văn chương là tình cảm, lòng vị tha, tình yêu muôn vật
B. Văn chương hình dung và sáng tạo sự sống, khêu gợi, trao đổi tình cảm, tâm hồn con người
C. Văn chương mang lại niềm vui, tiếng cười cho con người
D. A và B đúng
5. văn bản "Đức tính giản dị" của Bác Hồ và "Ý nghĩa văn chương" thuộc thể loại văn học nào?
A. Truyện ngắn
B. Nghị luận
C. Tiểu thuyết
D. Ký
Liệt kê và nêu ví dụ chứng minh các nét đặc sắc nghệ thuật thường được dùng của văn bản nghị luận trung đại
Liệt kê các nét đặc sắc nghệ thuật:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất kết hợp biện pháp tu từ ẩn dụ, liệt kê
- Đưa ra những luận điểm đúng đắn, dẫn chứng thuyết phục người nghe.
- Thể hiện lời văn mạnh mẽ, hùng hồn.
VD chứng minh:
Chiếu dời đô: nêu rõ nguyên do dời thành
Hịch tướng sĩ: khuyến khích tướng sĩ có dũng khí đánh giặc, dẫn chứng trong lời nói thuyết phục tất cả mọi người.
Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn “Đức tính giản dị của Bác Hồ” này là gì?
Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc.
- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
- Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...