Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ng Như Ngọc
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:Dòng sông lặng ngắt như tờSao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theoBốn bề phong cảnh vắng teo Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan Lòng riêng, riêng những bàn hoànLo sao khôi phục giang san Tiên RồngThuyền về, trời đã rạng đôngBao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi. Câu 1 (1.0 đ). Em hãy chỉ ra phép tu từ so sánh, nhân hóa có trong bài thơ? Câu 2 (1.0 đ). Cho biết tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hóa đó? Câu 3 (0.5 đ). Bài thơ được viết năm 1949, tron...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Duy Ngô
Xem chi tiết
kkkkk
Xem chi tiết
Khổng Thị Hoài Thu
15 tháng 8 lúc 21:19

So sánh, nhân hóa

 

Vonguyenphuongloan
Xem chi tiết
𝓗â𝓷𝓷𝓷
4 tháng 1 2022 lúc 9:03

1 so sánh

2 nhân hóa

3 so sánh

Phan Huy Bằng
4 tháng 1 2022 lúc 9:03

1 so sánh

2 nhân hóa

 

Lan Phương
4 tháng 1 2022 lúc 9:04

1 so sánh

2 nhân hóa

3 so sánh

Thuy Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trà Vinh
8 tháng 11 2017 lúc 17:59

1 so sánh

2 nhân hóa

3 so sánh

Hoàng Khánh Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Nhật Ngọc Vân
28 tháng 12 2021 lúc 19:42

trả lời :

1 : Đêm thanh, cảnh vắng ,bốn bề lặng ngắt như tờ chỉ nghe tiếng cá ''tắc tắc'' ở dưới đám rong, mấy tiếng chim kêu ''oác oác'' ở trong bụi niễng .

2: đêm im ắng , cảnh vắng và cảnh thơ mộng , mát mẻ cho chúng ta cảm giác thật yên bình .

3;Trăng sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn , Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam ,sóng vỗ rập rình .

sai thì xin lỗi :P

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Gia Khánh
28 tháng 12 2021 lúc 19:43

Câu văn tác giả miêu tả âm thanh của cảnh đêm trăng trên Hồ Tây là : đêm thanh  cảnh vắng , bốn bề lặng ngắt như tờ chỉ nghe tiếng cá " tắc " ở dưới đám rong , mấy tiếng chim kêu " oác oác" ở trong bụi niễng

????

Đó là các từ chỉ hoạt động:kêu , về.

Đó là các từ chỉ trạng thái:trong vắt,phẳng lì

Khách vãng lai đã xóa
nguyen thi mai linh
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
6 tháng 8 2017 lúc 20:03

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa."

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác ...

Mai Hà Chi
8 tháng 8 2017 lúc 13:48

Câu 3 : Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng phép tu từ:

- Ẩn dụ (cây tre ẩn dụ cho con người Việt Nam)

- Nhân hóa (trong các câu: Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm)

=> Tre ở đây như được nhân hóa có tay có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm.Trong khó khăn tre luôn luôn đoàn kết và giúp nhau ,'' tay ôm tay níu '' và gần nhau thêm ,có thể bảo vệ lẫn nhau . Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên.Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.

Mai Hà Chi
8 tháng 8 2017 lúc 13:52

Câu 1 : Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên...

#Nguồn : Bạn tham khảo nhé !


Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 0:32

a)

+ Phân tích lỗi: lỗi liên kết dẫn đến lỗi mạch lạc. Câu 1 là câu chủ đề đoạn văn, bàn về cảnh vật vắng vẻ trong bài thơ Câu cá mùa thu. Câu 2, câu 3 là câu triển khai ý câu chủ đề. Câu cuối lạc ý, nói về “nét bút của Nguyễn Khuyến” nên không thể dùng từ liên kết “bởi vậy” như là sự khái quát cho đoạn văn.

+ Sửa lỗi: Bỏ câu cuối đoạn văn hoặc viết lại câu cuối đoạn văn.

Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 0:33

b) 

Các câu văn, đoạn văn đều nói về tình cảm con người, nhưng vẫn mang lỗi:

- Ý câu đầu và câu sau không thống nhất (câu đầu nói về tình yêu đôi lứa, câu sau nói về những tình cảm khác)

- Quan hệ thay thế đại từ “họ” ở câu 2, 3 không rõ

- Một số từ ngữ diễn đạt không rõ ràng

- Sửa:

Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ nhiều nhất nhưng số bài thể hiện tình cảm khác cũng đa dạng. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu tổ ấm, cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh đồng ruộng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm, sâu sắc.

Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 0:33

c)

+ Phân tích lỗi: đoạn văn mắc lỗi về mạch lạc, lạc chủ đề. Các câu của đoạn văn hoặc các phần, các đoạn văn trong văn bản không nói về cùng một chủ đề. Câu 1 nói về “Cắm”, câu 2 nói về “trận địa đại đội 2”, câu 3 nói về “hai bố con”, câu 4 nói về “mùa thu hoạch lạc”. Có thể nói, mỗi câu trong đoạn là một chủ đề, không liên quan tới nhau.

+ Sửa lỗi: xác định chủ đề bộ phận của đoạn văn thông qua câu chủ đề, từ đó triển khai bằng các câu hướng về chủ đề đó.

Hà Quang Minh
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 20:53

a. Lỗi dùng sai từ liên kết “bởi vậy” (các câu trước không phải nguyên nhân dẫn đến kết quả mà là những luận cứ dẫn đến kết luận)

=> Sửa: “bởi vậy” thành “Quả thật”, “Qua đó”, ....

b. Lỗi thiếu tính mạch lạc: câu đầu đề cập đến “những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả” nhưng các câu văn sau đề cập đến “yêu gia đình, yêu người làng, người nước.....”

=> Sửa: bỏ “nam nữ” => Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu là những bài nhiều hơn tất cả.

c. Lỗi thiếu tính mạch lạc: các câu văn không cùng hướng đến một chủ đề

=> Sửa:

Cắm bơi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ thì mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.

Đỗ Yến Lam
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Nguyên
14 tháng 1 2017 lúc 19:19

'' Dòng sông lặng ngắt như tờ

Sao đưa thuyền chạy , thuyền chờ trăng theo ''

Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ '' Đi thuyền trên sông Đáy '' của CT.HCM , được viết vào năm 1949. Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh đẹp của dòng sống Đáy - dòng sông chiến khu Bốn câu thơ đầu tả cảnh đẹp của dòng sông Đáy, dòng sông chiến khu. Sông ‘lặng ngắt như tờ’, phong cảnh về khuya thêm ‘vắng teo’. Chỉ nghe tiếng ‘cót két’, tiếng chèo thuyền. Bút pháp nghệ thuật lấy động để tả tĩnh rất đặc sắc. Hình ảnh con thuyền, vầng trăng và ngàn sao hiện lên rất đẹp, một vẻ đẹp hữu tình thơ mộng. Con thuyền và trăng sao được nhân hóa có tâm hồn, có chuyển động. Trăng sao vằng vặc sáng. Dòng sông xanh phẳng lặng. Trăng sao chiếu xuống in bóng trên lòng sông. Phía trước, phía sau, xung quanh con thuyền đều có trăng sao. Có lúc tưởng như ‘sao đưa thuyền chạy’, có lúc lại cảm thấy ‘thuyền chờ trăng theo’. Vừa thực vừa mộng ảo . Phải có tình yêu thiên nhiên, phải có tâm hồn thi sĩ mới viết được những vần thơ đẹp như vậy. Điều ấy , cũng là minh chứng cho phong cách thơ của Bác : rất lạc quan , tin tưởng , yêu thiên nhiên , nặng lòng với Tổ quốc với Việt Nam thân yêu :)

Ly Ly Nguyễn
4 tháng 6 2017 lúc 19:44

"Dòng sông lạnh ngắt như tờ

Sao đưa thuyền chạy thuyenf chờ trăng theo"

Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ "Đi thuyền trên sông Đáy" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai câu thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Đáy. Không gian yên tĩnh, thuyền đi về tron đêm. Chỉ có dòng sông, sao, thuyền và người. "Sao đưa thuyền" và "thuyền chờ trăng" là điều không có trong thực tế nhưng là điều hoàn toàn có thực trong cảm giác con người. Thuyền chạy trên sông, người ngồi trên thuyền, chỉ thây sao, trăng là di động, Thuyền như đứng yên. Cảnh tượng ấy chẳng khác nào là người ngồi tên ô tô, xe lửa cảm thấy cảnh vật hai bên lướt nhanh qua cửa xe. Đêm yên tỉnh, mọi vật đều ngủ yên, chỉ có trăng sao cùng thức với người ngồi trên thuyền. Bác tả rất thực và rất hay. Cái hay ở đây là bằng biện pháp nhân hóa thuyền biết "chờ", sao b iết "đưa" rất hữu hình. Trăng , sao và người cùng thức, gắn bó với nhau. Đó là sự hòa quyện giữa bầu trời và mặt nước thiên nhiên và con người. Đi trong đêm, giữa dòng sông lạnh ngắt ấy nhưng con người không lẻ loi, đơn độc. Con gười có trăng sao làm bạn. Đấy chính là tư thế người làm chủ thiên nhiên. Sông nước, đất trời là bầu bạn. Sông nước, trăng sao gắn bó với người. Đó chính là tình yêu thiên nhiên của Bác. Tình yêu thiên nhiên luôn thường trực ở trong Bác. Trong bài "Cảnh khuya", Bác viết: "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa" và "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ". Trăng trong thơ Bác là bầu bạn. Bác yêu trăng, yêu cảnh đẹp. Thiên nhiên luôn gắn bó với Bác. Và, chỉ có con người gắn bó với thiên nhiên, với trăng sao mới viết nên hai câu thơ hay như vậy!